LÚA GẠO

Thương hiệu gạo Việt

Cập nhật ngày: 07 | 05 | 2019

Dự thảo đề cương quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đề ra mức kinh phí để thực hiện lên đến cả trăm tỉ đồng, trong đó, bao gồm việc xây dựng và quản lý thương hiệu gạo quốc gia. Tuy nhiên, dù đã chính thức được công bố khá lâu, nhưng thương hiệu gạo Việt vẫn chưa được triển khai cho doanh nghiệp sử dụng.

 

Thương hiệu gạo Việt: Bao giờ doanh nghiệp mới được sử dụng? - Ảnh 1.

Bao giờ mới triển khai sử dụng logo thương hiệu gạo Việt. Trong ảnh là logo thương hiệu gạo Việt Nam được công bố vào cuối năm ngoái.

Theo đó, để thực hiện việc quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam, dự thảo đề cương đưa ra mức kinh phí để thực hiện lên đến 129,7 tỉ đồng, bao gồm năm hợp phần: xây dựng và quản lý thương hiệu gạo quốc gia; phát triển thương hiệu quốc gia đối với một số sản phẩm gạo chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long; bảo hộ thương hiệu gạo Việt Nam và hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo trên thị trường quốc tế; quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam đến người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng; xúc tiến xuất khẩu, phát triển thị trường cho doanh nghiệp và sản phẩm mang thương hiệu gạo Việt Nam.

Đề cương dự án quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam được đưa ra nhằm xây dựng, quản lý và khai thác thương hiệu gạo Việt Nam, góp phần nâng cao vị trí, giá trị của gạo Việt Nam trên thị trường, thúc đẩy sự phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm gạo của người dân, doanh nghiệp, tổ chức và tập thể.

Một trong những nội dung quan trọng gắn liền với đề cương nêu trên, đó là việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho tổ chức cuộc thi “Sáng tác biểu trưng “logo” quốc gia gạo Việt Nam”.

Theo đó, vào thời điểm cuối năm ngoái, tại Festival lúa gạo lần 3 được tổ chức tại tỉnh Long An, Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản cũng đã chính thức công bố logo thương hiệu gạo Việt, đánh dấu cột mốc gạo Việt Nam chính thức có thương hiệu, sau hàng chục năm tham gia vào thị trường xuất khẩu và giữ vị trí thứ hai, ba trên thế giới.

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hiện nay, đó là dù logo gạo Việt đã được công bố khá lâu, nhưng vẫn chưa thể triển khai sử dụng được vì chưa phổ biến hướng dẫn.

Trao đổi với TBKTSG Online, ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) nói: “Chưa triển khai được vì chưa có hướng dẫn”. Theo ông, có khả năng phải chờ thêm hai năm nữa vì phải chờ Cục sở hữu trí tuệ ra văn bản.

Đứng ở góc độ doanh nghiệp, ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty lương thực Thịnh Phát nói: “Cái này (sử dụng logo thương hiệu gạo Việt) anh cũng không quan tâm, thành ra anh không rành luôn”

Theo ông, sử dụng logo thương hiệu gạo Việt phải thực hiện theo quy chế và muốn sử dụng phải có những động tác liên quan, "nhưng anh không quan tâm thành ra không có tìm hiểu, mà khách hàng của mình cũng không có nhu cầu", ông nói.

Trong khi đó, ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An nói rằng, không biết những doanh nghiệp khác như thế nào, nhưng riêng Trung An thì chưa có lô gạo nào được xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam.

Ông Bình nói, không biết thủ tục bây giờ đã được sử dụng hay chưa, nhưng cách thức sử dụng như thế nào ông cũng không nắm, không nghiên cứu. “Về nhu cầu, thì thực tế doanh nghiệp cũng không có nhu cầu cái đó (sử dụng logo thương hiệu gạo Việt để xuất khẩu”, ông thừa nhận.

Trở lại việc sử dụng logo thương hiệu gạo Việt, theo tìm hiểu của TBKTSG Online, Bộ Nông nghiệp cũng đã ban hành Quyết định 1499/QĐ-BNN-CBTTNS 2018 về ban hành quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quốc gia gạo Việt Nam.

Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, đến nay sau khi đã chính thức công bố logo thương hiệu gạo Việt Nam khá lâu, nhưng vẫn chưa triển khai, phổ biến để doanh nghiệp sử dụng là quá chậm chạp, có thể tạo ra sự lãng phí không hề nhỏ.

Ai được dùng thương hiệu gạo quốc gia?

Quyết định 1499/QĐ-BNN-CBTTNS 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quốc gia gạo Việt Nam nêu rõ tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận khi đáp ứng các điều kiện: được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư có nội dung đăng ký hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm gạo.

Được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm về chế biến, bảo quản, kinh doanh gạo hoặc cơ sở đã được cấp một trong các giấy chứng nhận: thực hành sản xuất tốt (GMP), hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Được tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận sản phẩm gạo phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam; hoàn thành nghĩa vụ thuế và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Các sản phẩm gạo mang nhãn hiệu được chứng nhận gồm gạo trắng, gạo trắng thơm và gạo nếp trắng.

Về chất lượng sản phẩm, gạo mang nhãn hiệu gạo Việt Nam phải đảm các yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia. Theo đó, đối với gạo trắng phải đáp ứng tiêu chuẩn: TCVN 11888:2017; gạo thơm trắng là TCVN 11889:2017 và gạo nếp trắng là TCVN 8368:2010. Trường hợp khi có thay đổi về tiêu chuẩn, thì phải đáp ứng theo tiêu chuẩn mới nhất.

Quyết định 1499 của Bộ Nông nghiệp quy định tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận kèm nhãn hiệu riêng của tổ chức, cá nhân trên bao bì sản phẩm, phương tiện kinh doanh, quảng cáo và các giấy tờ giao dịch khác cho sản phẩm gạo đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Được khai thác, sử dụng và hưởng các lợi ích kinh tế phát sinh từ nhãn hiệu chứng nhận. Được tham gia các chương trình quảng bá, phát triển nhãn hiệu chứng nhận quốc gia gạo Việt Nam trên các phương tiện truyền thông.

Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ: chỉ được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các loại sản phẩm gạo đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; đảm bảo chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận và duy trì, bảo vệ, phát triển giá trị tài sản trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận; thông báo đến đơn vị quản lý nhãn hiệu chứng nhận khi không còn nhu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; nộp chi phí theo quy định cho hoạt động cấp và duy trì hiệu lực giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận…

Theo Vietnambiz

Thương hiệu gạo Việt: Bao giờ doanh nghiệp mới được sử dụng? - Ảnh 1.

Bao giờ mới triển khai sử dụng logo thương hiệu gạo Việt. Trong ảnh là logo thương hiệu gạo Việt Nam được công bố vào cuối năm ngoái.

Theo đó, để thực hiện việc quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam, dự thảo đề cương đưa ra mức kinh phí để thực hiện lên đến 129,7 tỉ đồng, bao gồm năm hợp phần: xây dựng và quản lý thương hiệu gạo quốc gia; phát triển thương hiệu quốc gia đối với một số sản phẩm gạo chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long; bảo hộ thương hiệu gạo Việt Nam và hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo trên thị trường quốc tế; quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam đến người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng; xúc tiến xuất khẩu, phát triển thị trường cho doanh nghiệp và sản phẩm mang thương hiệu gạo Việt Nam.

Đề cương dự án quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam được đưa ra nhằm xây dựng, quản lý và khai thác thương hiệu gạo Việt Nam, góp phần nâng cao vị trí, giá trị của gạo Việt Nam trên thị trường, thúc đẩy sự phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm gạo của người dân, doanh nghiệp, tổ chức và tập thể.

Một trong những nội dung quan trọng gắn liền với đề cương nêu trên, đó là việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho tổ chức cuộc thi “Sáng tác biểu trưng “logo” quốc gia gạo Việt Nam”.

Theo đó, vào thời điểm cuối năm ngoái, tại Festival lúa gạo lần 3 được tổ chức tại tỉnh Long An, Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản cũng đã chính thức công bố logo thương hiệu gạo Việt, đánh dấu cột mốc gạo Việt Nam chính thức có thương hiệu, sau hàng chục năm tham gia vào thị trường xuất khẩu và giữ vị trí thứ hai, ba trên thế giới.

