CÀ PHÊ

Đắk Lắk: Trồng xen mắc ca trong vườn cà phê, lãi cao

Cập nhật ngày: 02 | 09 | 2019

Ông Ngô Quang Phương, xã Cư Bao, thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk), cho biết, gia đình ông có 1 ha trồng cà phê và tiêu từ năm 1994 đến nay. Năm 2013, khi cây già cỗi, thu hoạch kém, ông thường vào mạng, tìm xem có cây gì thu nhập cao, thích hợp vùng đất đỏ Tây Nguyên thì thay thế.

Ông Ngô Quang Phương, xã Cư Bao, thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk), cho biết, gia đình ông có 1 ha trồng cà phê và tiêu từ năm 1994 đến nay. Năm 2013, khi cây già cỗi, thu hoạch kém, ông thường vào mạng, tìm xem có cây gì thu nhập cao, thích hợp vùng đất đỏ Tây Nguyên thì thay thế.

img_7741.JPG

Vợ ông Phương đang thu hái những cành mắc ca trĩu quả

 

Một lần, ông tình cờ gặp được cây mắc ca, mọi người thường gọi là cây “tỷ đô”, do chưa biết là cây gì, ông phải mua tài liệu về xem. Sau đó, gọi điện cho người để lại số điện thoại trên mạng, và ông đã gặp ông Hoàng Tùng, Giám đốc Công ty Vinamacca, chuyên sản xuất cây giống mắc ca, cung cấp cho cả nước.

Sau khi tìm hiểu kỹ về cây giống, xin thêm tài liệu của Công ty về xem, ông quyết định mua 300 cây mắc ca, với giá 75.000 đồng/cây, ngay trong năm 2013.

Nhờ có giống tốt, năm 2016, một số cây đã cho quả bói, thu nhập lứa đầu tiên được trên 20 kg; năm 2017, đã tăng lên 200 kg. Năm 2018, vườn mắc ca đã ra quả đồng loạt, và thu hoạch được 1 tấn quả.

Năm 2019, đầu mùa dự trù 2 tấn quả, song chỉ thu được 1,5 tấn. Nguyên nhân, do khi cây ra hoa gặp đợt nắng nóng dữ dội, hoa hỏng hết, nên giảm số lượng quả. Đây cũng là tình hình chung của bà con cả nước, không riêng gia đình ông.

“Hiện, đầu ra của cây mắc ca đang rộng mở, cung chưa đủ cầu, làm ra bao nhiêu hết bấy nhiêu. Từ năm 2018 đến nay, giá bản lẻ đi T.p Hồ Chí Minh, Hà Nội 280.000 đồng/kg, đến Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi, không còn hàng để bán.

Theo đó, đất Tây Nguyên rất thích hợp với cây mắc ca, người dân cũng biết đến cây ngày càng nhiều. Đặc biệt, khi mắc ca thu hoạch ổn định, gia đình sẽ loại bỏ dần 600 trụ tiêu và 1.000 cây cà phê.

Một phần do cây già cỗi, kém hiệu quả, nhưng cái chính là mắc ca cho thu nhập cao hơn nhiều so 2 loại cây trên. Hiện, cà phê, tiêu, giá quá thấp, chỉ còn 30.000 đồng/kg cà phê, và 40.000 đồng/kg hồ tiêu.

Nếu sau này, khi bà con trồng nhiều, giá hạ xuống, vẫn thu nhập cao hơn so với cà phê và hồ tiêu, do mắc ca là cây cổ thụ, có tuổi đời từ 60 – 80 năm tuổi. 

Nhất là những năm sau, cây chỉ việc thu hoạch, cây càng lớn càng nhiều quả, không phải chăm sóc gì, công việc do 2 vợ chồng đảm nhận, các con đã ra ở riêng, nhưng vườn vẫn xanh tốt và thu nhập ngày càng cao” – ông Phương chia sẻ.

theo https://kinhtenongthon.vn

TIN TỨC KHÁC

Tái canh giúp 'ghi điểm' về tiêu chuẩn cà phê đặc sản

13-9-2019

Tái canh cà phê ở Tây Nguyên là cơ hội để thay đổi giống cũ bằng giống mới với nhiều điểm ưu việt như năng suất cao, chất lượng tốt...

