CÀ PHÊ

Ngành cà phê Thái Lan kêu gọi chính phủ chấm dứt hạn ngạch thuế đối với cà phê nhập khẩu

Cập nhật ngày: 05 | 02 | 2018

Các nhà sản xuất Thái Lan đang kêu gọi chính phủ dỡ bỏ hệ thống hạn ngạch thuế đối với nhập khẩu cà phê hạt. Thái Lan chỉ có thể sản xuất 25.000 – 26.000 tấn cà phê hạt hàng năm, phần lớn dùng cho tiêu dùng nội địa, buộc nước này phụ thuộc vào nguồn cà phê nhập khẩu khoảng 50.000 – 60.000 tấn hàng năm.

“Hệ thống hạn ngạch thuế hiện hành và các điều kiện mà chính phủ yêu cầu các nhà sản xuất mua cà phê hạt từ nông dân địa phương ở mức giá đảm bảo chắc chắn sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các nhà sản xuất cà phê nội địa trong tương lai gần, do chi phí sản xuất vượt nguồn cà phê nhập khẩu, đặc biệt là từ Úc, nước mà Thái Lan có thỏa thuận thương mại tự do”, theo nhận định của ông Varri Sodprasert, chủ tịch Hiệp hội Cà phê Thái Lan. “Úc nổi lên với công nghệ rang hiện đại và các thương hiệu mạnh”.

Thái Lan và Úc đã ký Thỏa thuận thương mại tự do Thái Lan – Úc (TAFTA) vào ngày 5/7/2004. Từ năm 2005, Úc đã dỡ bỏ các dòng thuế đối với hơn 83% các hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan, bao gồm rau quả tươi, dứa đóng hộp và nước dứa thực phẩm chế iến, các phương tiện chở khách hạng nhỏ và xe tải nâng hàng, và đá quý, trang sức. Thuế đối với 17% các sản phẩm hàng hóa còn lai, bao gồm các sản phẩm nhựa, cao su và các sản phẩm từ cao su, và vải và bông, đã được xóa bỏ trong giai đoạn 2010 – 2015.

TAFTA kêu gọi Thái Lan dỡ bỏ các quy định thuế đối với 50% tất cả các hàng hóa nhập khẩu từ Úc kể từ ngày 1/1/2005 phần lớn trong số đó là các nguyên liệu thô như quặng sắt, nhiên liệu và hóa chất. Thuế đối với 45% hàng hóa nhập khẩu từ Úc đã giảm từ năm 2010, với 5% còn lại bao gồm sữa và các sản phẩm thịt (thịt bò, thịt lợn, sữa và phô mai) và trà và cà phê, đang được dần dần dỡ bỏ trong giai đoạn 2020 – 2025.

Đồng thời, theo các nghĩa vụ cam kết với WTO, Thái Lan đã dỡ bỏ các hạn ngạch thuế đối với 15 trong tổng số 23 nhóm các hàng hóa nông sản. Ngoài ra, Thái Lan cũng đồng ý tăng hạn ngạch hàng năm thêm 5 – 10%.

Oramon Sapthaweetham, quyền tổng giám đốc cơ quan đàm phán thương mại Thái Lan, TAFTA cho rằng Thái Lan phải dỡ bỏ hoàn toàn cơ chế hạn ngạch thuế và giảm thuế nhập khẩu đối với cà phê hạt tươi, cà phê hạt đã rang và cà phê hòa tan từ ngày 1/1/2020. Cà phê hạt được xếp trong nhóm hàng hóa nông sản là đối tượng của hạn ngạch thuế 5,25 tấn hàng năm với mức thuế 4%. Chính phủ Thái Lan đặt mức thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch đối với cà phê hạt lên đến 81%. Hạn ngạch đối với nhập khẩu cà phê hòa tan là 134 tấn hàng năm, với mức thuế trong hạn ngạch là 5,33% và thuế ngoài hạn ngạch là 44,1%.

Theo bà Ratree Menprasert, giám đốc cục nghiên cứu kinh tế nông nghiệp tại Văn phòng Kinh tế Nông nghiệp cho biết, trong 5 năm qua, Thái Lan sản xuất trung bình hàng năm 26.000 tấn cà phê hạt, với nhu cầu tăng từ 70.000 tấn lên 90.000 tấn trong 5 năm qua

Năm 2018, bà Menprasert cho rằng nhu cầu có thể tăng vọt lên gần 100.000 tấn, dẫn tới Thái Lan sẽ phải nhập khẩu khoảng 58.000 – 60.000 tấn. “Trong 5 năm qua, sản xuất cà phê tại Thái Lan liên tục suy giảm. Chất lượng cà phê cũng không đồng đều do nông dân, có đến 70% tập trung tại miền nam Thái Lan, không lựa chọn giống cà phê chất lượng cao và thiếu kiến thức trồng trọt để cải thiện chất lượng các giống cà phê. Hơn nữa, thời tiết biến động thất thường cũng có tác động tiêu cực lên sản xuất của nông dân”.

