CÀ PHÊ

Thái Lan giảm nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong nửa đầu năm 2019

Cập nhật ngày: 17 | 09 | 2019

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Thái Lan giảm nhập khẩu cà phê ở hàng loạt thị trường trong đó có Việt Nam. Thị phần cà phê Việt Nam tại quốc gia này giảm 5,2 điểm % xuống còn 91%.

Cục Xuất nhập khẩu cho biết theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Thái Lan, nhập khẩu cà phê của quốc gia Đông Nam Á trong nửa đầu năm 2019 giảm 35,1% về lượng và giảm 31,2% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2018, xuống còn 16.017 tấn, trị giá gần 38 triệu USD). 

Trong đó, nhập khẩu cà phê arabica và robusta, chưa rang, chưa khử caffein của Thái Lan trong lũy kế 6 tháng đầu năm 2019 giảm gần 38% về lượng và giảm 42% về giá trị so với 6 tháng đầu năm 2018, xuống còn 14.757 tấn, trị giá 26,8 triệu USD. 

Đây là chủng loại chiếm tới hơn 92% trong tổng lượng nhập khẩu cà phê của Thái Lan trong nửa đầu năm 2019. 

Ngược lại, lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, Thái Lan đẩy mạnh nhập khẩu cà phê rang, chưa khử caffein, tăng 52,3% về lượng và tăng 36,4% về trị giá so với cùng kì năm ngoái, đạt 1.086 tấn, trị giá hơn 8,14 triệu USD. 

Nửa đầu tháng đầu năm 2019, Thái Lan giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam, Lào, Italy, Anh, nhưng tăng nhập khẩu từ MalaysiaIndonesiaMỹBrazil, Thụy Điển, Australia

Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu cà phê của Thái Lan từ Việt Nam đạt 13.700 tấn, trị giá 744,9 triệu USD, giảm gần 39% về lượng và giảm hơn 42% về giá trị so với cùng  năm 2018. 

Theo Cục Xuất nhập khẩu, mặc dù vẫn là thị trường cung cấp cà phê chủ yếu cho Thái Lan, nhưng thị phần cà phê Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Thái Lan giảm từ 91% trong 6 tháng đầu năm 2018, xuống còn 85,8% trong 6 tháng đầu năm 2019. 

Cục Xuất nhập khẩu cho biết nhập khẩu cà phê từ Việt Nam giảm chủ yếu do Thái Lan giảm nhập khẩu cà phê chưa rang, chưa khử caffein. 

Trong khi đó, nhập khẩu cà phê của Thái Lan từ Malaysia trong 6 tháng đầu năm 2019 tăng 371,3% về lượng và tăng 249% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2018, đạt 676 tấn, trị giá gần 5 triệu USD). 

Thị phần cà phê Malaysia trong tổng lượng nhập khẩu của Thái Lan tăng từ 0,6% trong 6 tháng đầu năm 2018, lên 4,2% trong 6 tháng đầu năm 2019. Hiện Malaysia cung cấp chính chủng loại cà phê rang, chưa khử caffein cho Thái Lan.

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

TIN TỨC KHÁC

Sức nóng của cà phê Việt

11-9-2019

Trong những năm gần đây, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO). Trong khi các tín đồ ưa chuộng cà phê có nguồn gốc duy nhất từ ​​Trung Mỹ và châu Phi, văn hoá làn sóng cà phê thứ ba đã dần dần thâu tóm sản phẩm của Việt Nam.

Sản lượng cà phê thế giới tăng 3,9% trong 10 tháng đầu niên vụ 2018 - 2019

13-9-2019

Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu trong năm tài chính 2018 - 2019 ước đạt 169,73 triệu bao, tăng 3,9% so với niên vụ 2017 - 2018

Các chuỗi cà phê Nhật Bản tham vọng 'xâm chiếm' thị trường châu Á nhưng Việt Nam không 'dễ ăn'

14-8-2019

Nếu những chuỗi cà phê lớn của Nhật Bản coi Starbucks là đối thủ lớn ở thị trường châu Á thì ở Việt Nam điều này chưa chắc bởi sức ép từ các chuỗi cà phê nội địa thậm chí còn lớn hơn.

Định vị cho cây cà phê Đắk Lắk (Kỳ 1)

31-8-2019

Nhiều thập kỷ qua, cà phê được xác định là cây trồng chủ lực và chiến lược của Đắk Lắk, đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Việc định vị cho loại cây trồng này trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh luôn được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm.

Hiệu quả kinh tế từ trồng cà phê ở xã Dang Kang, huyện Krông Bông

30-8-2019

hời gian qua, nhiều nông dân ở xã Dang Kang mạnh dạn chuyển đổi những diện tích trồng sắn, ngô lai và hoa màu khác sang trồng cây cà phê và bước đầu cho thấy kết quả khả quan. Cây cà phê đã trở thành cây trồng chủ lực và là nguồn thu nhập ổn định của nhiều hộ dân trên địa bàn.

Hướng đi nào cho hợp tác cà phê giữa Việt Nam và Brazil?

28-8-2019

Cây cà phê đã có nguồn gốc lâu đời. Kaldi là một thổ dân chăn dê ở Ethiopia đã phát hiện ra cây cà phê với một sự tình cờ.

Buganda phản đối sắc lệnh của chính phủ

26-8-2019

Vương quốc Buganda đã yêu cầu Quốc hội phản đối các đề xuất của chính phủ về việc bắt buộc đăng ký và cấp phép cho nông dân trồng cà phê như được đưa vào Dự luật Cà phê Quốc gia, 2018.

Colombia thành lập quĩ hỗ trợ người trồng cà phê

25-8-2019

Colombia, quốc gia cung cấp cà phê arabica hàng đầu thế giới, đã thành lập một quĩ đặc biệt để trợ cấp cho nông dân trồng cà phê khi giá quốc tế không đủ trả cho chi phí sản xuất.

Ngành cà phê Guatemala đối mặt với mối đe dọa từ thuế quan của ông Trump

23-8-2019

Cuộc khủng hoảng đối với những người trồng cà phê Guatemala khi phải chịu tình trạng giá hàng hóa chạm đáy và thu nhập thấp, có thể sẽ trầm trọng hơn nữa khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp đặt thuế quan đối với nước này.

Ngành cà phê Myanmar tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu tiêu thụ thế giới cao

21-8-2019

Ngành cà phê Myanmar đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và cà phê đặc sản từ quốc gia này đang trở nên nổi tiếng trên toàn cầu. Với tỉ suất lợi nhuận cao hơn ở nước ngoài, nhiều người trồng cà phê ở Myanmar đang nỗ lực cải thiện chất lượng cây trồng để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và điều đó đã nâng toàn bộ ngành công nghiệp cà phê ở nước này lên một tầm cao hơn.

Giá cao thu hút nông dân sản xuất qui mô nhỏ ở Zimbabwe quay trở lại trồng cà phê

19-8-2019

Muganyura, một người dân trồng cà phê lâu đời ở Zimbabwe gần như đã từ bỏ vụ mùa khi giá giảm xuống mức 20 US cent/pound vào đầu thiên niên kỉ, trong khi những nhà nhập khẩu nước ngoài đã bỏ đi khiến hơn 120 nông dân kinh doanh cà phê chịu thiệt hại nặng nề.

Uganda dự thảo luật mới nhằm tăng chất lượng và sản lượng cà phê

18-8-2019

Uganda, một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu ở châu Phi, có kế hoạch ban hành một luật mới để điều chỉnh việc trồng cà phê trong nỗ lực thúc đẩy chất lượng và sản lượng cho việc xuất khẩu mặt hàng chính của quốc gia.