LÚA GẠO

Thách thức gia tăng với xuất khẩu gạo Ấn Độ từ các đối thủ châu Á

Cập nhật ngày: 17 | 10 | 2019

Các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ tiếp tục đối mặt với mối đe dọa từ các đối thủ châu Á, như Pakistan và Thái Lan, ngay cả khi sản lượng lúa trong nước mùa vụ kharif (vụ chính) 2018 - 2019 ước tăng 2,5% lên hơn 115 triệu tấn.

Thiếu chính sách dài hạn phù hợp

Việc thiếu chính sách xuất khẩu gạo dài hạn cùng với sự gia tăng liên tiếp của chi phí mua sắm theo cơ chế giá hỗ trợ tối thiểu (MSP) đã khiến xuất khẩu gạo, đặc biệt là gạo non-basmati, trở nên không cạnh tranh.

Trong vài năm qua, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam đã nổi lên như những người chơi mạnh mẽ ở khu vực châu Á và châu Phi.

Ấn Độ dự kiến sẽ chứng kiến sự sụt giảm trong xuất khẩu gạo non-basmati trong năm nay ngay cả khi xuất khẩu gạo basmati được dự báo tăng trưởng, mặc dù với tốc độ chậm hơn.

Trong một kịch bản đầy thách thức như vậy, Ai Cập, Trung Quốc, Mexico, Malaysia, Indonesia và Philippines có thể là điểm đến mới tiềm năng cho gạo Ấn Độ, theo bản cập nhật thị trường của Cogoport, nền tảng marketplace hậu cần trực tuyến hàng đầu Ấn Độ.

Theo một báo cáo, sản lượng gạo toàn cầu dự kiến sẽ giảm, vì dự báo mùa vụ ở Mỹ, Triều Tiên và Thái Lan giảm.

"Giá hỗ trợ tối thiểu (MSP) đối với gạo đã tăng, khiến giá gạo xuất khẩu không cạnh tranh so với từ Việt Nam, Thái Lan và Pakistan", ông Devendra Vora, một thương nhân có trụ sở tại Mumbai (Ấn Độ) trao đổi với Business Standard

Theo ông, việc thiếu khung chính sách phù hợp là nguyên nhân dấn tới sự cản trở tiềm năng tăng trưởng cao của xuất khẩu gạo, mặc dù sản lượng lúa trong nước vẫn tiếp tục tăng hàng năm, ngoài việc chính phủ duy trì dự trữ ngũ cốc lương thực mạnh mẽ cho hệ thống phân phối công cộng và lí do an ninh lương thực. 

1567879382-3905

Ảnh: Business Standard.

Vấn đề thanh khoản

Nikhil Singh, Giám đốc điều hành của công ty Rajputana Rice, cho biết ngoài việc cạnh tranh ngày càng tăng từ gạo chất lượng cao nhưng rẻ hơn có nguồn gốc từ Pakistan và Thái Lan, thanh khoản là một vấn đề, vì đôi khi các khoản thanh toán phải mất hàng tháng để thực hiện. 

Rajputana vận chuyển 100 container gạo đến Tây Phi mỗi tháng. 

Trước đó, công ty Saya Overseas đã vận chuyển 60 - 70 container gạo mỗi tháng đến các nước châu Phi và vùng Vịnh, hiện giảm xuống còn 40 - 50. 

"Nền kinh tế đang chậm lại và có sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia khác. Pakistan, Thái Lan và Việt Nam đang đưa ra mức giá tốt hơn. Cũng có những thiệt hại vì những người vỡ nợ", Giám đốc điều hành Saya, Vishal Agrawal cho biết.

Trong khi đó, đồng sáng lập Cogoport cho biết các nhà xuất khẩu Ấn Độ phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt hơn khi Trung Quốc đã chuyển sang xuất khẩu gạo giá rẻ, trong khi thuế cao hơn đối với gạo non-basmati đe dọa những cơ hội xuất khẩu của Ấn Độ sang Bangladesh. 

Giải pháp cho thách thức ngày càng gia tăng

Ông Vishal Agrawal đề nghị các nhà xuất khẩu Ấn Độ khám phá thị trường mới như Mexico, vốn đang giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Mỹ. 

"Các quốc gia như Ai Cập, nơi có sẵn gạo giá phải chăng từ  châu Á, có thể lấp đầy khoảng trống cung trong nước cũng có thể là thị trường mới tiềm năng, trong khi những nước như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Philippines tiếp tục là nhà nhập khẩu gạo lớn và có thể trở thành mục tiêu", ông Vishal Agrawal nói. 

Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu gạo Rakesh Kumar Singh, mặc dù đóng vai trò mạnh trong xuất khẩu gạo sang Tây Phi, Ấn Độ nên nhắm vào các thị trường mới như Trung Quốc, Malaysia và Philippines. 

Để tránh những thách thức thanh toán, các nhà xuất khẩu nên yêu cầu thanh toán trước 10 - 20%, vì một số tiền trả trước sẽ khiến người mua không thất hẹn, ông nói thêm.

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

TIN TỨC KHÁC

Tăng cường năng lực cho doanh nghiệp để phát triển chuỗi lúa gạo bền vững

21-10-2019

Ngày 16-10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Tổ chức Oxfarm tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và phát triển nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo với chủ đề “Vai trò của doanh nghiệp trong phát triển chuỗi giá trị lúa gạo bền vững và toàn diện tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Nhu cầu từ châu Phi, Cuba giúp giá gạo xuất khẩu Việt Nam lên cao nhất trong hơn 4 tháng

24-10-2019

Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam đã leo lên mức cao nhất trong 4 tháng rưỡi trong tuần này nhờ nhu cầu tốt từ châu Phi và Cuba trong khi nguồn cung còn rất ít. Tại Ấn Độ, đồng rupee mạnh hơn đã giúp giá gạo phục hồi từ mức thấp trong 4 tháng.

Đề xuất tăng thuế không được xem xét, Philippines chưa áp dụng thuế bổ sung với gạo nhập khẩu

25-10-2019

Đề xuất tăng thuế đối với gạo nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp Philippines đã không được xem xét trong cuộc họp do thiếu những thông tin, số liệu đánh giá.

Campuchia dự kiến có thêm tối đa 40 doanh nghiệp được xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

25-10-2019

Trong tuần này, các nhà chức trách Trung Quốc đã đồng ý tăng tốc độ phê duyệt đơn xin xuất khẩu gạo sang thị trường lớn nhất thế giới của 40 doanh nghiệp Campuchia.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam rời đỉnh nhiều tháng vì nhu cầu yếu từ Philippines, Trung Quốc

31-10-2019

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã giảm từ mức cao nhiều tháng trong tuần này do nhu cầu yếu từ Philippines và Trung Quốc, trong khi giá gạo tại Ấn Độ duy trì ổn định khi giao dịch ảm đạm.

Xuất khẩu gạo: Đối mặt khó khăn

1-11-2019

Sản lượng xuất khẩu gạo tiếp tục tăng, nhưng kim ngạch lại giảm khá mạnh. Đây là mặt hàng xuất khẩu truyền thống, phải cạnh tranh để thay đổi, phát triển.

Nông dân trồng lúa Thái Lan khốn đốn vì đồng baht mạnh

1-11-2019

Ngành gạo Thái Lan đang trải qua một trong những giai đoạn đau thương nhất khi đồng baht mạnh khiến xuất khẩu không thể cạnh tranh.

Philippines gỡ hạn chế đối với nhập khẩu gạo từ Thái Lan

1-11-2019

Trong tuần, ông Keerati Rushchano, Tổng thanh tra của Bộ Thương mại Thái Lan kiêm Vụ trưởng Vụ Ngoại thương của Bộ, cho biết Philippines đã hoãn triển khai một biện pháp bảo hộ nhập khẩu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến gạo Thái Lan.

Cơ hội tăng xuất khẩu gạo sang Hong Kong là hoàn toàn khả thi

5-11-2019

Việt Nam hiện là thị trường xuất khẩu gạo đứng thứ hai vào Hong Kong, chỉ sau Thái Lan. Đặc biệt tiềm năng xuất khẩu vẫn còn rất lớn khi gạo Việt đang được khá ưa chuộng tại thị trường này.

Bộ trưởng NN&PTNT: 'Gạo phải trở thành thực phẩm, dược phẩm'

6-11-2019

Sáng ngày 6/11, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường đã bắt đầu trả lời chất vấn từ các đại biểu Quốc hội.

Philippines sẽ kiểm soát chặt tiêu chí kĩ thuật về chất lượng gạo nhập khẩu?

7-11-2019

Đây được xem là một cách hạn chế nhập khẩu gạo tăng vọt trong những tháng gần đây.

Xuất khẩu gạo Thái Lan chờ tin vui từ thị trường Iraq

8-11-2019

Giá gạo xuất khẩu Thái Lan ít thay đổi trong tuần nay, nhưng các thương nhân hi vọng thỏa thuận với Iraq có thể thúc đẩy xuất khẩu. Trong khi đó, việc thiếu nhu cầu và đồng rupee yếu đã gây áp lực lên giá gạo Ấn Độ.