CÀ PHÊ

USDA: Dự báo thị trường cà phê Brazil và Ấn Độ năm 2019/20

Cập nhật ngày: 11 | 12 | 2019

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng cà phê Brazil năm 2019/20 dự kiến giảm xuống còn 58 triệu bao.Trong khi sản lượng cà phê của Ấn Độ cũng được dự báo giảm nhẹ xuống còn 5,16 triệu bao (tương đương 309.600 tấn). Chính phủ Ấn Độ không dự trữ bất cứ lượng cà phê nào mà tất cả đều thuộc về sở hữu của nhà sản xuất hoặc thương nhân, theo trang Kinh tế và Tiêu dùng.

Trích dẫn thông tin từ nguồn này, sản lượng cà phê của Brazil trong năm 2019/20 được dự báo sẽ điều chỉnh xuống còn 58 triệu bao (loại 60 kg), do sản lượng thấp hơn so với dự kiến trước đây ở các vùng trồng cà phê arabica. Ước tính xuất khẩu cà phê sau khi khai thác giảm xuống 35,32 triệu bao do nguồn cung cà phê có thể thấp hơn.
Ngành công nghiệp cà phê hòa tan Brazil dự kiến sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ Hiệp định thương mại tự do (FTA) được kí kết vào tháng 6 năm ngoái bởi Liên minh châu Âu (EU) và Cộng đồng thị trường Nam Mỹ (Mercosur).
Hiệp hội Công nghiệp hòa tan Brazil (ABICS) dự báo doanh số tăng 35% sau khi thuế nhập khẩu được gỡ bỏ theo giai đoạn 5 năm của FTA.
Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Cung ứng (MAPA) đã can thiệp thành công đối với ngành cà phê và chính phủ Brazil đã thiết lập Hội đồng Cố vấn Chính sách Cà phê (CDPC) đưa ra các chính sách cho ngành.
Ước tính lượng cà phê của Brazil trong kho năm 2019/20 ở mức 1,38 triệu bao, giảm 783.000 bao so với mùa trước do lượng cà phê có sẵn trong mùa hiện tại thấp hơn.
Sản lượng cà phê Ấn Độ năm 2018/19 giảm xuống còn 5,16 triệu bao (loại 60kg) do thời tiết bất lợi. Những cơn mưa lớn của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc dẫn đến năng suất thấp hơn cho vụ mùa cà phê arabica.
Dự báo xuất khẩu sau khi được điều chỉnh giảm 2% xuống còn 5,71 triệu bao (loại 60kg) vì giá cà phê Ấn Độ cao hơn đáng kể so với các nước khác trên thị trường thế giới.
Năm 2019/20, USDA dự báo sản lượng cà phê của Ấn Độ giảm nhẹ xuống còn 5,16 triệu bao (tương đương 309.600 tấn). Ước tính sản lượng cà phê arabica ở mức 1,25 triệu bao (75.000 tấn) và cà phê robusta ở mức 3,91 triệu bao (234.600 tấn).
 
Chính phủ Ấn Độ không dự trữ bất cứ lượng cà phê nào mà tất cả đều thuộc về sở hữu của nhà sản xuất hoặc thương nhân. Theo dữ liệu của Ban cà phê Ấn Độ, giá bán tại trang trại trong nước vẫn cao hơn nhiều so với năm ngoái.
Mặc dù nông dân dự đoán giá cao hơn dự kiến, nhưng có chính phủ nước này khuyến khích nên hạn chế dự trữ quá cao vì sản lượng ở các nước sản xuất lớn khác có thể sẽ khiến giá quốc tế giảm xuống, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trong nước.
 

 

Nguồn: VITIC/Reuters

TIN TỨC KHÁC

Cà phê Châu Á: Nông dân Việt Nam hạn chế bán ra do giá thấp

10-12-2019

Nông dân Việt Nam đã găm cà phê trong tuần này do giá thấp, trong khi hoạt động tại Indonesia vẫn yếu do thiếu nguồn cung.

