LÚA GẠO

Người tiêu dùng châu Á khó tính đẩy xuất khẩu gạo Nhật đạt kỷ lục

Cập nhật ngày: 29 | 08 | 2017

Xuất khẩu gạo Nhật tăng mạnh 28% trong nửa đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm 2016, đạt 5.589 tấn, mức cao kỷ lục trong các nửa đầu năm được ghi nhận, nhưng tăng trưởng đagn chậm lại do giá quá cao đẩy người tiêu dùng đến các lựa chọn khác rẻ hơn.

Thị phần xuất khẩu gạo Nhật lớn nhất thuộc về Hong Kong, với mức tăng trưởng 24% trong cùng kỳ so sánh lên 1.906 tấn, dữ liệu chính thức của Nhật Bản cho thấy. Singapore đứng thứ 2 với 1.400 tấn, tăng 25%.

Xuất khẩu gạo Nhật cũng tăng do ẩm thực Nhật Bản đang ngày càng được ưa chuộng trên thị trường thế giới, đồng thời người tiêu dùng có nhu cầu đối với gạo sạch và ngon cơm. Công ty Shinmei tại Kobe – nhà xuất khẩu gạo lớn nhất của Nhật Bản với thị phần chiếm gần 30%, xuất khẩu khoảng 3.000 tấn gạo hàng năm. Công ty con của Shinmei là chuỗi nhà hàng băng chuyền sushi Genki Sushi đang mở rộng vào thị trường Hong Kong và chuỗi nhà hàng sushi cao cấp Sen-Ryo của công ty này luôn sử dụng gạo Nhật. HTX nông nghiệp JA Minaho hợp tác với Shinmei để bắt đầu xuất khẩu gạo sang Trung Quốc trong năm nay. Xuất khẩu gạo của nhà bán lẻ Kitoku Shinryo sang Trung Quốc tăng 10% trong nửa đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm 2016 lên 690 tấn.

Liên đoàn các HTX Nông nghiệp quốc gia, còn được biết đến với tên gọi Zen-Noh, đặt mục tiêu tăng giá trị xuất khẩu gạo thêm khoảng 60% lên 41,1 triệu USD từ năm tài khóa hiện tại đến năm tài khóa 2019. Nhưng tăng trưởng xuất khẩu gạo năm nay sẽ không đạt mức 51% như năm 2016 do nông dân chuyển trọng tâm sang sản xuất gạo làm TACN. Và do giá gạo nội địa Nhật đang tăng cao, nguồn cung gạo cho xuất khẩu sẽ khó đảm bảo, theo nhận định của Kitoku Shinryo.

Chính phủ Nhật Bản gộp gạo cho xuất khẩu và gạo làm TACN vào cùng một nhóm nhưng lại chỉ trợ cấp cho nhóm gạo làm TACN, do các quy định của WTO cấm trợ cấp xuất khẩu trực tiếp. Khoản tiền trợ cáp lên tới 105.000 Yên/0,1ha đang khiến nhiều nông dân có động lức sản xuất gạo làm TACN.

Một vấn đề khác là giá gạo Nhật đắt đỏ hơn các loại gạo khác, do chi phí sản xuất cao hơn, cộng với chi phí vận chuyển và chiết khấu cho các nhà bán buôn địa phương. Tại một siêu thị Trung Quốc, giá gói gạo 2kg xuất xứ nội địa có giá 54 NDT, tương đương 8,12 USD, trong khi giá gạo Nhật Koshihikari đóng gói tương đương có giá gấp gần 3 lần, lên tới 148 NDT.

Ngay cả khi xuất khẩu gạo Nhật đạt mức cao kỷ lục thì lượng gạo xuất khẩu cũng chỉ bằng chưa đến 1% xuất khẩu gạo của Mỹ. Chủ tịch Shinmei Mitsuo Fujio cho rằng “10.000 tấn gạo một năm là quá nhỏ”, so với quy mô hiện tại của thịt rường. Cạnh tranh hiệu quả với các nhà xuất khẩu gạo như Thái Lan và Ấn Độ sẽ buộc cac nhà sản xuất gạo Nhật Bản phải hạ chi phí sản xuất.

Theo Nikkei Asia

Theo Gappingworld

TIN TỨC KHÁC

Rủi ro thiên tai ngày càng tăng tại châu Á Thái Bình Dương

24-8-2017

Châu Á Thái Bình Dương sẽ đối mặt với nhiều bão và áp thấp nhiệt đới lớn, khi nhiệt độ toàn cầu đang trên đà tăng do tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ ràng, một báo cáo gần đây cảnh báo.

Chính phủ Philippines ban hành quy định chi tiết nhập khẩu gạo theo MAV

23-8-2017

Các thương nhân nội địa Philippines có thể bắt đầu áp dụng các giấy phép để nhập khẩu gạo theo cơ chế Lượng tiếp cận tối thiểu (Minimum Access Volume – MAV) từ ngày 29/8, theo hướng dẫn chi tiết được Cơ quan Thực phẩm Quốc gia (NFA) ban hành gần đây.

Bangladesh ký thỏa thuận thương mại 1 triệu tấn gạo với Thái Lan

18-8-2017

Bangladesh vừa ký biên bản ghi nhớ (MoU) mua 1 triệu tấn gạo Thái Lan hàng năm, và đồng ý khởi động các cuộc thảo luận với Thái Lan về hình thành một thỏa thuận thương mại tự do song phương (FTA), nhằm gấp đôi giá trị thương mại song phương lên 2 tỷ USD đến năm 2021.

Bangladesh có thể sẽ không nhập khẩu gạo Thái Lan do giá cao

16-8-2017

Theo Bộ lương thực, Bangladesh có thể sẽ hủy giao dịch nhập khẩu gạo Thái Lan do giá cao. Trước đó giao dịch nhập khẩu gạo giữa Bangladesh và Ấn Độ cũng bị hủy vì lý do này. Gần đây nhập khẩu gạo của Bangladesh tăng đột biến do ảnh hưởng của lũ quét và giá gạo nội địa cao.