THUỶ HẢI SẢN

Ngành cá Nhật Bản đối diện với khủng hoảng

Cập nhật ngày: 03 | 02 | 2017

Tương lai của thị trường thủy sản Nhật Bản, vốn hiện đã ở vị thế rất lớn, đang ở trở nên bất định do một trong những đặc sản trên thị trường này: cá ngừ vây xanh.

Tsukiji tại Nhật Bản là thị trường cá lớn nhất thế giới và được biết đến không chỉ bởi quy mô mà còn bởi những phiên đấu giá gây tranh cãi mặt hàng cá ngừ vây xanh đang gặp nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, hiện thị trường này đang đối diện với cuộc khủng hoảng hệt như loài cá này.

Một thị trường thay thế đã được xây dựng nhưng không chỉ trên một khu đất bị ô nhiễm mà còn ở vị trí xa xôi so với các nhà hàng sushi đắt đỏ mà thị trường này cung ứng hàng hóa cho. Thị trường Tsukiji hiện còn là một điểm thu hút du lịch lớn, các nhà giao dịch lo ngại thị trường sẽ không có tương lai sáng sủa tại địa điểm giao dịch mới mặc dù đây có thể là tin vui cho loài cá ngừ vây xanh.

Các nhà bảo tồn động vật đã bị xúc phạm khi hồi đầu tháng 212kg loài cá này đã được giao dịch trong phiên đấu giá với tổng giá trị cao chót vót 517.000 USD. Mức giá cao quá mức này được đưa ra nhằm quảng cáo cho chủ nhà hàng giàu có Kiyoshi Kimura. Những nhà vận động bảo vệ động vật cho biết loài cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương đang bị tảng lờ trước ánh hào quang của vụ đấu giá trên.

Nhật Bản đang tiếp tục phản kháng lại các lời kêu gọi về một thời kỳ tạm ngừng khai thác loài cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương mặc dù số lượng loài cá này đã giảm mạnh 97%. “Mọi người nên suy nghĩ về cách nhìn của họ đối với vụ đấu giá trên”, theo Jamie Gibbon, thuộc Pew Charitable Trusts, phát biểu.

Mức giá trong phiên đấu giá trên cao một cách bất thường, có nghĩa là mỗi miếng sushi cá ngừ từ loài cá này sẽ có giá thành gấp khoảng 25 lần chi phí thông thường của các nhà hàng của Kimura. Thế nhưng đây vẫn chưa phải là mức giá cao kỷ lục.

Mức giá cao kỷ lục được ghi nhận cũng bởi Kimura vào năm 2013 khi ông này trả 1,4 triệu Bảng cho 222kg cá ngừ vây xanh, mức giá đã gây shock trên toàn thế giới và mang lại tiếng tăm vô giá cho chuỗi nhà hàng sushi của ông, vốn đã là chuỗi nhà hàng thành công nhất Nhật Bản.

Năm nay, Vua cá ngừ Nhật Bản tuyên bố rằng mức giá trên hơi đắt nhưng “tôi hạnh phúc rằng tôi đã chiến thắng trong phiên đấu giá đã chào bán cá ngừ có chất lượng tốt”. Tuyên bố của ông khiến các nhà bảo tồn động vật tức giận khi loài cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương đang bị khai thác với tốc độ cao gấp 3 lần so với khuyến cáo của các nhà khoa học. Tháng 7/2016, Pew Charitable Trusts kêu gọi một thời gian tạm ngừng khai thác cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương kéo dài 2 năm để loài cá này có thể khôi phục.

Trong tháng 12/2016, 25 nước đánh bắt cá ngừ cùng với EU đã đạt được thỏa thuận về các biện pháp khẩn cấp nên được thực thi để bảo tồn loài cá này nhưng Nhật Bản phản đối lại những lời kêu gọi về một giai đoạn tạm ngừng khai thác và các đề xuất về cắt giảm mạnh các hạn ngạch đánh bắt. “Nếu tình trạng khai thác này tiếp diễn với tốc độ hiện tại, nguồn lợi cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương sẽ giảm xuống mức không còn bền vững cho khai thác thương mại, nhưng các nhà chức trách Nhật Bản khăng khăng rằng giảm khai thác sẽ đặt gánh nặng quá lớn lên ngư dân. Các lợi ích ngắn hạn đang được đặt lên trước bảo tồn dài hạn”.

Nhật Bản là nước tiêu dùng lớn nhất của cá ngừ vây xanh, chiếm khoảng 80% tổng sản lượng khai thác toàn cầu. Đây cũng là nguyên liệu giá cao trong món sushi và sashimi, và một lát cắt từ phần dưới bùng béo của con cá có giá tới hàng ngàn Yên tại các nhà hàng đắt đỏ của Tokyo.

