CÀ PHÊ

Ông giáo bỏ nghề, lập công ty sản xuất 14 loại cà phê chất lượng

Cập nhật ngày: 03 | 04 | 2017

Với việc tự tạo ra quy trình trồng - chế biến - phân phối khép kín, ông Ngô Tấn Giác ở Gia Lai đã đưa 14 loại cà phê ra thị trường trong và ngoài nước dưới thương hiệu Cà phê Thu Hà.

Cà phê Thu Hà là một trong những thương hiệu cà phê lâu đời ở phố Núi

Xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ trước, từ một cái tên của quán nước nhỏ, sau 40 năm, Thu Hà Cà phê đã trở thành thương hiệu đặc trưng của cà phê vùng Tây Nguyên và góp phần tạo nên tên tuổi sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế. Một số người cho rằng: "Đến Pleiku, nhưng chưa đến quán Cà phê Thu Hà là bạn mới biết Pleiku một nửa". Thương hiệu này đã gắn liền với hình ảnh cây cà phê trên vùng đất đỏ. Để có được thành quả như ngày hôm nay, ông Ngô Tấn Giác - Giám đốc công ty phải trải qua không ít giai đoạn khó khăn.

Vốn là người gốc Mũi Né, Phan Thiết và là dân sư phạm chính gốc, năm 1981, khi đến Pleiku, ông Giác tình cờ gặp người bạn đời sau này. Từ đó, ông quyết định sinh sống và lập nghiệp tại vùng đất Tây Nguyên. Những năm 80 của thế kỷ trước, nghề giáo mang lại thu nhập bấp bênh cho những người như ông Giác. Những khó khăn của cuộc sống thường nhật tại vùng đất mới khiến ông phải từ bỏ nghề đứng lớp và tìm cách xoay sở kinh tế. Có thời điểm, vợ chồng ông chấp nhận cảnh "buôn thúng bán bưng" ngoài chợ để kiếm tiền lo chi phí sinh hoạt.

Từ một gợi ý của người quen, ông tính tới chuyện mở quán bán cà phê. Tận dụng ngay tấm biển "Cà phê Thu Hà" - tên quán cũ của người em bên gia đình vợ; ông tiếp tục xin bàn ghế cũ về gia cố lại, đồng thời mua nợ cà phê để phục vụ khách hàng tới quán.

Thời gian đầu mới mở, quán khá vắng khách nhưng điều đó không làm ông nản lòng. Nhờ chăm chỉ học cách pha chế mà cà phê của quán ông có hương vị đậm đà, thơm ngon hơn, khách đến quán cũng ngày một đông. Vợ chồng ông bắt đầu có thu nhập để mua sắm thêm các vật dụng phục vụ hoạt động của quán. Năm 1986, với số tiền tích lũy ít ỏi, ông đầu tư 6 sào đất để canh tác cà phê, phục vụ nhu cầu bán quán.

Một năm sau đó, phần lớn các hộ nhận đất cùng thời điểm với gia đình ông đều bỏ cuộc, do chưa nắm được kỹ thuật canh tác, lại thêm đường đi không thuận lợi, sản phẩm khó bán buôn... Tuy nhiên, ông Ngô Tấn Giác cho rằng, cây cà phê sẽ mang đến nhiều triển vọng kinh tế trong tương lai. Do đó, dù hoàn cảnh gia đình không khả quan hơn so với các hộ trong vùng nhưng ông vẫn quyết định đầu tư mở rộng diện tích trồng cà phê và sử dụng chính lợi nhuận của quán bán để duy trì trồng vườn. 

Ban đầu, ông mua lại hoặc được sang nhượng vườn của những hộ xung quanh. Năm 2015, diện tích trồng cà phê của ông lên tới 15 ha. Muốn có hướng đi mới, tạo được hương vị riêng cho sản phẩm của phê của mình, ông Giác đã tự tạo nên quy trình trồng - chế biến - phân phối khép kín. Nguồn nguyên liệu đảm bảo và bí quyết chế biến riêng giúp ông chủ động hơn trong kinh doanh.

Trước đây, suy nghĩ của ông chỉ dừng lại ở việc tạo ra một sản phẩm chất lượng, hợp gu người thưởng thức nhưng sau đó, khi vấn đề thương hiệu bắt đầu được quan tâm, ông Giác lại tích lũy thêm kinh nghiệm để nâng giá trị thương hiệu cà phê Thu Hà. Cụ thể, ngoài việc xây dựng nhãn mác, bao bì, công nghệ đóng gói và quảng cáo, ông Giác còn tự đi khảo sát thị trường châu Âu và học hỏi thêm.