Cà phê Châu Á: Việt Nam giao dịch chậm do giá thấp, Indonesia trầm lắng

9-12-2019

Các thị trường xuất khẩu cà phê hàng đầu châu Á giao dịch trầm lắng, giá tại Việt Nam đang giảm do giá thế giới thấp trong khi vụ thu hoạch chính của Indonesia đã kết thúc và dự trữ giảm.

60% người Sài Gòn ra đường là uống cà phê

25-12-2019

Cà phê và trà là hai lựa chọn phổ biến nhất của người dân ở TP HCM, mỗi thứ chiếm 1/4 tổng số dịp uống trong một tuần. Trong đó, cà phê được lựa chọn uống đến 60% tại nhà, 40% khi ra bên ngoài trong một tuần.

Lâm Đồng: Trồng và làm ra thứ cà phê "độc, lạ" bán 500 ngàn/ký

6-12-2019

Với cách trồng, chế biến "độc đáo, lạ" thứ cà phê Robusta, ông Trịnh Tấn Vinh (56 tuổi, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã nâng cao được giá trị của hạt cà phê lên gấp 15 lần so với cách làm thông thường của người dân địa phương. Với giá 500.000 đồng/ký cà phê do ông Vinh làm ra có thể coi là chuyện cực kỳ hiếm có hiện nay.

Đồng Nai thu hẹp dần diện tích cà phê

5-12-2019

Vụ thu hoạch năm nay, giá cà phê đứng ở mức thấp ngay từ đầu vụ, chỉ từ 29-31 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, nông dân thu không đủ bù chi. Vài năm trở lại đây, lợi nhuận từ cây cà phê mỗi năm mỗi thấp khiến nông dân phải chặt bỏ dần cây trồng đang ngày càng kém hiệu quả này.

CÀ PHÊ ĐỨNG TRƯỚC NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

3-12-2019

Gần 70% các giống cà phê hoang dã có thể bị tuyệt chủng, 10% sẽ biến mất trong một thập kỷ tới do biến đổi khí hậu, nạn phá rừng và các sự kiện bất lợi khác.

Cà phê Việt ngon số 1 thế giới bị ruồng bỏ

1-12-2019

Đã đến lúc cần tìm giải pháp hiệu quả để giúp nông dân trồng cà phê Arabica có thu nhập ít nhất cũng bằng các loại cây khác.

Thêm mùa cà phê kém vui

28-11-2019

BP - Bước vào vụ thu hoạch, giá cà phê khô đạt 30 ngàn đồng/kg, còn tươi chỉ 5.000 đồng/kg, thấp hơn 5-10 ngàn đồng/kg so với những vụ mùa trước. Nỗi lo giá cả và khan hiếm nhân công thu hái đang khiến người trồng cà phê trong tỉnh kém vui...

Giải pháp đưa cà phê Việt vượt qua cuộc khủng hoảng về giá

26-11-2019

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê nhân đứng thứ 2 trên thế giới song thường xuyên đối mặt với những biến động thất thường.

Cùng với các loại cây dược liệu, cây cà phê được Kon Tum chọn làm cây trồng chủ lực để giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, hướng đến mục tiêu thoát nghèo bền vững.

25-11-2019

Cà phê cũng là sản phẩm tạo ra nguồn thu nhập chính cho bà con các huyện sinh sống trên địa bàn có lợi thế phát triển cà phê, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số trồng cà phê chè tại các xã vùng Đông Trường Sơn. Thời điểm này, niên vụ cà phê 2019 - 2020 đã bắt đầu nhưng giá cà phê đang ở mức rất thấp khiến bà con lo lắng.

Thuận Châu nhộn nhịp mùa thu hoạch cà phê

22-11-2019

Đến Thuận Châu những ngày này, tâm điểm cuốn hút sự chú ý của mọi người là những vườn, đồi cà phê đang vào vụ thu hoạch, cành nào cũng sai trĩu quả, đỏ mọng... Bà con nông dân đang khẩn trương thu hái, không khí thật nhộn nhịp. Những chiếc xe máy tất bật chở những bao tải cà phê đầy ắp từ trên nương xuống, chất đầy những chuyến xe của thương lái đang chờ thu mua sản phẩm.