Cuối niên vụ cà phê 2018 - 2020, doanh nghiệp 'vật lộn' vì nông dân găm hàng không muốn bán

12-9-2019

Một số doanh nghiệp gặp khó khăn thu mua cà phê để xuất khẩu do người dân không muốn bán trong bối cảnh giá vẫn ở thấp.

Việt Nam và Brazil vẫn củng cố vị thế hàng đầu trên thị trường thế giới

9-10-2019

Tại bang Sao Paulo (Brazil), một cỗ máy thu hoạch khổng lồ đang băng qua vườn cà phê ông Julio Rinco, che lấp toàn bộ thân cây và lắc mạnh để hạt cà phê rơi xuống băng tải của cỗ máy. Máy thu hoạch cà phê tự động này là một trong những sáng kiến giúp giảm chi phí sản xuất của ông Rinco xuống mức mà ít người chủ đồn điền nào đang sử dụng các phương pháp thu hoạch thâm dụng lao động truyền thống có thể sánh được.

Cà phê Châu Á: Giá tại Việt Nam ổn định trong tuần, vụ mùa cà phê không bị lũ lụt tác động xấu

7-10-2019

Tại Việt Nam, giá cà phê nội địa của Việt Nam không thay đổi so với tuần trước trong bối cảnh hoạt động buôn bán trầm lắng, trong khi những trận mưa lớn gần đây tại khu vực trồng cà phê lớn nhất nước này không gây thiệt hại cho mùa màng.

Sản lượng cà phê Tanzania tăng gấp đôi trong niên vụ 2018 - 2019

4-10-2019

Sản lượng cà phê Tanzania đã tăng gần gấp đôi nhờ thời tiết thuận lợi và bùng nổ sản xuất trong niên vụ 2018 - 2019.

Công ty CCL muốn giành thị phần ngành cà phê hòa tan Ấn Độ

3-10-2019

Nhà sản xuất cà phê hòa tan lớn nhất thế giới, CCL Products, có kế hoạch tăng cường tập trung vào thị trường Ấn Độ, nhắm tới một thị phần lớn của thị trường nội địa nhưng mới chỉ đóng góp 7% vào tổng doanh thu. Công ty đã báo cáo doanh thu 1.100 crore rupee vào năm 2018 và có 2 cơ sở sản xuất ở Ấn Độ cùng với 2 cơ sở lần lượt tại Việt Nam và Thụy Sĩ.

Nông dân mong đạo luật cà phê mới sẽ được sửa đổi

1-10-2019

Dự luật cà phê quốc gia của Uganda được đề xuất 2018 tuy nhiên đến thời diểm hiện tại vẫn gây ra nhiều tranh cãi từ các bên liên quan trong ngành cà phê.

Xuất khẩu cà phê Brazil lên cao nhất 5 năm vào tháng 7

30-9-2019

Xuất khẩu cà phê của Brazil đã tăng 28,2% so với năm ngoái lên 3,2 triệu bao 60 kg trong tháng 7, mức tốt nhất của tháng trong 5 năm.

Chuỗi cà phê Nhật muốn hút khách của Starbucks, trận chiến cà phê nóng lên ở Châu Á

28-9-2019

Các chuỗi cửa hàng cà phê đặc sản tại Nhật Bản đang đẩy mạnh việc thâm nhập vào thị trường châu Á với tham vọng đánh bại các ông lớn trong ngành như Starbucks tại khu vực này bằng chất lượng dịch vụ và sản phẩm.

Giá cà phê lao dốc khiến Kenya thiệt hại 29 triệu USD

27-9-2019

Thu nhập từ cà phê của Kenya dự kiến sẽ giảm 3 tỉ KES (khoảng hơn 29 triệu USD) trong năm 2019 do nguồn cung dồi dào trên thị trường toàn cầu.

Thương nhân lo lắng khi sản lượng cà phê chất lượng cao của Brazil giảm

25-9-2019

Sản lượng cà phê chất lượng cao của Brazil giảm mạnh trong năm nay, dù vụ mùa bội thu vì thời tiết trước thu hoạch bất thường, ảnh hưởng đến những thương nhân kinh doanh cà phê.

Luật mới về cà phê Kenya có hiệu lực, lãnh đạo các quận chịu giám sát

23-9-2019

Trong Qui định về thu hoạch cà phê năm 2019, chính quyền các quận sẽ đảm nhận hầu hết vai trò trước đây của Cơ quan lương thực nông nghiệp Kenya (AFA) gồm việc cấp giấy phép xay xát và tiếp thị.