Cập nhật ngày:
07 | 04 | 2017
Theo Ủy ban Chi phí và Giá Nông sản (CACP), năm 2017, sản lượng gạo của Ấn Độ sẽ đạt 107 triệu tấn. “Để giải quyết các vấn đề trong chuỗi giá trị gạo, chúng tôi cần phải tăng cường 4 mảng – công nghệ, hỗ trợ thể chế, cơ sở hạ tầng và động lực sản xuất.
Theo Ủy ban Chi phí và Giá Nông sản (CACP), năm 2017, sản lượng gạo của Ấn Độ sẽ đạt 107 triệu tấn. “Để giải quyết các vấn đề trong chuỗi giá trị gạo, chúng tôi cần phải tăng cường 4 mảng – công nghệ, hỗ trợ thể chế, cơ sở hạ tầng và động lực sản xuất. Tất cả 4 mảng này đều quan trọng và cần được kết hợp với nhau”, theo ông Vijay Paul Sharma, chủ tịch CACP nhận định. Ông kỳ vọng khu vực tư nhân hợp tác với chính phủ và các thể chế nghiên cứu có thể đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy năng suất. Khuyến nông cũng đóng vai trò lớn trong khuếch tán công nghệ từ phòng thí nghiệm tới đồng ruộng.
Liên đoàn ngành Ấn Độ (CII) cùng với Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) và Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) đã tổ chức một hội thảo về công nghệ, chiến lược và chính sách về gạo.
Theo Shyam Khadka, đại diện FAO tại Ấn Độ, biến đổi khí hậu có tác động tiêu cực lên sản xuất lúa gạo và với đặc trưng năng suất lúa gạo rất khác nhau tại Ấn Độ, công nghệ cần được điều chỉnh và không chuẩn hóa cho mọi vấn đề.
Theo V Shankar, chủ tọa hội nghị, mặc dù đạt sản lượng đạt mức cao kỷ lục 106,65 triệu tấn, với năng suất trung bình 2,39 tấn/ha trong niên vụ 2013/14, Ấn Độ vẫn cần sản xuất thêm 120 triệu tấn gạo đến năm 2030 để đáp ứng nhu cầu của 1,5 tỷ dân dự đoán tới thời điểm đó, với diện tích đất canh tác ít hơn, nước ít hơn, lao động ít hơn và tối ưu hóa sử dụng tất cả đầu vào nông nghiệp.
Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất tại các nước đang phát triển và cũng là lương thực thiết yếu cho hơn 60% dân số Ấn Độ. Do đó, bên cạnh ứng dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, đối với Ấn Độ, canh tác lúa gạo bền vững, thu mua tạm trữ và marketing, các nhà làm chính sách và các tác nhân trong ngành phải giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng hạt giống, bảo vệ thực vật, sử dụng đầu vào nông nghiệp có chất lượng cao và bền vững, giảm chi phsi sản xuất, giảm giá thành trong điều kiện đất đai manh mún, liên kết trong chuỗi giá trị, cơ sở hạ tầng, hậu cần và các chính sách xuất nhập khẩu liên quan đến gạo.
Theo Financial Express
Theo Gappingworld