CÀ PHÊ

Cùng với các loại cây dược liệu, cây cà phê được Kon Tum chọn làm cây trồng chủ lực để giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, hướng đến mục tiêu thoát nghèo bền vững.

Cập nhật ngày: 25 | 11 | 2019

Cà phê cũng là sản phẩm tạo ra nguồn thu nhập chính cho bà con các huyện sinh sống trên địa bàn có lợi thế phát triển cà phê, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số trồng cà phê chè tại các xã vùng Đông Trường Sơn. Thời điểm này, niên vụ cà phê 2019 - 2020 đã bắt đầu nhưng giá cà phê đang ở mức rất thấp khiến bà con lo lắng.

Cà phê cũng là sản phẩm tạo ra nguồn thu nhập chính cho bà con các huyện sinh sống trên địa bàn có lợi thế phát triển cà phê, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số trồng cà phê chè tại các xã vùng Đông Trường Sơn. Thời điểm này, niên vụ cà phê 2019 - 2020 đã bắt đầu nhưng giá cà phê đang ở mức rất thấp khiến bà con lo lắng.

Bà con thu hoạch cà phê

Hiện các doanh nghiệp và người dân đã bước vào vụ thu hoạch cà phê. Ở một số nơi, bà con đã chọn hái đợt quả chín bói. Tuy nhiên, giá cà phê trên thị trường trong những tuần gần đây liên tục giảm. Giá cà phê nhân xô dao động quanh mức 30,5 - 31 triệu đồng/tấn - mức giá thấp nhất trong khoảng 5 năm trở lại đây.

Thông thường, vào đầu mùa vụ thu hoạch, giá cà phê ở ngưỡng cao hơn lúc chính vụ, khoảng từ 42 - 44 triệu đồng/tấn, có khi lên tới 46 - 47 triệu đồng/tấn. Năm ngoái, thời điểm này, giá cà phê cũng xuống thấp nhưng vẫn đạt 36 - 37 triệu đồng/tấn, không thấp như năm nay. Đáng lo ngại hơn cả là năm nay, các thương lái khá dè dặt trong việc thu mua dù giá cà phê ở mức chạm đáy. Điều này khiến những hộ trồng cà phê lo lắng vì không biết lúc thu hoạch có dễ bán không, tư thương có ép giá không…

Bên cạnh nỗi lo giá giảm, người trồng cà phê niên vụ này còn lo ngại về vấn đề thuê nhân công thu hoạch. Vụ cà phê trước, giá thuê nhân công bình quân là 90.000 đồng/tạ cà phê tươi, tính hết các khoản chi phí từ tiền công, ăn uống, mua bao bạt… cũng vào gần 20 triệu đồng/héc-ta. Năm nay, với giá bán cà phê như hiện nay mà giánhân công vẫn như năm ngoái thì các chủ vườn cầm chắc thua lỗ.

Mặt khác, giá cà phê xuống thấp không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của người trồng trong vụ mùa này mà còn ảnh hưởng tới cả quyết định đầu tư cho vụ tiếp theo, bởi khác với nhiều loại cây trồng khác, cà phê là loại cây công nghiệp đòi hỏi đầu tư rất nhiều từ phân bón, công chăm sóc, tưới nước, thu hái, phơi phóng… Theo một số nông dân, nếu tình trạng giá cà phê xuống thấp tiếp tục kéo dài buộc họ sẽ phải chuyển hướng sang trồng các loại cây khác chứ không trồng cà phê.
 

Toàn tỉnh Kon Tum hiện có khoảng 21.000 héc-ta cà phê. Thời gian qua, tỉnh đã triển khai thực hiện các chính sách phát triển cây cà phê như: Chính sách phát triển cà phê chè vùng Đông Trường Sơn, chương trình tái canh cà phê, chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất của các địa phương… và đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần cải thiện đời sống cho bà con. Tuy nhiên, để giúp người trồng cà phê vượt qua giai đoạn khó khăn này, trước mắt, chính quyền và doanh nghiệp cần có ngay giải pháp hỗ trợ nông dân về vốn, đầu ra cho sản phẩm. Đồng thời, khuyến cáo bà con bình tĩnh, không nên vội vã chặt bỏ vườn cây hoặc chán nản, bỏ bê làm ảnh hưởng tới năng suất, sản lượng cà phê của vụ sau. Ngoài ra, các cấp, các ngành cũng cần có định hướng quy hoạch phát triển vùng trồng cà phê cho phù hợp để tránh tình trạng mở rộng diện tích một cách ồ ạt, đến khi mất mùa, mất giá lại phá bỏ. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng cà phê bằng cách thu hoạch cà phê đảm bảo tỷ lệ quả chín theo tiêu chuẩn, sản xuất theo phương thức an toàn được xem là một trong những giải pháp giúp tăng giá thành sản phẩm trong thời điểm cà phê đang rớt giá hiện nay.

