LÚA GẠO

Bản tin phân tích thị trường lúa gạo tháng 8/2018

Cập nhật ngày: 31 | 08 | 2018

Bản tin phân tích thị trường lúa gạo tháng 8/2018

Khối lượng gạo xuất khẩu trong tháng 8 năm 2018 ước đạt 441 nghìn tấn với giá trị đạt 209 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm 2018 ước đạt 4,4 triệu tấn và đạt kim ngạch 2,2 tỷ USD, tăng 6,8% về khối lượng và tăng 22,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá gạo xuất khẩu bình quân các tháng đầu năm 2018 được đánh giá là cao hơn cùng kỳ năm 2017 (giá bình quân 7 tháng là 507 USD/tấn, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2017). Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2018 với 24,7% thị phần. Tuy nhiên, lượng gạo xuất sang Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2018 chỉ đạt 927 nghìn tấn với kim ngạch 491 triệu USD , giảm 32,8% về khối lượng và giảm 21,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Bảy tháng đầu năm 2018, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là Indonesia(tăng 67,5 lần so với cùng kỳ năm 2017), Irắc (tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2017), Philippine(tăng gấp 2 lần), Hồng Kông(tăng 61,3%), Malaysia với (tăng 39,4%), Bờ Biển Ngà (33,5%) và Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (11%).

Trong tháng 7 giá gạo trắng 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam tăng nhẹ, đạt trung bình 395 USD/tấn, tăng 2,7% so với tháng trước, thấp hơn giá trung bình gạo cùng loại của Thái Lan (404 USD/ tấn) và Ấn Độ (398 USD/ tấn). Tại ĐBSCL, trong khi nhu cầu thu gom từ các doanh nghiệp chưa cao, lũ lụt liên tiếp khiến chất lượng lúa tươi giảm, nên giá lúa trung bình giảm. Giá lúa tươi IR50405 bình quân 4.850 đồng/kg, giá lúa khô IR50405 bình quân 5.850 đồng/kg, thấp hơn 100 – 200đồng/kg so với cùng kỳ tháng trước, chỉ có lúa khô giống Jasmine và lúa thơm tăng nhẹ đạt trung bình 6.500 đồng/kg, tăng khoảng 200 đồng/kg so với tháng trước. So với cùng kỳ 2017, giá lúa các loại cao hơn từ 200 – 400 đồng/kg.

Về chủng loại gạo xuất khẩu, xuất khẩu các loại gạo thơm, gạo Jasmine, gạo Japonica và gạo tấm trong tháng 7 tăng mạnh. Trong đó, gạo thơm, gạo Jasmine chiếm 39,7% tổng gạo xuất khẩu, đạt kim ngạch 92,6 triệu USD, tăng 27% so với tháng trước, tăng mạnh ở các thị trường châu Phi như Bờ Biển Ngà, Ghana. Kim ngạch xuất khẩu gạo Japonica đạt 15,6 triệu USD, tăng 66,6%, các thị trường chính là Papua New Guinea và Hàn Quốc. Trong khi đó, xuất khẩu gạo nếp tiếp tục giảm mạnh trong tháng 7, chỉ đạt kim ngạch 9,8 triệu USD (giảm 50% so với tháng 6) do tác động của chính sách tăng thuế nhập khẩu gạo của Trung Quốc. Trong tháng 7/2018, xuất khẩu các loại gạo trắng 15% tấm và 25% tấm sang các thị trường Indonesia, Philippines và Trung Quốc giảm do nhu cầu nhập khẩu giảm. Xuất khẩu gạo trắng 5% tấm vẫn ổn định.

Dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam từ nay đến cuối năm sẽ tăng do nhu cầu nhâp khẩu của thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines, Indonesia, Iraq và các nước châu Phi tăng lên. Philippines có nhu cầu nhập khẩu thêm 500.000 – 800.000 tấn từ này đến cuối năm để bổ sung kho dự trữ đang cạn kiệt và ổn định giá gạo trong nước; các doanh nghiệp Trung Quốc vừa qua cũng đã làm việc với các doanh nghiệp ĐBSCL để tìm cơ hội hợp tác trong thương mại gạo, đáp ứng nhu cầu thị trường lớn của nước này. Indonesia và các nước châu Phi cũng có nhu cầu nhập khẩu trong các tháng cuối năm để đối phó với sản xuất suy giảm do bão lũ, Hàn Quốc cũng sẽ mở thầu mua thêm 92.783 tấn gạo lứt hạt trung và dài vào ngày 3/9/2018, giao hàng từ 30/11 đến 31/12/2018. Ngoài ra, sản lượng lúa của Campuchia sụt giảm đáng kể do ảnh hưởng của lũ lụt liên tiếp từ cuối tháng 7 vừa qua có thể khiến xuất khẩu gạo của Campuchia trong các tháng tới giảm sút. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cao cấp của Việt Nam tiếp cận các thị trường nhập khẩu truyền thống của Campuchia như Trung Quốc, châu Âu để cung cấp nguồn thay thế.

Chính phủ vừa thông qua Nghị định 107/2018/NĐ-CP về xuất khẩu gạo (có hiệu lực từ ngày 1/10/2018) thay thế cho Nghị định 109/2010/NĐ-CP. Nghị định 107 đã nới lỏng các quy định về kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến lúa gạo cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng như đơn giản hóa thủ tục hải quan cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo; với gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng xuất khẩu không cần có giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông. Chính sách thông thoáng này sẽ tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng thị trường mà không cần ủy thác qua doanh nghiệp khác, đẩy mạnh xuất khẩu các loại gạo cao cấp, gạo đặc sản đang có nhu cầu tiêu thụ lớn từ các thị trường như Trung Quốc, châu Âu, châu Phi, Iraq, Cu Ba, các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.

