CÀ PHÊ

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê

Cập nhật ngày: 22 | 10 | 2019

Mặc dù ngành hàng càphê có bước phát triển nhanh trong một số năm gần đây cả về diện tích và sản lượng, song lợi thế trên thị trường thế giới phần lớn vẫn thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài.

Càphê là ngành hàng quan trọng, chiếm 3% GDP cả nước, kim ngạch xuất khẩu nhiều năm nay đều trên 3 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng xuất khẩu nông sản của cả nước.

Mặc dù có bước phát triển nhanh trong một số năm gần đây cả về diện tích và sản lượng, song theo đánh giá của Bộ Công Thương, lợi thế trên thị trường thế giới phần lớn vẫn thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài có thương hiệu và tiềm lực tài chính mạnh.

Do vậy, để hướng tới mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030 cũng như nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm cafe Việt, Bộ Công Thương đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Theo đó, bên cạnh việc đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) nhằm tạo ra một khu vực thị trường rộng lớn cho ngành càphê Việt Nam, Bộ Công Thương đã chỉ đạo và hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai các chương trình liên kết ổn định, lâu dài để tiêu thụ càphê qua các hệ thống phân phối nước ngoài, góp phần đưa các sản phẩm càphê của Việt Nam thâm nhập sâu hơn, trực tiếp hơn vào thị trường nước ngoài.

Trong công tác dự báo thị trường, cơ quan này cũng đẩy mạnh các chương trình nghiên cứu, tổng hợp thông tin về thị trường, từ nhu cầu, chủng loại, quy cách, mẫu mã, cung cầu, giá cả, các chính sách quản lý xuất nhập khẩu và quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm... để cung cấp cho các Bộ, ngành, người dân và doanh nghiệp, qua đó phối hợp tổ chức sản xuất, tạo nguồn hàng đảm bảo...

Liên quan đến công tác xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu, Bộ Công Thương tiếp tục triển khai nhiều giải pháp và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, tăng cường quảng bá về sản phẩm càphê Việt Nam ở thị trường nước ngoài.

“Với các giải pháp trên hy vọng sẽ đem lại những thay đổi tích cực về mặt cơ cấu thị trường đối với các sản phẩm càphê,” đại diện Bộ Công Thương thông tin thêm.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện cả nước có gần 100 cơ sở chế biến càphê nhân, 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan và 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn.

Các sản phẩm càphê của Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu càphê nhân toàn cầu (đứng thứ 2, sau Brazil); đặc biệt, càphê rang xay và hòa tan xuất khẩu đã chiếm 9,1% thị phần, đứng thứ 5, sau Brazil, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ

 

Vietnam+/TTXVN

TIN TỨC KHÁC

Người trồng cà phê khu vực sông Mekong chật vật với hạn hán và biến đổi khí hậu

24-10-2019

Hạn hán nghiêm trọng do biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nặng nề đến ngành cà phê ở khu vực sông MeKong và kĩ thuật canh tác thâm canh cũng là một phần vấn đề tại nơi đây.

Brazil và Việt Nam củng cố vị thế trên thị trường cà phê quốc tế

26-10-2019

Việc cơ giới hóa ngày càng cao và sử dụng các công nghệ mới, Brazil và Việt Nam đang đạt mức tăng trưởng năng suất cao hơn Colombia và các đối thủ cạnh tranh khác từ Trung Mỹ và châu Phi.

Thị trường cà phê có thể đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong thời gian tớ

27-10-2019

Hợp tác xã trồng và xuất khẩu cà phê lớn nhất Brazil cho biết họ đã cạn kiệt nguồn cung cho các đơn đặt hàng mới, trái ngược với dự báo nguồn cung dồi dào đẩy giá xuống mức thấp nhất 13 năm.

Ethiopia tăng cường xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc

29-10-2019

Ethiopia đang tập trung khai thác tiềm năng từ thị trường Trung Quốc cho sản phẩm cà phê hữu cơ, theo ông Tatek Girma, Giám đốc Phát triển và Xúc tiến Thị trường tại Cơ quan Cà phê và Trà Ethiopia (ECTA).

Tái canh cà phê còn nhiều thách thức

31-10-2019

Sau một thời gian thực hiện, chương trình tái canh cà phê đã mang lại nhiều kết quả tốt, năng suất, sản lượng tăng rõ rệt.

Xuất khẩu cà phê Ấn Độ giảm năm thứ hai liên tiếp

1-11-2019

Vì sản lượng cà phê năm 2019 - 2020 thấp hơn, các nhà xuất khẩu cà phê không đủ nguồn cung sẵn có và phải tập trung vào việc duy trì doanh số bán hàng tại châu Âu nhằm giữ thị phần.

Xuất khẩu cà phê của Uganda tăng 16% trong niên vụ 2019 - 2020

3-11-2019

Xuất khẩu cà phê của Uganda niên vụ 2019 - 2020 dự kiến cao hơn khoảng 16% so với giai đoạn trước, nhờ thời tiết thuận lợi và diện tích trồng mở rộng.

Cà phê cần một cơ chế để bình ổn giá

5-11-2019

Hàng hóa luôn có xu hướng biến động dựa trên sự thay đổi cơ bản về cung và cầu. Tuy nhiên, những gì chúng ta đang thấy trong ngành cà phê là sự tương tác phức tạp của các yếu tố đe dọa sự bền vững của ngành, những nông dân có sinh kế phụ thuộc vào nó và sự đa dạng của các loại cà phê.

Brazil sẽ sớm vượt Việt Nam thành nước xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới?

6-11-2019

Thời gian gần đây lượng cà phê robusta của Brazil được đẩy mạnh vào thị trường châu Âu. Cục Xuất nhập khẩu nhận định rằng đây là hiện tượng bất thường và rất có thể nước này sẽ sớm thay thế Việt Nam trở thành nguồn cung cà phê robusta lớn nhất thế giới.

hông tin xuất khẩu cà phê của một số nước trong tháng 10/2019

8-11-2019

- Trong tháng 10 vừa qua, nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới - Brazil, đã xuất khẩu 3,15 triệu bao cà phê (loại 60kg), giảm so với 3,28 triệu bao một năm trước.

Giá cà phê hôm nay 15/10: Bất ngờ tăng trở lại sau nhiều ngày trầm lắng

15-10-2019

Giá cà phê hôm nay ở khu vực Tây Nguyên tăng 300 đồng/kg, dao động trong khoảng 31.700 - 32.300 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê cao nhất ghi nhận tại Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng.

Ấn Độ rơi vào khủng hoảng cà phê do biến đổi khí hậu

15-10-2019

Những người trồng cà phê ở Karnataka và Kerala đang phải đối mặt với khủng hoảng do biến đổi khí hậu.