LÚA GẠO

Điều hành xuất khẩu gạo: Những thành công 2019

Cập nhật ngày: 20 | 01 | 2020

Năm 2019 bên cạnh bảo đảm an ninh lương thực trong nước và đóng góp cho những điểm sáng của bức tranh xuất khẩu, công tác xuất khẩu gạo bên cạnh duy trì “phong độ” vốn có từ nhiều năm qua đã để lại nhiều bài học thành công đặc biệt là sự phối hợp, song hành giữa cơ quan quản lý nhà nước mà trực tiếp là Bộ Công Thương và các doah nghiệp tham gia xuất khẩu gạo.

Số liệu cho thấy trong năm 2019, trong bối cảnh hoàn toàn không thuận lợi, Việt Nam đã xuất khẩu được 6,3 triệu tấn đạt kim ngạch 2,7 tỷ USD. Một trong những thành công đáng kể nhất là các cơ quan quản lý của Việt Nam mà trực tiếp là Bộ Công Thương bằng các nỗ lực của mình đã giải được bài toán thị trường tại thị trường Philippines.

Theo đó ngày 11/9/2019, Bộ Nông nghiệp Philippines khởi xướng điều tra vụ việc với lí do nhập khẩu gạo gia tăng đột biến gây thiệt hại nghiêm trọng cho nông dân Philippines, trong đó có gạo đến từ Việt Nam.

Giữa lúc đó, những dự báo ngay từ đầu năm lại cho thấy, thị trường xuất khẩu năm 2019 sẽ là một năm hết sức khó khăn, thậm chí là có thể xuất hiện nhiều gam màu xám. Nếu động thái này của này tại thị trường Philippines trở thành hiện thực, sẽ là điều hết sức bất lợi cho gạo xuất khẩu Việt Nam

Ngay sau khi nhận được thông báo của Philippines về việc khởi xướng điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và lãnh đạo Bộ Công Thương cùng các đơn vị chức năng đã chủ động cung cấp thông tin, khẩn trương trao đổi, làm việc với Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các Bộ, ngành liên quan để xây dựng phương án xử lý vụ việc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ngay trong tháng 9/2019, Bộ Công Thương có phái đoàn do Thứ trưởng Trần Quốc Khánh dẫn đầu đã sang và trực tiếp làm việc với một số cơ quan có liên quan của Philippines như Bộ Nông nghiệp, Bộ Công Thương, Ủy ban Thuế quan để bày tỏ quan điểm, ý kiến của Việt Nam đối với vụ việc.

Trên cơ sở các buổi làm việc nói trên, đúng một tháng sau, ngày 11/10/2019, Bộ Nông nghiệp Philippines (DA) đã thông báo cho phía Việt Nam, đồng thời ra thông báo công khai chấm dứt điều tra sơ bộ về việc áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm gạo nhập khẩu vào Philippines. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam, trong thời gian trước mắt, có thể tiếp tục xuất khẩu gạo sang Philippines theo cơ chế hiện hành của Philippines.

Tuy nhiên Bộ Công Thương nhận định, thị trường nước bạn vẫn có khả năng “thòng” một số biện pháp khác theo qui định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và của ASEAN để tác động vào lượng gạo nhập khẩu, do đó, Bộ Công Thương vẫn tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội Lương thực Việt Nam theo dõi sát tình hình để kịp thời ứng phó khi có tình huống mới phát sinh.

Ngay từ đầu năm 2019 đã xuất hiện nhiều tín hiệu bất lợi cho xuất khẩu gạo trong đó đáng lưu tâm nhất là Trung Quốc- một thị trường chủ lực của Việt Nam mua nhỏ giọt, các thị trường khác hầu như không có tín hiệu khả quan nào. Trước tình hình này Bộ Công Thương đã chủ động bám sát diễn tiến thị trường chủ động có các giải pháp điều hành cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo theo hướng mở. Theo đó tự do hóa thị trường tập trung, không quản lý đầu mối nữa mà các doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được các yêu cầu đêu có thể tham gia xuất khẩu bình thường. Về mặt chính sách, đã chủ động “mở” sớm Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Đặc biệt, Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị nhằm chủ đông tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo cả nước nhằm sơ kết tình hình xuất khẩu gạo cũng như nhận diện các khó khăn, thuận lợi từ đó đưa ra giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo.

Theo các chuyên gia, những năm gần đây, nhiều nước tiêu dùng, nhập khẩu gạo đã có những sự thay đổi sâu sắc về chính sách đối với mặt hàng lúa gạo như thực hiện thuế hóa mặt hàng gạo; thay đổi phương thức nhập khẩu gạo cho phép nhiều nguồn cung tham gia các đợt thầu G2P để có nguồn cung gạo với giá cạnh tranh và chất lượng cao hơn.

Cùng đó các nước nhập khẩu cũng nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất trong nước hướng đến tự chủ về lương thực. Các nước sản xuất tập trung tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, điều kiện canh tác để sản xuất gạo có chất lượng và có thương hiệu. Các động thái và tình hình trên đã làm gia tăng lượng cung gạo toàn cầu, tăng tồn kho tại các nước xuất khẩu và làm thay đổi sâu sắc quan hệ cung - cầu theo hướng thị trường thuộc về người mua.