Lưu ý:

Mặc dù xuất khẩu gạo trong các tháng tiếp theo được dự báo sẽ có nhiều cơ hội do nhu cầu nhập khẩu các nước tăng. Tuy nhiên, ngành gạo cũng sẽ phải cạnh tranh về giá từ các đối thủ Thái Lan, Ấn Độ khi giá xuất khẩu của các nước này liên tục giảm do đồng baht và đồng Rupee suy yếu so với đồng USD. Ngoài ra, gạo Việt Nam còn gặp phải cạnh tranh với Ấn Độ và Thái Lan về chất lượng và phương thức phân phối vào thị trường lớn như Trung Quốc khi đã có 19 doanh nghiệp Ấn Độ chính thức được chấp thuận xuất khẩu gạo không phải là gạo basmati sang nước này và Thái Lan đã ký thỏa thuận cung cấp 10.000 tấn gạo cao cấp sang thị trường này thông qua kênh thương mại điện tử. Với điều kiện xuất khẩu đã được nới lỏng thông qua Nghị định mới, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần nắm bắt cơ hội để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Theo IPSARD-MARD

TIN TỨC KHÁC

Giá hỗ trợ tối thiểu đối với gạo non - basmati có thể khiến xuất khẩu gạo của Ấn Độ sụt giảm

31-8-2018

Xuất khẩu gạo non - basmati của Ấn Độ có khả năng bị ảnh hưởng trong ngắn và trung hạn vì giá hỗ trợ tối thiểu (MSP) tăng 13% trong giai đoạn 2018 - 2019 đối với giống lúa thường, theo một báo cáo.

Bộ Công Thương thúc đẩy doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam mua gạo

17-8-2018

Việc mời doanh nghiệp nhập khẩu lương thực của Trung Quốc sang giao dịch, mua hàng là cơ hội tốt để doanh nghiệp hai bên tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu, chủng loại, chất lượng và giá gạo. Doanh nghiệp Trung Quốc mong muốn hợp tác phân phối gạo ở hệ thống siêu thị tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).

Bangladesh_Sản lượng đầu ra vụ mùa Boro đạt kỉ lục mới

14-8-2018

Sản xuất gạo trong mùa vụ boro vừa rồi đã tăng lên mức kỉ lục là 19,5 triệu tấn, như vậy tổng sản lượng năm nay đã đạt 36,2 triệu tấn, đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam giảm nhẹ trở lại

7-8-2018

Giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới, tăng trong tuần này với lo ngại về sản lượng thấp vì lượng mưa dưới mức trung bình, trong khi các thương lái tại Thái Lan và Việt Nam theo dõi sát khả năng lũ lụt ở các vùng trồng lúa lớn.

Bản tin phân tích thị trường lúa gạo tháng 7/2018

3-8-2018

Bản tin phân tích thị trường lúa gạo tháng 7/2018

Xuất khẩu gạo chạm ngưỡng 2 tỷ USD trong 7 tháng

3-8-2018

Nhờ giá gạo của Việt Nam luôn đứng ở mức cao, trong 7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu gạo đã tăng 12,8% về lượng và tăng đến 32% về giá trị...

Giá gạo Campuchia phục hồi: RBD

31-7-2018

Hôm 19/7, Ngân hàng Phát triển Nông thôn (RDB) Campuchia cho biết, giá gạo trắng đã tăng nhẹ trở lại từ đợt giảm mạnh

Bộ Thương mại Thái Lan đặt mục tiêu tăng xuất khẩu gạo cao cấp sang Trung Quốc

17-7-2018

Bộ Thương mại Thái Lan đặt mục tiêu tăng xuất khẩu gạo cao cấp sang Trung Quốc

4.48 triệu ha đất lúa tại Thái Lan được bảo hiểm

16-7-2018

Gần 4,48 triệu ha đất trồng lúa tại Thái Lan, thuộc về 1,91 triệu nông dân tại Thái Lan được bảo hiểm trong niên vụ 2018, trong khi chỉ 6% diện tích đất được bảo hiểm năm 2017 nộp yêu cầu bồi thường, theo lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông nghiệp (BAAC) cho hay. Để được xác nhận yêu cầu bồi thường trong trường hợp thiệt hại sản xuất, những người yêu cầu bảo hiểm phải đăng ký là nông dân trồng lúa tại Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, theo chủ tịch BAAC Apirom Sukprasert cho hay.

Thái Lan phê chuẩn gói hỗ trợ hơn 1 tỷ USD cho niên vụ lúa bắt đầu từ tháng 11 tới

16-7-2018

Hội đồng quản lý và chính sách ngành gạo quốc gia Thái Lan hồi tuần trước vừa phê chuẩn gói các chính sách hỗ trợ cho niên vụ lúa 2018/19 bắt đầu từ tháng 11 tới.

Tồn kho gạo giảm, tổng thống Duterte bị hối thúc thông qua luật thuế nhập khẩu gạo

14-7-2018

Theo dữ liệu của Cơ quan Thống kê Philippines (PSA), tính đến ngày 1/6, tổng tồn kho gạo tại Philippines là 2,36 triệu tấn.

Nhu cầu yếu, giá gạo Ấn Độ tiếp tục ở mức thấp nhất trong gần 14 tháng

13-7-2018

Nhu cầu yếu và dự báo nguồn cung mới tăng lên, đang gây áp lực lên giá gạo tại các nước xuất khẩu gạo lớn trên khắp châu Á trong tuần này. Giá gạo chào bán từ Ấn Độ – nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới hiện nay – vẫn ở mức thấp nhất trong gần 14 tháng trong bối cảnh đồng Rupee yếu đi so với đồng USD.