CÀ PHÊ

Khổ sở tìm người thu hái cà phê

Cập nhật ngày: 10 | 11 | 2019

Lại một năm nữa người trồng cà phê ở huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum bước vào vụ thu hoạch với một tâm trạng không vui.

Cùng với năng suất sụt giảm, giá cà phê thấp, người trồng cà phê tại Kon Tum còn đang phải đối diện với một khó khăn nữa là tình trạng thiếu nhân công thu hái cà phê.

Mất gần 5 ngày đi tìm nhân công ở “chợ lao động” thu hái cà phê trên đường Hồ Chí Minh, đoạn ngã tư thuộc thôn 5, xã Hà Mòn, ông Trương Đức Sức, nhà ở tổ dân phố 2A, huyện Đăk Hà vẫn chưa thuê được lao động nào.

Ông Sức cho biết, vụ thu hoạch cà phê năm ngoái thuê nhân công đã khó, năm nay còn khó hơn: “Cà phê đã chín được 70, 80% nhưng nhân công lao động ít quá. Người trồng cà phê lại nhiều nên tôi càng khó thuê được lao động. Cà phê năm nay lại mất mùa, mất giá”.

Khổ sở tìm người thu hái cà phê - Ảnh 1.

Tìm nhân công ở chợ lao động thu hái cà phê.

Do tính chất mùa vụ cộng với khan hiếm lao động, nhiều chủ vườn cà phê ở huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đang bị nhân công “làm giá”. Chị Văn Thị Hoài, nhà ở thôn 5, xã Đăk Mar ngán ngẩm, cả tuần tìm người làm ở “chợ lao động” mà chưa nhóm nào đồng ý trong lúc 1ha cà phê của gia đình quả đã chín trên cây.

“Sáng nào tôi cũng trực chờ ở đây đây. Tìm được người hái rồi, họ lại không chịu. Họ đòi giá cao, đòi có chỗ ở, nhà có điện đài, điện nước đầy đủ tiện nghi. Họ thích thì hái không thích thì về”, chị Hoài cho biết.

Dẫu bực bội trong lòng nhưng các chủ vườn cà phê ở huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum vẫn phải nhẹ nhàng chiều người lao động. Cùng với tiền thuê thu hái cho mỗi tạ cà phê tươi 80-90.000 đồng, chủ vườn còn phải bồi dưỡng cơm nước, có “rượu giải mỏi” sau mỗi ngày làm việc và hỗ trợ tiền xăng xe cho lao động. 

Có nhóm lao động còn đòi hỏi chủ nhà phải lắp đặt wifi phục vụ nhu cầu giải trí và kết nối mạng xã hội.

Khổ sở tìm người thu hái cà phê - Ảnh 2.

Cà phê chín rục trên cây mà chưa có lao động thu hoạch.

Ông Đoàn Văn Bình, Phó Giám đốc Công ty cà phê Đăk Uy, trụ sở ở xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà, doanh nghiệp có gần 400ha cà phê nói: “Do tính thời vụ này người lao động người ta đến hái cho mình người ta cũng ép giá. 

Đầu vụ có 75.000 đồng một tạ nhưng bây giờ 80.000 đồng, rồi 90.000 đồng, ép lên 100.000 đồng. Không nâng giá họ đi nơi khác. Trong tình huống tính thời vụ buộc phải chiều theo người người ta đi hái cà phê cho mình”.

Khổ sở tìm người thu hái cà phê - Ảnh 3.

Một nhân công đang thu hái cà phê cho một chủ vườn ở xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà.

Là vùng trọng điểm sản xuất cà phê của tỉnh Kon Tum, với hơn 9.000ha cà phê đang kinh doanh khai thác, vụ thu hoạch năm nay huyện Đăk Hà cần hàng nghìn nhân công thu hoạch quả.

Theo chính quyền và người trồng cà phê ở địa phương này, nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nhân công trong vụ thu hoạch năm nay là do nguồn lao động từ một số tỉnh phía Bắc vào, hay từ Quảng Nam, Quảng Ngãi lên giảm mạnh.