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hiện nay, đó là dù logo gạo Việt đã được công bố khá lâu, nhưng vẫn chưa thể triển khai sử dụng được vì chưa phổ biến hướng dẫn.

Trao đổi với TBKTSG Online, ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) nói: “Chưa triển khai được vì chưa có hướng dẫn”. Theo ông, có khả năng phải chờ thêm hai năm nữa vì phải chờ Cục sở hữu trí tuệ ra văn bản.

Đứng ở góc độ doanh nghiệp, ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty lương thực Thịnh Phát nói: “Cái này (sử dụng logo thương hiệu gạo Việt) anh cũng không quan tâm, thành ra anh không rành luôn”

Theo ông, sử dụng logo thương hiệu gạo Việt phải thực hiện theo quy chế và muốn sử dụng phải có những động tác liên quan, "nhưng anh không quan tâm thành ra không có tìm hiểu, mà khách hàng của mình cũng không có nhu cầu", ông nói.

Trong khi đó, ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An nói rằng, không biết những doanh nghiệp khác như thế nào, nhưng riêng Trung An thì chưa có lô gạo nào được xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam.

Ông Bình nói, không biết thủ tục bây giờ đã được sử dụng hay chưa, nhưng cách thức sử dụng như thế nào ông cũng không nắm, không nghiên cứu. “Về nhu cầu, thì thực tế doanh nghiệp cũng không có nhu cầu cái đó (sử dụng logo thương hiệu gạo Việt để xuất khẩu”, ông thừa nhận.

Trở lại việc sử dụng logo thương hiệu gạo Việt, theo tìm hiểu của TBKTSG Online, Bộ Nông nghiệp cũng đã ban hành Quyết định 1499/QĐ-BNN-CBTTNS 2018 về ban hành quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quốc gia gạo Việt Nam.

Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, đến nay sau khi đã chính thức công bố logo thương hiệu gạo Việt Nam khá lâu, nhưng vẫn chưa triển khai, phổ biến để doanh nghiệp sử dụng là quá chậm chạp, có thể tạo ra sự lãng phí không hề nhỏ.

Ai được dùng thương hiệu gạo quốc gia?

Quyết định 1499/QĐ-BNN-CBTTNS 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quốc gia gạo Việt Nam nêu rõ tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận khi đáp ứng các điều kiện: được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư có nội dung đăng ký hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm gạo.

Được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm về chế biến, bảo quản, kinh doanh gạo hoặc cơ sở đã được cấp một trong các giấy chứng nhận: thực hành sản xuất tốt (GMP), hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Được tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận sản phẩm gạo phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam; hoàn thành nghĩa vụ thuế và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Các sản phẩm gạo mang nhãn hiệu được chứng nhận gồm gạo trắng, gạo trắng thơm và gạo nếp trắng.

Về chất lượng sản phẩm, gạo mang nhãn hiệu gạo Việt Nam phải đảm các yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia. Theo đó, đối với gạo trắng phải đáp ứng tiêu chuẩn: TCVN 11888:2017; gạo thơm trắng là TCVN 11889:2017 và gạo nếp trắng là TCVN 8368:2010. Trường hợp khi có thay đổi về tiêu chuẩn, thì phải đáp ứng theo tiêu chuẩn mới nhất.

Quyết định 1499 của Bộ Nông nghiệp quy định tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận kèm nhãn hiệu riêng của tổ chức, cá nhân trên bao bì sản phẩm, phương tiện kinh doanh, quảng cáo và các giấy tờ giao dịch khác cho sản phẩm gạo đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Được khai thác, sử dụng và hưởng các lợi ích kinh tế phát sinh từ nhãn hiệu chứng nhận. Được tham gia các chương trình quảng bá, phát triển nhãn hiệu chứng nhận quốc gia gạo Việt Nam trên các phương tiện truyền thông.

Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ: chỉ được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các loại sản phẩm gạo đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; đảm bảo chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận và duy trì, bảo vệ, phát triển giá trị tài sản trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận; thông báo đến đơn vị quản lý nhãn hiệu chứng nhận khi không còn nhu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; nộp chi phí theo quy định cho hoạt động cấp và duy trì hiệu lực giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận…

Theo Vietnambiz

TIN TỨC KHÁC

Mời Đoàn DN NK gạo Trung Quốc tham gia các hoạt động XTTM gạo

6-5-2019

Vinanet - Bộ Công Thương đã mời 04 đoàn doanh nghiệp nhập khẩu gạo của Trung Quốc từ các tỉnh có nhu cầu tiêu thụ lớn sản phẩm gạo Việt Nam.

