CÀ PHÊ

Giải pháp đưa cà phê Việt vượt qua cuộc khủng hoảng về giá

Cập nhật ngày: 26 | 11 | 2019

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê nhân đứng thứ 2 trên thế giới song thường xuyên đối mặt với những biến động thất thường.

16-48-46_nguoi_dn_dk_lk_thu_hoch_c_phe
Người dân Đắk Lắk thu hoạch cà phê.

Trong vòng 3 năm qua (từ cuối năm 2016), tình hình sản xuất, kinh doanh cà phê của cả nước trong đó có tỉnh Đắk Lắk gặp nhiều thách thức khi giá cả liên tục lao dốc, kéo dài.

Trước tình hình đó, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (tổ chức xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận tập hợp và đại diện cho các cá nhân, đơn vị liên quan trong ngành cà phê hoạt động tại Đắk Lắk phối hợp tạo ra mối liên kết trong tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm cà phê nhân mang Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột, các loại cà phê có chứng nhận chất lượng cao…) đã bàn các giải pháp đưa cà phê Việt vượt qua cuộc khủng hoảng về giá.

Một trong những giải pháp đáng quan tâm tại Đại hội Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột nhiệm kỳ III (2019-2024) diễn ra cuối tuần qua qua là nâng cao chất lượng cà phê bằng cách tập trung khâu chế biến sâu, hạn chế chạy theo số lượng xuất khẩu thô. Hiện Đắk Lắk đã có hơn 150 cơ sở rang say, chế biến sâu sản phẩm cà phê mang Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột (tên gọi xuất xứ hàng hóa cho sản phẩm cà phê nhân đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp đăng bạ vào năm 2005).

Thông qua các sản phẩm cà phê chế biến sâu, người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận diện được thương hiệu cà phê Việt, tạo liên kết chuỗi sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, từ đó tạo ra giá trị gia tăng cho cà phê nhân. Cùng với việc phát triển cà phê chế biến sâu, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột còn quan tâm đến phát triển cà phê đặc sản. Thị phần cà phê đặc sản chỉ dưới 10% nhưng doanh thu chiếm tới 37% tổng doanh thu toàn ngành cà phê thế giới.

Sản phẩm cà phê Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng đã có mặt tới hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Để nâng cao thương hiệu cà phê Việt, hiệp hội đã vạch ra nhiệm vụ trong tâm trong thời gian tới là đăng ký bảo hộ thương hiệu cà phê quốc tế.

Đến nay đã có 12/17 quốc gia đồng ý bảo hộ thương hiệu “Cà phê Buôn Ma Thuột” gồm các nước Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Bỉ... Các quốc gia từ chối bảo hộ gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sỹ và Vương quốc Anh với các lý do khác nhau. Do đó, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tham vấn các chuyên gia và Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam để tìm phương thức bảo hộ khác tại các thị trường này.

Theo báo Nông Nghiệp

TIN TỨC KHÁC

Cùng với các loại cây dược liệu, cây cà phê được Kon Tum chọn làm cây trồng chủ lực để giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, hướng đến mục tiêu thoát nghèo bền vững.

25-11-2019

Cà phê cũng là sản phẩm tạo ra nguồn thu nhập chính cho bà con các huyện sinh sống trên địa bàn có lợi thế phát triển cà phê, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số trồng cà phê chè tại các xã vùng Đông Trường Sơn. Thời điểm này, niên vụ cà phê 2019 - 2020 đã bắt đầu nhưng giá cà phê đang ở mức rất thấp khiến bà con lo lắng.

Thuận Châu nhộn nhịp mùa thu hoạch cà phê

22-11-2019

Đến Thuận Châu những ngày này, tâm điểm cuốn hút sự chú ý của mọi người là những vườn, đồi cà phê đang vào vụ thu hoạch, cành nào cũng sai trĩu quả, đỏ mọng... Bà con nông dân đang khẩn trương thu hái, không khí thật nhộn nhịp. Những chiếc xe máy tất bật chở những bao tải cà phê đầy ắp từ trên nương xuống, chất đầy những chuyến xe của thương lái đang chờ thu mua sản phẩm.

Indonesia tăng sản lượng cà phê trong bối cảnh nguồn cung thế giới dư thừa

21-11-2019

Nhà sản xuất cà phê robusta thứ ba thế giới, Indonesia, đang tìm cách tăng sản lượng tại thời điểm sản xuất tăng vọt và giá cả giảm mạnh.

Xuất khẩu cà phê chế biến sang Trung Quốc tăng gấp đôi trong 9 tháng đầu năm

20-11-2019

Xuất khẩu cà phê đã qua chế biến sang Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2019 tăng 114,8% về lượng và tăng 87% về trị giá so với cùng kì năm 2018, đạt 2.378 tấn, trị giá hơn 7 triệu USD.

Khổ sở tìm người thu hái cà phê

10-11-2019

Lại một năm nữa người trồng cà phê ở huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum bước vào vụ thu hoạch với một tâm trạng không vui.

Thị trường xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm 2019

12-11-2019

9 tháng đầu năm 2019, cả nước xuất khẩu 1,27 triệu tấn cà phê, thu về gần 2,17 tỷ USD, giá trung bình 1,718 USD/tấn.

Thông tin xuất khẩu cà phê của một số nước

13-11-2019

Trong tháng 10 vừa qua, nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới - Brazil, đã xuất khẩu 3,15 triệu bao cà phê (loại 60kg), giảm so với 3,28 triệu bao một năm trước.

Cà phê Châu Á: Giá ở Việt Nam tăng, vụ thu hoạch chậm lại

15-11-2019

Tại Việt Nam giá cà phê tiếp tục phục hồi theo giá tại London và do việc thu hoạch cà phê vẫn chưa đạt mức cao.

Tình hình vĩ mô ảnh hưởng đến giá cà phê và xu hướng thị trường nửa đầu tuần qua

18-11-2019

Lượng cà phê bán ra cho niên vụ mới của Việt Nam chưa mạnh. Chuyên gia Nguyễn Quang Bình đưa ra lời khuyên không nên giữ hàng, tốt nhất tìm đỉnh, thấy có lời là bán hay chốt giá. Làm được vậy mởi giảm phần treo bán trên sàn (bán giao kho) tạo điều kiện giá thăng hoa thêm.

18-10-2019

18-10-2019

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt 1,265 triệu tấn, trị giá 2,173 tỷ USD, giảm 12,5% về lượng và giảm 20,9% về trị giá so với 9 tháng đầu năm 2018.

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê

22-10-2019

Mặc dù ngành hàng càphê có bước phát triển nhanh trong một số năm gần đây cả về diện tích và sản lượng, song lợi thế trên thị trường thế giới phần lớn vẫn thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài.

Người trồng cà phê khu vực sông Mekong chật vật với hạn hán và biến đổi khí hậu

24-10-2019

Hạn hán nghiêm trọng do biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nặng nề đến ngành cà phê ở khu vực sông MeKong và kĩ thuật canh tác thâm canh cũng là một phần vấn đề tại nơi đây.