CÀ PHÊ

Luật mới về cà phê Kenya có hiệu lực, lãnh đạo các quận chịu giám sát

Cập nhật ngày: 23 | 09 | 2019

Trong Qui định về thu hoạch cà phê năm 2019, chính quyền các quận sẽ đảm nhận hầu hết vai trò trước đây của Cơ quan lương thực nông nghiệp Kenya (AFA) gồm việc cấp giấy phép xay xát và tiếp thị.

Các cơ quan được ủy quyền sẽ chịu giám sát sau khi qui tắc mới về cà phê có hiệu lực, cho phép họ kiểm soát tốt hơn về ngành công nghiệp ngày càng suy yếu này.

Trong Qui định về thu hoạch cà phê năm 2019, chính quyền các quận sẽ đảm nhận hầu hết vai trò trước đây của Cơ quan lương thực nông nghiệp Kenya (AFA) gồm việc cấp giấy phép xay xát và tiếp thị.

Phải mất hơn 3 năm để hình thành và làm việc theo các qui tắc mới với mục đích hồi sinh ngành nông nghiệp trồng cà phê bằng cách tăng sản lượng và hợp lí hóa thị trường.

Tốc độ tăng trưởng sản xuất cà phê ở Kenya kém hơn so với các nước khác ở miền Đông và miền Trung châu Phi.

Đó là điều khiến Tổng thống Uhuru Kenyatta thành lập một nhóm chuyên gia nhằm nghiên cứu và phát triển các qui định của năm 2016.

Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra liệu các đơn vị ủy quyền sẽ phụ thuộc vào nhiệm vụ đã được nêu ra trong các cuộc họp thảo luận hay không.

Các bên liên quan lập luận rằng những vấn đề như cấp giấy phép nên được giao cho cơ quan quản lí thay vì chính quyền quận.

Theo luật mới chính quyền quận sẽ cấp phép cho các nhà chế biến và hợp tác xã sản xuất và tiếp thị cà phê. Họ cũng sẽ chịu trách nhiệm trong việc cho phép nhập kho.

Một công ty muốn rang, xay và đóng gói cà phê để bán tại địa phương, sẽ phải được chính quyền quận của khu vực cấp phép sản xuất có nguồn gốc.

Sự phân chia quyền lực giữa hai cấp chính quyền cho nông dân một bức tranh rõ ràng về vai trò của cơ quan ủy quyền và AFA. Theo đó, người nông dân biết phải tìm đến ai khi họ cần giấy phép.

Các quận tương tự, theo qui định được công bố trong số đặc biệt của Công báo Kenya ngày 1/7, sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt giấy phép nghiền, cấp giấy phép ươm cà phê và giấy phép vận chuyển.

Thanh toán sẽ được gửi vào tài khoản hợp tác xã thông qua Hệ thống thanh toán trực tiếp (DSS) từ Sàn giao dịch cà phê Nairobi và sau đó được chuyển đến nông dân sau khi khấu trừ.

Trong hệ thống này, tiền sẽ được gửi cho nông dân sau khi trả phí cho nhà tiếp thị và nhà xay xát thay vì trả cho họ thông qua các nhà tiếp thị đấu giá cà phê tại sàn giao dịch như trước đây.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hội người trồng cà phê Ndaroini, ông Joseph Mukuha cho biết sử dụng DSS để trả tiền cho nông dân là không hợp lí.

"Không có hướng dẫn cụ thể nào về việc ai sẽ điều hành hệ thống. Chúng tôi sẽ khiếu nại với ai trong trường hợp có vấn đề?"

Theo ông Githae Hunyo, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Mutheka, sự thành công của các qui định phụ thuộc vào việc thực hiện và nông dân hiểu rõ phương thức cải cách nhanh đến đâu.

Mặc dù nông dân sẽ được trả tiền trong vòng 5 ngày sau khi các nhà tiếp thị nhận được tiền bán sản phẩm tại sàn đấu giá, nhiều người trồng cảm thấy không hài lòng với phương thức chi trả này.

Ông Githae cho biết hệ thống này sẽ giải quyết những sai phạm mà các nhà quản lí tham ô tiền của nông dân.

Kiểm toán sẽ dễ dàng và chế độ thanh toán mới sẽ tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc".

Thống đốc tại 31 quận trồng cà phê đã họp vào đầu năm để thảo luận về các qui định và viết một Bản ghi nhớ báo cáo lên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Mwangi Kiunjuri về việc này.

Ủy ban ngành cà phê, đang thực hiện dự thảo do nhóm chuyên gia phát triển, đã phải điều chỉnh qui định theo đề xuất của các chính quyền quận chủ quận theo lệnh của ông Kiunjuri.

Quyết định để các quận đảm nhận hầu hết vai trò của AFA cũng bị chỉ trích.