congthuong.vn

TIN TỨC KHÁC

Thuận Châu nhộn nhịp mùa thu hoạch cà phê

22-11-2019

Đến Thuận Châu những ngày này, tâm điểm cuốn hút sự chú ý của mọi người là những vườn, đồi cà phê đang vào vụ thu hoạch, cành nào cũng sai trĩu quả, đỏ mọng... Bà con nông dân đang khẩn trương thu hái, không khí thật nhộn nhịp. Những chiếc xe máy tất bật chở những bao tải cà phê đầy ắp từ trên nương xuống, chất đầy những chuyến xe của thương lái đang chờ thu mua sản phẩm.

Indonesia tăng sản lượng cà phê trong bối cảnh nguồn cung thế giới dư thừa

21-11-2019

Nhà sản xuất cà phê robusta thứ ba thế giới, Indonesia, đang tìm cách tăng sản lượng tại thời điểm sản xuất tăng vọt và giá cả giảm mạnh.

Xuất khẩu cà phê chế biến sang Trung Quốc tăng gấp đôi trong 9 tháng đầu năm

20-11-2019

Xuất khẩu cà phê đã qua chế biến sang Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2019 tăng 114,8% về lượng và tăng 87% về trị giá so với cùng kì năm 2018, đạt 2.378 tấn, trị giá hơn 7 triệu USD.

Khổ sở tìm người thu hái cà phê

10-11-2019

Lại một năm nữa người trồng cà phê ở huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum bước vào vụ thu hoạch với một tâm trạng không vui.

Thị trường xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm 2019

12-11-2019

9 tháng đầu năm 2019, cả nước xuất khẩu 1,27 triệu tấn cà phê, thu về gần 2,17 tỷ USD, giá trung bình 1,718 USD/tấn.

Thông tin xuất khẩu cà phê của một số nước

13-11-2019

Trong tháng 10 vừa qua, nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới - Brazil, đã xuất khẩu 3,15 triệu bao cà phê (loại 60kg), giảm so với 3,28 triệu bao một năm trước.

Cà phê Châu Á: Giá ở Việt Nam tăng, vụ thu hoạch chậm lại

15-11-2019

Tại Việt Nam giá cà phê tiếp tục phục hồi theo giá tại London và do việc thu hoạch cà phê vẫn chưa đạt mức cao.

Tình hình vĩ mô ảnh hưởng đến giá cà phê và xu hướng thị trường nửa đầu tuần qua

18-11-2019

Lượng cà phê bán ra cho niên vụ mới của Việt Nam chưa mạnh. Chuyên gia Nguyễn Quang Bình đưa ra lời khuyên không nên giữ hàng, tốt nhất tìm đỉnh, thấy có lời là bán hay chốt giá. Làm được vậy mởi giảm phần treo bán trên sàn (bán giao kho) tạo điều kiện giá thăng hoa thêm.

18-10-2019

18-10-2019

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt 1,265 triệu tấn, trị giá 2,173 tỷ USD, giảm 12,5% về lượng và giảm 20,9% về trị giá so với 9 tháng đầu năm 2018.

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê

22-10-2019

Mặc dù ngành hàng càphê có bước phát triển nhanh trong một số năm gần đây cả về diện tích và sản lượng, song lợi thế trên thị trường thế giới phần lớn vẫn thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài.

Người trồng cà phê khu vực sông Mekong chật vật với hạn hán và biến đổi khí hậu

24-10-2019

Hạn hán nghiêm trọng do biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nặng nề đến ngành cà phê ở khu vực sông MeKong và kĩ thuật canh tác thâm canh cũng là một phần vấn đề tại nơi đây.

Brazil và Việt Nam củng cố vị thế trên thị trường cà phê quốc tế

26-10-2019

Việc cơ giới hóa ngày càng cao và sử dụng các công nghệ mới, Brazil và Việt Nam đang đạt mức tăng trưởng năng suất cao hơn Colombia và các đối thủ cạnh tranh khác từ Trung Mỹ và châu Phi.