Thị trường gạo châu Á biến động trái chiều trong tuần qua

4-5-2019

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã tăng trong tuần này khi nhu cầu khởi sắc, trong khi hoạt động thu mua ở nước ngoài yếu hơn đã ảnh hưởng tới giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ.

Philippines gỡ bỏ cơ chế hạn ngạch, cơ hội hay thách thức đối với gạo Việt Nam?

3-5-2019

Việc Philippines ban hành Đạo luật số 11203 chuyển đổi cơ chế hạn ngạch sang cơ chế thuế hóa đối với việc nhập khẩu mặt hàng gạo tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam về tiếp cận thị trường gạo Philippines. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra sức ép cạnh tranh.

Tiền Giang: Giá lúa gạo tăng mạnh, thương lái dự trữ lãi cao

3-5-2019

Những ngày gần đây, giá lúa gạo tại tỉnh Tiền Giang tăng cao khiến doanh nghiệp, thương lái và người nông dân phấn khởi.

Chủ tịch Lộc Trời lý giải vì sao lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc giảm đến 30%

2-5-2019

Lượng gạo xuất khẩu qua Trung Quốc của Lộc Trời giảm mạnh tới 30% từ đầu năm đến nay. Cùng lúc đó, chi phí xuất khẩu cũng tăng 30%, và vấn đề nợ ngân hàng cũng trở nên khó khăn hơn.

Myanmar định giá sàn gạo vì nhu cầu giảm

18-4-2019

Hôm 1/4, các thương nhân Myanmar đã quyết định đặt ra mức giá sàn cho gạo vì nhu cầu giảm.

Hơn 1 triệu tấn gạo nhập lậu vào Nigeria trong ba tháng

17-4-2019

Hiệp hội các nhà chế biến gạo Nigeria (RIPAN) đã đưa ra cảnh báo về việc hơn một triệu tấn gạo đã được nhập lậu vào Nigeria trong ba tháng qua.

Bình luận về qui luật thị trường gạo trong 5 năm trở lại đây

16-4-2019

Thị trường gạo những tháng đầu năm 2019 ghi nhận những tín hiệu không mấy khả quan về tình hình xuất khẩu và giá lúa, gạo. Tuy nhiên, chuyên gia nhận định từ góc độ thị trường, đây là biến động bình thường.

Việc xây dựng mô hình cách đồng mẫu lớn ở ĐBSCL đang chững lại

15-4-2019

Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn là chủ trương đúng đắn để tạo sự đột phá cho ngành nông nghiệp nhưng vì nhiều lý do nên ban đầu triển khai rầm rộ, về sau giảm dần diện tích

Dự báo nguồn cung có thể sụt giảm ở Thái lan; nhu cầu mua giảm tại các vựa lúa lớn của châu Á

11-4-2019

Giá xuất khẩu gạo Thái Lan giảm trong tuần này, nhưng các thương nhân lo ngại rằng nguồn cung của mặt hàng chủ lực có thể bị gián đoạn vì hạn hán nghiêm trọng trong năm nay ngay cả khi nhu cầu vẫn ảm đạm ở hầu hết các trung tâm xuất khẩu của châu Á.

Nhập khẩu gạo, rau tràn ngập thị trường Philippines

10-4-2019

Lệnh gỡ bỏ các rào cản phi thuế quan và các thủ tục pháp lý về nhập khẩu nông sản trong năm ngoái của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã dẫn đến sự gia tăng đột biến của khối lượng gạo và rau quả nhập khẩu vào nước này trong 2018, dữ liệu từ Cục Hải quan Philippines (BoC) cho thấy.

Đã giải ngân gần 11.000 tỉ đồng để thu mua lúa gạo

9-4-2019

Đó là thông tin được ông Trần Văn Tần, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tại buổi họp báo về Điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng quí I/2019 diễn ra vào ngày 1-4.