CÀ PHÊ

Người trồng tiêu, cà phê lỗ nặng vì bị... "bẻ kèo"

Cập nhật ngày: 06 | 04 | 2019

Hàng chục hộ dân là công nhân Công ty TNHH MTV Cà phê Gia Lai (nay chuyển thành Công ty CP Cà phê Gia Lai) đang kêu cứu vì vườn tiêu trồng trong diện tích ký hợp đồng giao khoán với công ty cũ đã và đang bị phá bỏ.

Trước đây, Công ty TNHH MTV Cà phê Gia Lai ký hợp đồng giao khoán với các hộ dân trồng cây cà phê trong thời hạn 15 năm. Từ năm 2011-2017, công ty có chủ trương cho phép chuyển đổi diện tích cà phê sang trồng hồ tiêu để tăng thu nhập cho người lao động và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Mức đền bù quá thấp

Theo đó, các hộ đã ký kết thêm với công ty hợp đồng chuyển đổi cây cà phê sang trồng tiêu, thời hạn 10 năm (3 năm kiến thiết cơ bản, 7 năm sau người lao động phải nộp 90 kg tiêu khô/1.000 m2 đất). Trong 3 năm đầu, khi cây hồ tiêu chưa cho sản phẩm, người dân vẫn phải nộp cà phê tươi cho công ty. Theo hợp đồng, các hộ phải đầu tư 100% vốn như trụ, giống, phân bón... để trồng cây tiêu. Hiện vườn tiêu của những hộ này đang vào vụ thu hoạch.

Người trồng tiêu, cà phê lỗ nặng vì bị... "bẻ kèo" - 1

Người trồng lâm cảnh khó khăn khi vườn tiêu, cà phê bị phá bỏ.

Ngày 31-7-2018, Công ty TNHH MTV Cà phê Gia Lai hoàn thành việc cổ phần hóa và chuyển thành Công ty CP Cà phê Gia Lai. Đến tháng 11-2018, công ty thông báo yêu cầu người dân dừng chăm sóc vườn cây để phá bỏ nhằm chuyển đổi sang cây trồng khác. Nghe vậy, các hộ đã dừng chăm sóc vườn tiêu để chờ đền bù theo thỏa thuận của hợp đồng. Tuy nhiên, khi chưa thống nhất được mức giá đền bù thì vừa qua, diện tích trồng tiêu đã bị san ủi khiến nhiều người bức xúc.

 

Ông Tạ Ngọc Lân cho biết gia đình ông ký hợp đồng nhận khoán 3.000 m2 và đã trồng 1.100 trụ tiêu. Sau 3 năm chăm sóc, vườn tiêu chuẩn bị thu hoạch thì phía công ty yêu cầu dừng chăm sóc, vườn tiêu vì thế mà héo tàn rồi chết dần. Tuy nhiên, giá đền bù mà phía công ty đưa ra quá thấp, khoảng 5,9 triệu đồng/1.000 m2/năm.

"Cứ thử làm phép tính, trong 3 năm với 1.100 trụ tiêu, tôi chi ra gần 400 triệu đồng nhưng công ty đền bù cho chúng tôi trong 7 năm còn lại chỉ hơn 100 triệu đồng" - ông Lân nói và cho biết rất nhiều hộ dân khác cũng trong tình cảnh tương tự. Thậm chí, nhiều hộ phải vay mượn tiền để đầu tư thì nay không có khả năng trả nợ do vườn tiêu bị phá bỏ.

Doanh nghiệp cũng khốn đốn

Trong khi người dân và công ty chưa đạt được thỏa thuận chung, nhiều hộ nhận khoán đang gửi đơn kêu cứu chính quyền địa phương can thiệp thì phía công ty lại cho người vào vườn phá bỏ cây trồng.

Ông Trịnh Đình Trường, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cà phê Gia Lai, cho biết phía công ty mới thông báo dừng việc chăm sóc vườn cây. Còn việc người của công ty đưa máy móc vào phá vườn cà phê, tiêu của người dân thì sẽ xem xét lại do ông mới đi công tác nước ngoài về.

Theo ông Trường, đến nay, Công ty TNHH MTV Cà phê Gia Lai vẫn chưa bàn giao hết cho Công ty CP Cà phê Gia Lai, như hợp đồng giao khoán của công ty cũ với người dân. Lúc cổ phần hóa, trong hồ sơ định giá tài sản công ty cũng không có hợp đồng giao khoán cho người dân trồng hồ tiêu mà chỉ có trồng cây cà phê.

"Sau khi đi thực tế, chúng tôi mới phát hiện ngoài hợp đồng giao khoán với các hộ trồng cà phê, công ty cũ còn ký thêm hợp đồng cho phép các hộ dân chuyển đổi từ cây cà phê sang trồng tiêu. Tuy nhiên, các vườn cà phê đã quá già cỗi nên cần phải phá bỏ để chuyển đổi cây trồng khác phù hợp hơn" - ông Trường nói.

Liên quan đến việc đền bù, ông Trường xác nhận đã thỏa thuận với người dân để đưa ra mức giá hợp lý nhất. Đối với các hợp đồng giao khoán, công ty đã thỏa thuận hỗ trợ theo sản lượng cà phê trên hợp đồng đã ký, cộng thêm số năm còn lại mà nông dân sẽ được hưởng. Chính vì vậy, hiện chỉ còn số ít hộ dân không đồng tình với mức đền bù vì vườn của họ đang trồng tiêu với vốn đầu tư lớn. Trong thời gian tới, công ty sẽ thống kê lại diện tích, số lượng cây tiêu để có mức giá hỗ trợ thỏa đáng.

