CÀ PHÊ

Chuỗi cà phê Nhật muốn hút khách của Starbucks, trận chiến cà phê nóng lên ở Châu Á

Cập nhật ngày: 28 | 09 | 2019

Các chuỗi cửa hàng cà phê đặc sản tại Nhật Bản đang đẩy mạnh việc thâm nhập vào thị trường châu Á với tham vọng đánh bại các ông lớn trong ngành như Starbucks tại khu vực này bằng chất lượng dịch vụ và sản phẩm.

Sarutahiko Coffee dự kiến sẽ mở tại Thái Lan và Hong Kong trong đầu năm sau với sự trợ giúp của tập đoàn Mitsubishi Corp. Hiện tại, Mitsubishi Corp, đang chiếm gần 15% (tương ứng với 4.6 triệu USD) cổ phần của Sarutahiko Coffee, theo Nikkei Asia Review. Sarutahiko Coffee có 16 cửa hàng bao gồm ba cửa hàng tại Đài Loan và số còn lại ở Tokyo. Công ty dự định nâng số lượng cửa hàng của mình lên 30 trong vòng 3 năm tới, với đích nhắm là thị trường châu Á. Mức giá ở thị trường nước ngoài có thể cao hơn so với giá trung bình ở Nhật Bản là 500 yen/cốc.

Ở một diễn biến khác, công ty Doutor Nichires Holdings dự định mở rộng chuỗi cà phê Hoshino Coffee ở thị trường Đài Loan trong năm tài khóa 2020. Chuỗi cà phê này đang rất mạnh ở Singapore, chiếm 10 trong tổng số 14 cửa hàng ở thị trường nước ngoài.  Ngoài ra, Hoshino Coffee đã có mặt tại Malaysia và Indonesia. "Công ty sẽ sớm có lãi", ông Masanori Hoshino, chủ tịch Hoshino Coffee nói. 

Thế hệ Y và những thế hệ khác ở khu vực Đông Nam Á là những khách hàng chiếm số lượng đông đảo trong văn hóa uống cà phê. Starbucks đang vận hành tới hơn 1.000 cửa hàng tại khu vực này trong đó có Thái Lan vá Malaysia. True Coffee đang có hơn 100 cửa hàng ở Thái Lan, Trung Nguyên, thương hiệu hàng đầu ở Việt Nam đang có lượng phan đông đảo trong nước.

Ông Tomoyuki Otsuka, chủ tịch đồng thời là CEO của Sarutahiko cho biết: "Những khách hàng thường xuyên sử dụng sản phẩm của Starbucks cũng sẽ sẵn sàng đón nhận dịch vụ theo phong cách Nhật Bản". Dịch vụ nói đến ở đây là chú trọng đến từng chi tiết nhỏ, từ rang hạt đến kỹ năng pha chế.

Thị trường cà phê tại Singapore, Indonesia và bốn thị trường khác dẫn đầu tại Đông Nam Á dự kiến kiến sẽ tăng từ 6,3 tỉ USD lên 7,2 tỉ USD vào năm 2023, theo tổ chức Euromonitor International.

Nhận thức việc đảm bảo lợi ích của người nông dân và việc canh tác cà phê bền vững công ty Komeda Holdings, chủ sở hữu chuỗi cà phê Komeda's Coffee, đã bắt đầu mua cà phê từ trung tâm giao dịch nông sản của Singapore là Olam International.  Hiện tại, Olam xếp loại hạt cà phê dựa trên khả năng truy suất nguồn gốc và năng lực phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vào tháng 6, Komeda liên kết vốn với Mitsubishi, đẩy mạnh bán hàng cà phê có truy xuất nguồn gốc.

 

Theo standardmedia.co.ke

TIN TỨC KHÁC

Giá cà phê lao dốc khiến Kenya thiệt hại 29 triệu USD

27-9-2019

Thu nhập từ cà phê của Kenya dự kiến sẽ giảm 3 tỉ KES (khoảng hơn 29 triệu USD) trong năm 2019 do nguồn cung dồi dào trên thị trường toàn cầu.

