Cập nhật ngày:
12 | 07 | 2017
Tương lai ngành lúa gạo và an ninh lương thực ở châu Phi đang chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết như hạn hán, xâm mặn, lũ lụt và nhiệt độ ngày càng tăng.
Lúa được trồng ở nhiều vùng khí hậu khác nhau ở châu Phi, từ các khu vực khí hậu lạnh ở vùng cao (Madagascar, Ethiopia, và Rwanda) tới các vùng có khí hậu cực kỳ nóng (khu vực Sahel, Ai Cập).
Để xác định ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa gạo, các nhà phân tích của Trung tâm Lúa gạo Châu Phi (AfricaRice) đã ước lượng được sự thay đổi của nhiệt độ trung bình (ΔT) và tổng lượng mưa (ΔP) trong suốt vụ lúa. Các kịch bản biến đổi khí hậu kết hợp với bản đồ lúa và cấu trúc cây lúa của của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI). Phân tích được chia thành ba giai đoạn (2030, 2050 và 2070), 4 kịch bản trong hai mùa (mùa khô và mùa mưa) đã được phát triển và đặt tên là Các đường đại diện tập trung (RCP 2.6, 4.5, 6.0, and 8.5).
Dự báo lượng mưa rất đa dạng; lượng tăng vào mùa mưa chủ yếu ở Trung Phi (Nigeria, Niger, Chad, và South Sudan) và phía bắc Ethiopia giảm dần ở Đông Phi và Madagascar ở tất cả các kịch bản RCPs. Nhiệt độ tăng tối đa sẽ tăng ở hầu hết các quốc gia theo các kịch bản RCP khác nhau, ở các mức độ khác nhau. Nhiệt độ tăng mạnh nhất được dự đoán ở Mali và các vùng biên giới tại Burkina Faso, nơi nhiệt độ trung bình hiện nay đang ở mức cao, dao động từ 30 độ C đến 41 độ C trong mùa sinh trưởng của cây lúa. Khu vực nhiệt độ tăng cao thứ hai là vùng trải dài từ Ethiopia đến Zimbabwe. Nhiệt độ tăng ở vùng cao của các nước này có thể tạo ra các cơ hội mới cho người nông dân trồng lúa.
Nguồn: http://ricetoday.irri.org/future-rice-climates-in-africa/
AGROINFO