Trước xu thế toàn cầu trên, Chính phủ, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan trong thời gian qua đã nỗ lực triển khai các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam, mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần tiêu thụ hết lúa gạo cho người nông dân. 3 chính sách lớn đã được ban hành là Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030; Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Nghị định quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Đặc biệt ngày 15/8/2018, Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo được ban hành thay thế Nghị định số 109/2010/NĐ-CP. Có thể nói Nghị định 107 thể hiện tư duy quản lý mới theo hướng giảm đáng kể chi phí gia nhập thị trường cho thương nhân, tạo động lực giải phóng mạnh mẽ năng lực kinh doanh thương mại, năng lực thị trường, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân.

Nghị định số 107/2018/NĐ-CP cũng bổ sung, điều chỉnh nhiều quy định về hợp đồng tập trung, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả các quy định về cơ chế hợp đồng tập trung, thúc đẩy xuất khẩu gạo.

Theo Báo Công thương

TIN TỨC KHÁC

Nhan nhản 'gạo ST ngon nhất thế giới'

20-1-2020

Cho đến những ngày giáp tết, khắp các tỉnh miền Tây đến TP.HCM sức hút gạo ST24 và ST25 ngon nhất thế giới vẫn chưa dứt.

Cuộc chiến trên thị trường xuất khẩu gạo: Trung Quốc đang dần thế chân Ấn Độ tại châu Phi

15-1-2020

Khi người mua trở thành người bán, Ấn Độ - nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới - có thêm một đối thủ mới trên thị trường quốc tế. Từ các nhà hoạch định chính sách tại Udyog Bhawan tới những nhà xuất khẩu gạo xay xát hàng đầu đều cẩn trọng dõi theo Trung Quốc, với những lô gạo đang được đưa vào thị trường châu Phi, vốn được Ấn Độ thống trị.

Campuchia dự kiến xuất khẩu 1 triệu tấn gạo trong ba năm tới

14-1-2020

Theo nhận định của Chủ tịch Liên đoàn gạo Campuchia (CRF) Song Saran, ngành gạo của quốc gia Đông Nam Á đang phải đối mặt với thách thức trong việc củng cố chất lượng của gạo thơm.

Quy chuẩn canh tác bền vững SRP cho lúa gạo Việt Nam

14-1-2020

Quy chuẩn canh tác lúa gạo bền vững được thành lập với trên 100 thành viên đại diện cho chính phủ các nước trồng lúa bao gồm Việt Nam.

Khó quản lý lúa giống ở ĐBSCL

13-1-2020

Ông Nguyễn Văn Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV An Giang cho biết, hiện nay việc kiểm tra và quản lý chất lượng lúa giống vô cùng khó khăn.

Thương mại gạo châu Á ảm đạm tuần qua vì thị trường nghỉ đón năm mới

8-1-2020

Giá gạo xuất khẩu Ấn Độ tăng nhẹ trong tuần này vì đồng rupee mạnh và giá lúa địa phương hơn, trong khi thương mại vẫn mỏng tại các trung tâm xuất khẩu bởi mùa lễ hội.

Xuất khẩu gạo Pakistan đạt kỉ lục trong 2018 - 2019

6-1-2020

Hệ thống thông tin nông nghiệp toàn cầu world-grain trích dẫn báo cáo từ Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết xuất khẩu gạo của Pakistan duy trì ổn định vì đồng tiền nội địa tiếp tục trượt giá so với USD.

Kết thúc 2019 ảm đạm, thị trường gạo đón năm mới với các dự báo lạc quan

7-1-2020

Năm 2019, chịu ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu ảm đạm, thị trường gạo Việt Nam cũng không mấy khả quan dù khối lượng xuất khẩu tăng, nhưng giá trị lại biến động theo chiều hướng ngược lại.

Hơn 180 thương nhân đủ điều kiện xuất khẩu gạo

6-1-2020

Những bước tiến mới về thể chế theo hướng mở đã nâng tổng số thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo lên 182.

Giá xuất khẩu gạo Thái Lan tăng do đầu cơ tích trữ

2-1-2020

* Việc thu mua đầu cơ dự trữ đã khiến giá xuất khẩu Thái Lan tăng lên * Nhu cầu đối với gạo Ấn Độ ổn định trong bối cảnh lượng thu hoạch đang ở mức cao * Xuất khẩu gạo Việt Nam hiện ở mức 355- 360 USD/tấn * Bangladesh đang cố gắng đạt được các thỏa thuận mua bán ngoại thương

Indonesia sẽ xuất khẩu gạo trong năm 2020

2-1-2020

Indonesia có kế hoạch xuất khẩu gạo vào năm 2020 thay vì là nhà nhập khẩu ròng, trang world-grain trích dẫn từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết.

Đồng Tháp: Kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 115 triệu USD

2-1-2020

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu gạo của tỉnh Đồng Tháp đạt khoảng 246.107 tấn gạo, với kim ngạch 115 triệu USD (đạt 91% chỉ tiêu kế hoạch năm 2019).