Ông Trường nhìn nhận khi mua lại công ty, ông và nhóm cổ đông chỉ dựa trên giá trị cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán. "Trong hợp đồng giao khoán có ghi rõ phía công ty đầu tư trên 79%, còn lại là các hộ dân đầu tư. Tuy nhiên thực tế, các hộ dân đầu tư 100% nên chúng tôi phải đền bù gần như toàn bộ. Xem như mua lại công ty này gấp 2 lần so với giá trị thực tế" - ông nói.

Theo Hoàng Thanh (Người lao động)

TIN TỨC KHÁC

Giá nông sản 2/4: Tại sao cà phê Việt Nam “thất sủng” trên đất Mỹ?

4-4-2019

Báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Mỹ đang có xu hướng giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam, tìm nguồn khác từ Brazil, Columbia. Liệu điều này có đáng lo ngại?

L’amant Café mang cà phê hữu cơ đến lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột

3-4-2019

Thương hiệu L’amant Café giới thiệu cà phê đặc sản hữu cơ Fine Organic đạt tiêu chuẩn USDA cùng nhiều sản phẩm đa dạng tại lễ hội lớn nhất năm.

Ngân hàng Indonesia quảng bá cà phê đặc sản

18-3-2019

Ngân hàng Indonesia (BI) đã cam kết giúp tăng xuất khẩu cà phê Indonesia bằng cách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hội chợ cà phê tại Singapore.

Khảo sát Reuters: giá cà phê tăng 25% vào cuối năm 2019

20-3-2019

Giá cà phê arabica sẽ tăng gần 20% vào cuối năm 2019 khi Brazil bước vào thời kì mất mùa của chu kì hai năm xảy ra một lần, nhờ đó đưa thị trường vào tình trạng thâm hụt toàn cầu, theo một cuộc khảo sát của Reuters với 9 thương lái và nhà phân tích.

Giá cà phê Arabica Brazil giảm do đồng Real ở mức thấp

27-3-2019

CEPEA cho biết trong báo cáo mới nhất, giá cà phê Arabica ở Brazil đã giảm xuống mức thấp hơn 400 BRL/bao vào những ngày đầu tháng 3, do giá tham chiếu quốc tế giảm sâu. Vào ngày 12 tháng 3, Chỉ số CEPEA / ESALQ cho cà phê arabica loại 6 (giao tại São Paulo) đóng cửa ở mức 395,58 BRL/bao, mức thấp nhất hàng ngày kể từ ngày 30 tháng 1 năm 2014, theo giá trị thực của IGP-DI tháng 1/2019).

Colombia hỗ trợ người trồng cà phê 19,4 triệu USD

30-3-2019

Chính phủ Colombia sẽ viện trợ thêm 60 tỷ peso (19,4 triệu đô la) cho nông dân trồng cà phê bị ảnh hưởng bởi giá cà phê ở mức thấp và đang phải vật lộn để kiếm sống, liên đoàn nông dân nước này cho biết hôm thứ 5 vừa qua.

Cà phê Châu Á: Việt Nam đối mặt với hạn hán, giao dịch phục hồi tại Indonesia

11-3-2019

Nông dân trồng cà phê tại Việt Nam đang vật lộn để đảm bảo đủ nước cho cây trong mùa khô, trong khi giao dịch đã bắt đầu phục hồi tại Indonesia trong bối cảnh một vụ thu hoạch phụ.

Giá cà phê kì hạn giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2006

7-3-2019

Giá cà phê kì hạn giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2006 tại New York khi thị trường phải đối mặt với tình trạng dư cung toàn cầu.

Kenya tụt lại sau Uganda, Ethiopia trong sản xuất cà phê

5-4-2019

Gần hai thập kỉ trước, ngành cà phê ở Kenya đã đạt được những thành tựu đáng ấn tượng. Sản lượng đạt yêu cầu, giá tăng cao và thu nhập của người nông dân ổn định.

Massimo Zanetti hoàn tất việc mua lại Cafés Nandi của Bồ Đào Nha

2-3-2019

Tập đoàn Massimo Zanetti, Italy cho biết chi nhánh công ty Iberia đã kí kết một thỏa thuận mua lại Cafés Nandi của Bồ Đào Nha, công ty vốn hoạt động mảng dịch vụ thực phẩm và là chủ của một vùng sản xuất sẽ giúp tập đoàn thúc đẩy sản xuất cà phê ở quốc gia này.

Giá giảm sâu, Colombia muốn rời bỏ sàn cà phê New York.

28-2-2019

Cà phê của Colombia có thể được biết đến là tốt nhất trên thế giới, nhưng điều đó không có nghĩa là quốc gia Nam Mỹ có thể kiếm được nhiều dollar cho sản phẩm này.

Jamaica phát triển giải pháp dài hạn cho ngành cà phê quốc gia

24-2-2019

Chính phủ Jamaica đang thực hiện các giải pháp dài hạn để nâng cao vị thế ngành cà phê trên thị trường quốc tế trong thời gian tới.