Trong khi đó, nguồn lao động tại chỗ cũng khan hiếm bởi vài năm trở lại đây lao động địa phương đã gắn bó với nhà máy, xí nghiệp và các ngành nghề khác .

Theo VOV

TIN TỨC KHÁC

Thị trường xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm 2019

12-11-2019

9 tháng đầu năm 2019, cả nước xuất khẩu 1,27 triệu tấn cà phê, thu về gần 2,17 tỷ USD, giá trung bình 1,718 USD/tấn.

Thông tin xuất khẩu cà phê của một số nước

13-11-2019

Trong tháng 10 vừa qua, nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới - Brazil, đã xuất khẩu 3,15 triệu bao cà phê (loại 60kg), giảm so với 3,28 triệu bao một năm trước.

Cà phê Châu Á: Giá ở Việt Nam tăng, vụ thu hoạch chậm lại

15-11-2019

Tại Việt Nam giá cà phê tiếp tục phục hồi theo giá tại London và do việc thu hoạch cà phê vẫn chưa đạt mức cao.

Tình hình vĩ mô ảnh hưởng đến giá cà phê và xu hướng thị trường nửa đầu tuần qua

18-11-2019

Lượng cà phê bán ra cho niên vụ mới của Việt Nam chưa mạnh. Chuyên gia Nguyễn Quang Bình đưa ra lời khuyên không nên giữ hàng, tốt nhất tìm đỉnh, thấy có lời là bán hay chốt giá. Làm được vậy mởi giảm phần treo bán trên sàn (bán giao kho) tạo điều kiện giá thăng hoa thêm.

18-10-2019

18-10-2019

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt 1,265 triệu tấn, trị giá 2,173 tỷ USD, giảm 12,5% về lượng và giảm 20,9% về trị giá so với 9 tháng đầu năm 2018.

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê

22-10-2019

Mặc dù ngành hàng càphê có bước phát triển nhanh trong một số năm gần đây cả về diện tích và sản lượng, song lợi thế trên thị trường thế giới phần lớn vẫn thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài.

Người trồng cà phê khu vực sông Mekong chật vật với hạn hán và biến đổi khí hậu

24-10-2019

Hạn hán nghiêm trọng do biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nặng nề đến ngành cà phê ở khu vực sông MeKong và kĩ thuật canh tác thâm canh cũng là một phần vấn đề tại nơi đây.

Brazil và Việt Nam củng cố vị thế trên thị trường cà phê quốc tế

26-10-2019

Việc cơ giới hóa ngày càng cao và sử dụng các công nghệ mới, Brazil và Việt Nam đang đạt mức tăng trưởng năng suất cao hơn Colombia và các đối thủ cạnh tranh khác từ Trung Mỹ và châu Phi.

Thị trường cà phê có thể đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong thời gian tớ

27-10-2019

Hợp tác xã trồng và xuất khẩu cà phê lớn nhất Brazil cho biết họ đã cạn kiệt nguồn cung cho các đơn đặt hàng mới, trái ngược với dự báo nguồn cung dồi dào đẩy giá xuống mức thấp nhất 13 năm.

Ethiopia tăng cường xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc

29-10-2019

Ethiopia đang tập trung khai thác tiềm năng từ thị trường Trung Quốc cho sản phẩm cà phê hữu cơ, theo ông Tatek Girma, Giám đốc Phát triển và Xúc tiến Thị trường tại Cơ quan Cà phê và Trà Ethiopia (ECTA).

Tái canh cà phê còn nhiều thách thức

31-10-2019

Sau một thời gian thực hiện, chương trình tái canh cà phê đã mang lại nhiều kết quả tốt, năng suất, sản lượng tăng rõ rệt.

Xuất khẩu cà phê Ấn Độ giảm năm thứ hai liên tiếp

1-11-2019

Vì sản lượng cà phê năm 2019 - 2020 thấp hơn, các nhà xuất khẩu cà phê không đủ nguồn cung sẵn có và phải tập trung vào việc duy trì doanh số bán hàng tại châu Âu nhằm giữ thị phần.