Một quản lí cấp cao tại AFA cho hay: "Chúng tôi muốn biết điều gì sẽ xảy ra với một nhà máy xay xát có trụ sở tại Nairobi có hợp đồng với nông dân ở Kisii, Embu hoặc Nyeri. Nó có đảm bảo giấy phép xay xát từ 3 quận không?"

 

Theo businessdailyafrica.com

TIN TỨC KHÁC

Chuyên gia cà phê Mỹ tìm hiểu về cà phê Mindanao

21-9-2019

Các chuyên gia của tổ chức Nghiên cứu Cà phê Thế giới (WCR), với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Quốc tế về Phát triển Nông nghiệp có trụ sở tại Mỹ (ACDI), đang nghiên cứu chất lượng của hạt cà phê được trồng ở đảo Mindanao, Philippines.

Doanh thu xuất khẩu cà phê Ethiopia đạt 1,2 tỷ USD sang Trung Quốc

19-9-2019

Chính phủ Ethiopia cho biết nước này đã thu về 1,2 tỉ USD từ việc xuất khẩu cà phê và các loại hạt có dầu trong năm tài chính kết thúc vào ngày 7/7.

Người trồng cà phê Myanmar hưởng lợi gì từ chứng nhận thương mại công bằng?

19-9-2019

Những người nông dân ở bang Shan, Myanmar giờ đây đã có một giải pháp thay thế cho việc trồng thuốc phiện. Đó là tham gia vào hợp tác xã cà phê Green Gold - hợp tác xã cà phê đầu tiên ở Myanmar được trao chứng nhận thương mại công bằng.

Thái Lan giảm nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong nửa đầu năm 2019

17-9-2019

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Thái Lan giảm nhập khẩu cà phê ở hàng loạt thị trường trong đó có Việt Nam. Thị phần cà phê Việt Nam tại quốc gia này giảm 5,2 điểm % xuống còn 91%.

Sức nóng của cà phê Việt

11-9-2019

Trong những năm gần đây, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO). Trong khi các tín đồ ưa chuộng cà phê có nguồn gốc duy nhất từ ​​Trung Mỹ và châu Phi, văn hoá làn sóng cà phê thứ ba đã dần dần thâu tóm sản phẩm của Việt Nam.

Sản lượng cà phê thế giới tăng 3,9% trong 10 tháng đầu niên vụ 2018 - 2019

13-9-2019

Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu trong năm tài chính 2018 - 2019 ước đạt 169,73 triệu bao, tăng 3,9% so với niên vụ 2017 - 2018

Các chuỗi cà phê Nhật Bản tham vọng 'xâm chiếm' thị trường châu Á nhưng Việt Nam không 'dễ ăn'

14-8-2019

Nếu những chuỗi cà phê lớn của Nhật Bản coi Starbucks là đối thủ lớn ở thị trường châu Á thì ở Việt Nam điều này chưa chắc bởi sức ép từ các chuỗi cà phê nội địa thậm chí còn lớn hơn.

Định vị cho cây cà phê Đắk Lắk (Kỳ 1)

31-8-2019

Nhiều thập kỷ qua, cà phê được xác định là cây trồng chủ lực và chiến lược của Đắk Lắk, đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Việc định vị cho loại cây trồng này trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh luôn được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm.

Hiệu quả kinh tế từ trồng cà phê ở xã Dang Kang, huyện Krông Bông

30-8-2019

hời gian qua, nhiều nông dân ở xã Dang Kang mạnh dạn chuyển đổi những diện tích trồng sắn, ngô lai và hoa màu khác sang trồng cây cà phê và bước đầu cho thấy kết quả khả quan. Cây cà phê đã trở thành cây trồng chủ lực và là nguồn thu nhập ổn định của nhiều hộ dân trên địa bàn.

Hướng đi nào cho hợp tác cà phê giữa Việt Nam và Brazil?

28-8-2019

Cây cà phê đã có nguồn gốc lâu đời. Kaldi là một thổ dân chăn dê ở Ethiopia đã phát hiện ra cây cà phê với một sự tình cờ.

Buganda phản đối sắc lệnh của chính phủ

26-8-2019

Vương quốc Buganda đã yêu cầu Quốc hội phản đối các đề xuất của chính phủ về việc bắt buộc đăng ký và cấp phép cho nông dân trồng cà phê như được đưa vào Dự luật Cà phê Quốc gia, 2018.

Colombia thành lập quĩ hỗ trợ người trồng cà phê

25-8-2019

Colombia, quốc gia cung cấp cà phê arabica hàng đầu thế giới, đã thành lập một quĩ đặc biệt để trợ cấp cho nông dân trồng cà phê khi giá quốc tế không đủ trả cho chi phí sản xuất.