Theo Bangkok Post (gappingworld.com)

TIN TỨC KHÁC

Tổng hợp các dự báo cung – cầu cà phê niên vụ 2017 – 18

24-1-2018

Dự báo cân bằng cung – cầu cà phê thế giới là một công việc khó khăn, thể hiện qua sự khác biệt trong các ước tính cho niên vụ 2017 – 18, trong đó không có đồng thuận rõ ràng về liệu thị trường sẽ thặng dư hay thâm hụt.

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với trà, cà phê: Nhiều ý kiến trái chiều

12-1-2018

Mới đây, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế cà phê hòa tan, trà đóng gói vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo đó, Bộ này đề xuất hai phương án: áp dụng mức thuế suất 10% hoặc 20% từ năm 2019. Trước đề xuất này, nhiều bộ ngành yêu cầu Bộ Tài chính làm rõ những cơ sở tăng thuế và rất cần lưu ý đến việc nâng cao giá trị gia tăng đối với hai ngành hàng này.

Conab: Sản lượng cà phê năm 2018 của Brazil dự báo cao kỷ lục

19-1-2018

Theo cơ quan thống kê Brazil Conab, Brazil sẽ thu hoạch sản lượng cà phê cao kỷ lục trong năm 2018. Nhận định này tương đồng với nhận định của thị trường về vụ sản xuất cà phê bội thu của Brazil trong năm 2018.

Dự trữ cà phê tại các kho của Mỹ đến cuối tháng 12/2017

20-1-2018

Dự trữ cà phê tại các kho của Mỹ đến cuối tháng 12/2017

ICO nâng dự báo nguồn cung cà phê, áp lực giảm giá tăng

15-1-2018

Theo Commerzbank, tình hình nguồn cung cà phê càng dồi dào hơn khi ICO nâng dự báo dự trữ cho cả niên vụ hiện tại và niên vụ trước. ICO vừa nâng ước tính thặng dư cà phê toàn cầu thêm 94.000 bao lên 1,18 triệu bao trong niên vụ 2017 – 18, chủ yếu phản ánh mức sản lượng cà phê toàn cầu cao kỷ lục 158,8 triệu bao. Đối với năm 2016 – 17 kết thúc vào tháng 9/2017, ICO cũng nâng ước tính thặng dư cà phê thêm 257.000 bao nữa lên 2,63 triệu bao.

ICO dự báo nguồn cung cà phê toàn cầu tăng nhẹ

11-1-2018

ICO dự báo nguồn cung cà phê toàn cầu tăng nhẹ

Liệu giá cà phê có phục hồi trong năm 2018?

10-1-2018

Giá cà phê diễn biến tương đối tiêu cực trong năm 2017, bất chấp những phân tích cho rằng thị trường cà phê toàn cầu thâm hụt. Tác động của sự thâm hụt này, bằng chứng là dữ liệu xuất khẩu giảm từ Brazil và Việt Nam, đã không được thể hiện do tồn kho cao tại các nước nhập khẩu.

Tin vắn ngành cà phê 10/01/2018

10-1-2018

Tin vắn ngành cà phê 10/01/2018

Ở nơi có 400 ha cà phê 20 năm không sử dụng thuốc sâu

5-1-2018

Về xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng, chúng tôi không khỏi bất ngờ, bởi đây là xã chuyên canh 1.500ha cà phê, trong đó có khoảng 400ha trong suốt 20 năm không sử dụng thuốc BVTV nhưng năng suất vẫn đạt từ 4 – 6 tấn/ha.

Xuất khẩu cà phê Ấn Độ tăng 17% trong năm 2017, triển vọng tiêu cực trong năm 2018

6-1-2018

Trong năm 2017, xuất khẩu cà phê Ấn Độ tăng khoảng 17% lên 380.000 tấn và tăng 8% về giá trị lên 958,8 triệu USD. Tại Ấn Độ, hàm lượng cà phê nội địa sử dụng trong cà phê hòa tan đã tăng gần gấp đôi trong năm 2017. Các nhà xuất khẩu nhận định tình hình năm 2018 có thể không tốt như năm 2017 do triển vọng giá và sản lượng nội địa đều không tốt.

Tin vắn ngành cà phê ngày 23/12

23-12-2017

Tin vắn ngành cà phê ngày 23/12

Tái canh cà phê ở khu vực Tây Nguyên: Còn nhiều khó khăn!

22-12-2017

Thời gian qua, quán triệt chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (Agribank), các chi nhánh Agribank trên địa bàn khu vực Tây Nguyên đã tích cực triển khai chương trình cho vay tái canh cà phê, tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn, quá trình triển khai còn nhiều khó khăn, cần sớm có giải pháp tháo gỡ.