LÚA GẠO

Sacombank cho vay hỗ trợ kinh doanh lúa gạo

Cập nhật ngày: 14 | 05 | 2019

Ngân hàng chủ động cân đối nguồn vốn và đẩy mạnh tiến độ giải ngân các gói vay phục vụ sản xuất, thu mua và tiêu thụ lúa gạo.

Theo đại diện Sacombank, ngân hàng đã lên kế hoạch cân đối đủ nguồn vốn cho sản xuất, thu mua, tiêu thụ lúa gạo với lãi suất và thời hạn cho vay hợp lý, tập trung cho vay các doanh nghiệp tại địa bàn đồng bằng sông Cửu Long. Đơn vị cũng chủ động tiếp cận và tiếp thị, cho vay mới, đẩy nhanh tiến độ giải ngân đối với các khách hàng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thu mua, tạm trữ, chế biến, xuất khẩu lúa, gạo vụ đông - xuân 2019. Đồng thời, nhà băng tăng cường cho vay trung dài hạn để hỗ trợ doanh nghiệp củng cố, mở rộng diện tích kho chứa bảo quản, chế biến lúa, gạo tại khu vực Tây Nam Bộ.

Lúa gạo là lĩnh vực được ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn vay từ các ngân hàng.

Lúa gạo là lĩnh vực được ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn vay từ các ngân hàng.

Từ cuối tháng 3, Sacombank tham gia dự án VnSAT của Ngân hàng Thế giới. Một phần của dự án nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và chế biến lúa gạo chất lượng cao. Đối tượng vay theo dự án này là các doanh nghiệp có vốn tư nhân hoặc đang trong quá trình cổ phần hóa sang quyền sở hữu tư nhân và các khách hàng có phương án kinh doanh và sử dụng nguồn nguyên liệu từ 8 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gồm An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang.

Mục đích sử dụng vốn của các món vay thuộc dự án là nhằm đầu tư nâng cấp nhà máy, thiết bị chế biến lúa gạo, bao gồm: chi phí đầu tư một phần hay toàn bộ hạng mục của nhà máy chế biến gạo như kho chứa, máy móc thiết bị... chi phí sửa chữa, duy tu, thay thế liên quan đến hoạt động sản xuất lúa gạo hiện tại hoặc chi phí để hoàn vốn chi phí đầu tư bằng vốn tự có của doanh nghiệp. Tính đến hết năm 2018, tổng dư nợ cho vay của Sacombank đạt hơn 15.000 tỷ đồng, riêng tại khu vực Tây Nam Bộ trên 8.000 tỷ đồng.

Bằng việc triển khai các gói vay và tham gia dự án VnSAT của Ngân hàng Thế giới, ngân hàng tiếp tục cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp, bà con nông dân trong việc thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp nói chung và hoạt động sản xuất, chế biến lúa gạo nói riêng.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 12/2018, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn toàn quốc tăng khoảng 21,4% so với cuối năm 2017. Trong đó, khu vực đồng bằng sông Cửu Long chiếm 17,24% và cuối tháng I tăng khoảng 0,3% so với cuối năm ngoái.

Riêng đối với ngành lúa gạo, tổng dư nợ cho vay trong năm 2018 đạt khoảng 99.000 tỷ đồng, vượt 29.789 tỷ đồng so với cuối năm 2017. Tại thời điểm cuối tháng 1, dư nợ ngành lúa gạo đạt khoảng 100.000 tỷ đồng, trong đó đồng bằng sông Cửu Long chiếm 50%, cao hơn 0,8% so với cuối năm 2018.

Nhằm đẩy mạnh hỗ trợ tiêu thụ lúa gạo, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo hệ thống tổ chức tín dụng tiếp tục tập trung nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu của thương nhân sản xuất, kinh doanh lúa gạo, người sản xuất lúa với thời hạn và lãi suất hợp lý. Các ngân hàng cũng đã cam kết giảm 0,5% lãi suất cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên, nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và góp phần cho tăng trưởng kinh tế.