Cà phê Thu Hà được xây dựng theo chuỗi khép kín 

Đến nay, Cà phê Thu Hà đã đưa ra thị trường 14 loại sản phẩm cà phê khác nhau, xuất hiện tại nhiều siêu thị lớn trên cả nước như BigC, Metro, Vinatex Mart…, đáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng. Sau 40 năm hình thành và phát triển, cà phê Thu Hà đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và vươn ra thế giới.

Trong những năm qua, sản phẩm cà phê Thu Hà luôn duy trì danh hiệu thương hiệu nổi bật của cà phê Tây Nguyên, được người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao. Giám đốc công ty - ông Ngô Tấn Giác cũng nhận được kỷ niệm chương của Bộ Công nghiệp năm 2000, người có công sức góp phần đưa ngành cà phê Gia Lai nói riêng, cà phê Việt Nam nói chung đến với mọi người; kỷ niệm chương năm 2008 của Hội Người cao tuổi Trung Ương; Cúp vàng thương hiệu an toàn Vì sức khỏe cộng đồng - Cục vệ sinh An toàn (Bộ Y tế) cấp năm 1998; Doanh nhân tiêu biểu của tỉnh Gia Lai nhiều năm liền...

Theo Vnexpress

TIN TỨC KHÁC

Tìm lời giải cho bài toán giải ngân vốn tái canh cây cà phê

3-4-2017

Tây Nguyên hiện có hơn 450 nghìn ha cà phê, chiếm trên 90% diện tích cà phê cả nước nhưng có đến trăm ngàn héc ta già cỗi là nguyên nhân sụt giảm cả sản lượng và chất lượng cà phê toàn vùng. Việc trồng lại hoặc phục hồi diện tích cà phê già cỗi ở Tây Nguyên đang được đặc biệt chú trọng.

Sản xuất cà phê thích ứng biến đổi khí hậu

3-4-2017

Vừa qua, tại TP. Pleiku (Gia Lai), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp sản xuất cà phê thích ứng biến đổi khí hậu...

Giống cà phê đạt chuẩn VnSAT phục vụ tái canh cây cà phê ở Tây Nguyên

1-4-2017

Đến nay, toàn dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) đã công nhận 14 vườn ươm đạt chuẩn (Đắk Lắk: 6; Đắk Nông: 5; Lâm Đồng: 3) với tổng diện tích vườn ươm là 87.26 m2 với tổng số cây giống thực sinh và cây chồi ghép hàng năm là 9.050.000 cây có thể cung cấp cho nhu cầu tái canh là 7.143ha.

Giá cà phê ngày 1/4/2017

1-4-2017

Giá cà phê trên thị trường Việt Nam và thế giới đều giảm nhẹ

Giá cà phê ngày 31/3/2017

31-3-2017

Giá cà phê trên thị trường Việt Nam giảm nhẹ 200 đ/kg. Trên thị trường thế giới tiếp tục có những diễn biến trái chiều nhau

Dự án VnSAT thúc đẩy ngành cà phê Tây Nguyên

30-3-2017

Mới đây, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch năm 2017 (Hợp phần cà phê).

Giá cà phê ngày 30/3/2017

30-3-2017

Hôm nay, giá cà phê trên thị trường Việt Nam tăng trở lại, trong khi đó trên thị trường thế giới đang có diễn biến giá trái chiều nhau.

Lo số phận 30.000 người trồng cà phê, viết tâm thư gửi Thủ tướng

29-3-2017

Mặc dù đang sở hữu diện tích 17.000ha cà phê với 30.000 công, nhân viên lao động, nhưng thực trạng ở Tổng Công ty (TCT) Cà phê Việt Nam đang rất bết bát, khó khăn do quá trình triển khai cổ phần hóa tại TCT này diễn ra quá chậm trễ.

Giá cà phê ngày 29/3/2017

29-3-2017

Hôm nay, giá cà phê trên thị trường Việt Nam và thế giới đã giảm trở lại.

Phát triển cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu: Đâu là giải pháp?

28-3-2017

Những năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) không còn là điều cảnh báo nữa mà nó đã thể hiện rõ rệt bằng những tác động tiêu cực vào sản xuất nông nghiệp ở khu vực Tây Nguyên, nhất là với cà phê, một trong những cây công nghiệp chủ lực của vùng. Mặc dù vậy, các địa phương, doanh nghiệp và người dân vẫn còn đánh giá thấp mức độ rủi ro ngày càng tăng do tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp.

Giá cà phê ngày 28/3/2017

28-3-2017

Giá cà phê hôm nay tăng mạnh trên cả thị trường Việt Nam và thế giới.

Đấu tranh thay thế cà phê già cỗi

20-3-2017

Thiếu vốn và hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân vùng Tây Nguyên cản trở các nỗ lực thay thế cây cà phê già cỗi, năng suất kém. Bồ Xuân Hiệp đưa tin.