Thương nhân lo lắng khi sản lượng cà phê chất lượng cao của Brazil giảm

25-9-2019

Sản lượng cà phê chất lượng cao của Brazil giảm mạnh trong năm nay, dù vụ mùa bội thu vì thời tiết trước thu hoạch bất thường, ảnh hưởng đến những thương nhân kinh doanh cà phê.

Luật mới về cà phê Kenya có hiệu lực, lãnh đạo các quận chịu giám sát

23-9-2019

Trong Qui định về thu hoạch cà phê năm 2019, chính quyền các quận sẽ đảm nhận hầu hết vai trò trước đây của Cơ quan lương thực nông nghiệp Kenya (AFA) gồm việc cấp giấy phép xay xát và tiếp thị.

Chuyên gia cà phê Mỹ tìm hiểu về cà phê Mindanao

21-9-2019

Các chuyên gia của tổ chức Nghiên cứu Cà phê Thế giới (WCR), với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Quốc tế về Phát triển Nông nghiệp có trụ sở tại Mỹ (ACDI), đang nghiên cứu chất lượng của hạt cà phê được trồng ở đảo Mindanao, Philippines.

Doanh thu xuất khẩu cà phê Ethiopia đạt 1,2 tỷ USD sang Trung Quốc

19-9-2019

Chính phủ Ethiopia cho biết nước này đã thu về 1,2 tỉ USD từ việc xuất khẩu cà phê và các loại hạt có dầu trong năm tài chính kết thúc vào ngày 7/7.

Người trồng cà phê Myanmar hưởng lợi gì từ chứng nhận thương mại công bằng?

19-9-2019

Những người nông dân ở bang Shan, Myanmar giờ đây đã có một giải pháp thay thế cho việc trồng thuốc phiện. Đó là tham gia vào hợp tác xã cà phê Green Gold - hợp tác xã cà phê đầu tiên ở Myanmar được trao chứng nhận thương mại công bằng.

Thái Lan giảm nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong nửa đầu năm 2019

17-9-2019

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Thái Lan giảm nhập khẩu cà phê ở hàng loạt thị trường trong đó có Việt Nam. Thị phần cà phê Việt Nam tại quốc gia này giảm 5,2 điểm % xuống còn 91%.

Sức nóng của cà phê Việt

11-9-2019

Trong những năm gần đây, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO). Trong khi các tín đồ ưa chuộng cà phê có nguồn gốc duy nhất từ ​​Trung Mỹ và châu Phi, văn hoá làn sóng cà phê thứ ba đã dần dần thâu tóm sản phẩm của Việt Nam.

Sản lượng cà phê thế giới tăng 3,9% trong 10 tháng đầu niên vụ 2018 - 2019

13-9-2019

Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu trong năm tài chính 2018 - 2019 ước đạt 169,73 triệu bao, tăng 3,9% so với niên vụ 2017 - 2018

Các chuỗi cà phê Nhật Bản tham vọng 'xâm chiếm' thị trường châu Á nhưng Việt Nam không 'dễ ăn'

14-8-2019

Nếu những chuỗi cà phê lớn của Nhật Bản coi Starbucks là đối thủ lớn ở thị trường châu Á thì ở Việt Nam điều này chưa chắc bởi sức ép từ các chuỗi cà phê nội địa thậm chí còn lớn hơn.

Định vị cho cây cà phê Đắk Lắk (Kỳ 1)

31-8-2019

Nhiều thập kỷ qua, cà phê được xác định là cây trồng chủ lực và chiến lược của Đắk Lắk, đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Việc định vị cho loại cây trồng này trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh luôn được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm.

Hiệu quả kinh tế từ trồng cà phê ở xã Dang Kang, huyện Krông Bông

30-8-2019

hời gian qua, nhiều nông dân ở xã Dang Kang mạnh dạn chuyển đổi những diện tích trồng sắn, ngô lai và hoa màu khác sang trồng cây cà phê và bước đầu cho thấy kết quả khả quan. Cây cà phê đã trở thành cây trồng chủ lực và là nguồn thu nhập ổn định của nhiều hộ dân trên địa bàn.