Theo VnExpress

TIN TỨC KHÁC

Sớm chính quy hóa sản xuất lúa gạo

13-5-2019

Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành chức năng và doanh nghiệp đã vào cuộc quyết liệt để tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Thị trường gạo châu Á biến động trái chiều trong tuần qua

9-5-2019

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã tăng trong tuần này khi nhu cầu khởi sắc, trong khi hoạt động thu mua ở nước ngoài yếu hơn đã ảnh hưởng tới giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ.

Trung Quốc tăng hạn ngạch xuất khẩu gạo của Myanmar lên 400.000 tấn

8-5-2019

Trung Quốc đã đồng ý nhập khẩu 400.000 tấn gạo từ Myanmar thông qua đường biển, tăng hạn ngạch nhập khẩu gạo của quốc gia Đông Nam Á từ mức 100.000 tấn hiện tại, theo ông U Khin Maung Lwin, Thứ trưởng Bộ Thương mại Myanmar.

Thương hiệu gạo Việt

7-5-2019

Dự thảo đề cương quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đề ra mức kinh phí để thực hiện lên đến cả trăm tỉ đồng, trong đó, bao gồm việc xây dựng và quản lý thương hiệu gạo quốc gia. Tuy nhiên, dù đã chính thức được công bố khá lâu, nhưng thương hiệu gạo Việt vẫn chưa được triển khai cho doanh nghiệp sử dụng.

Mời Đoàn DN NK gạo Trung Quốc tham gia các hoạt động XTTM gạo

6-5-2019

Vinanet - Bộ Công Thương đã mời 04 đoàn doanh nghiệp nhập khẩu gạo của Trung Quốc từ các tỉnh có nhu cầu tiêu thụ lớn sản phẩm gạo Việt Nam.

Thị trường gạo châu Á biến động trái chiều trong tuần qua

4-5-2019

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã tăng trong tuần này khi nhu cầu khởi sắc, trong khi hoạt động thu mua ở nước ngoài yếu hơn đã ảnh hưởng tới giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ.

Philippines gỡ bỏ cơ chế hạn ngạch, cơ hội hay thách thức đối với gạo Việt Nam?

3-5-2019

Việc Philippines ban hành Đạo luật số 11203 chuyển đổi cơ chế hạn ngạch sang cơ chế thuế hóa đối với việc nhập khẩu mặt hàng gạo tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam về tiếp cận thị trường gạo Philippines. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra sức ép cạnh tranh.

Tiền Giang: Giá lúa gạo tăng mạnh, thương lái dự trữ lãi cao

3-5-2019

Những ngày gần đây, giá lúa gạo tại tỉnh Tiền Giang tăng cao khiến doanh nghiệp, thương lái và người nông dân phấn khởi.

Chủ tịch Lộc Trời lý giải vì sao lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc giảm đến 30%

2-5-2019

Lượng gạo xuất khẩu qua Trung Quốc của Lộc Trời giảm mạnh tới 30% từ đầu năm đến nay. Cùng lúc đó, chi phí xuất khẩu cũng tăng 30%, và vấn đề nợ ngân hàng cũng trở nên khó khăn hơn.

Myanmar định giá sàn gạo vì nhu cầu giảm

18-4-2019

Hôm 1/4, các thương nhân Myanmar đã quyết định đặt ra mức giá sàn cho gạo vì nhu cầu giảm.

Hơn 1 triệu tấn gạo nhập lậu vào Nigeria trong ba tháng

17-4-2019

Hiệp hội các nhà chế biến gạo Nigeria (RIPAN) đã đưa ra cảnh báo về việc hơn một triệu tấn gạo đã được nhập lậu vào Nigeria trong ba tháng qua.

Bình luận về qui luật thị trường gạo trong 5 năm trở lại đây

16-4-2019

Thị trường gạo những tháng đầu năm 2019 ghi nhận những tín hiệu không mấy khả quan về tình hình xuất khẩu và giá lúa, gạo. Tuy nhiên, chuyên gia nhận định từ góc độ thị trường, đây là biến động bình thường.