Quan niệm phổ biến cho rằng cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương có hình dáng tốt hơn những người chị em tại Đại Tây Dương – nơi nguồn lợi cá ngừ vây xanh cũng đã giảm 95% kể từ thập niên 1960s đến nay nhưng những nghiên cứu mới đây cho thấy tương lai của loài cá này cũng rất bấp bênh.

Nhật Bản là một trong những nước phản kháng lại các nỗ lực của UN trong việc áp đặt lệnh cấm khai thác lên cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương để nguồn lợi loài cá này phục hồi và đang phản ứng tương tự trong trường hợp khai thác cá ngừ vây xanh Thái Bình dương mặc dù các nguồn cung tại thị trường Tsukiji đang liên tục giảm.

Sự biến mất của loài cá ngừ vây xanh không phải là mối đe dọa duy nhất đối với thị trường Tokyo – nơi các giao dịch thủy sản trị giá đến 15,5 triệu Bảng/ngày. Hơn 400 loài thủy sản đang được giao dịch hàng ngày tại thị trường này và tạo ra khoảng 60.000 việc làm. Thị trường Nhật Bản là thị trường thủy sản lớn khi tiêu thụ cá trên đầu người Nhật Bản (khoảng 27 kg/người/năm) cao hơn bất cứ nước này nhưng nhu cầu xuất khẩu thủy sản Nhật Bản sang Hàn Quốc, Trung Quốc và thậm chí châu Âu cũng đang tăng lên.

Cái tên Tsukiji đồng nghĩa với một sự đảm bảo chất lượng cho người mua nhưng địa điểm mới được đề xuất lại được cho biết là một nơi ô nhiễm với các chất độc nguy hiểm, mặc trên một đảo nhân tạo tại Tokyo Bay, vốn là một cơ sở cho một nhà máy hóa chất. Địa điểm này được biết đến là nơi ô nhiễm nghiêm trọng nhưng được cho là đã được dọn sạch trước khi hoạt động xây dựng bắt đầu. Tuy nhiên, người ta cho rằng lớp đất sạch đã được dùng để che đậy lớp đất ngầm bẩn thỉu chưa bao giờ được kiểm tra theo yêu cầu của lãnh đạo mới của Tokyo là bà Yuriko Koike, khi nồng độ benzene tại đây được cho là cao gấp 79 lần so với giới hạn an toàn mà chính phủ đặt ra. Một số nhà giao dịch nghi ngờ việc đẩy nhanh di dời chợ Tsukiji đã khiến các đợt kiểm tra chất lượng nước ngầm bị thay đổi để các kê hoạch được phê chuẩn nhanh hơn.

Hiện tại, mức độ ô nhiễm đã rõ ràng và việc di dời chợ Tsukiji bị hoãn cho các đợt kiểm tra tiếp theo, dự kiến diễn ra vào cuối tháng này. Đây là tin tốt cho các nhà giao dịch bởi họ không mong muốn di chuyển ra xa khỏi các khách hàng truyền thống. “Tôi không muốn rời xa nơi này. Ginza có hơn 200 tiệm sushi. Nét văn hóa này được hình thành bởi nơi này do chúng tôi ở gần khách hàng. Chỉ cần 10 phút đi bộ từ các tiệm sushi tới chợ”, theo ông Toichiro Iida với hoạt động kinh doanh của gia đình ông tại đây đã trải qua 8 thế hệ. Được thành lập vào thế kỷ 19 khi các shogun vẫn trị vì Nhật Bản, doanh nghiệp gia đình này đã thành lập tại một chợ cá cũ, bị phá hủy trong đợt động đất Kanto vào năm 1923 và tồn tại ở chợ Tsukiji từ năm 1935.

Ông Iida lo sợ cho tương lai bất định không chỉ bởi việc di dời chợ mà còn bởi nguồn cung cá ngừ vây xanh ngày càng giảm. “Khi tôi bắt đầu làm việc tại chợ này hàng ngày, trong mỗi phiên đấu giá chúng tôi có thể có 5.000 cá ngừ đông lạnh và khoảng 2.000 – 2.500 con cá ngừ tươi”, ông nhớ lại. “Nhưng giờ đây chúng tôi chỉ có chưa tới 1.000 cá ngừ đông lạnh mỗi ngày và khoảng 200 hoặc 100 hoặc thậm chí ít hơn cá ngừ tươi hàng ngày. Tôi nghĩ có thể điều tương tự đang diễn ra như đối với loài cá voi”.

Theo The National Scotland

Gappingworld

TIN TỨC KHÁC

Các siêu thị tại Ý ngừng bán cá tra

2-2-2017

Các siêu thị tại Ý đã quyết định ngừng bán cá tra do những lo ngại liên quan đến dư lượng kháng sinh cao tại các trại nuôi. Các nhà bán lẻ như Esselunga đã thực thi lệnh cấm và Coop đã loại cá tra khỏi danh sách các hàng hóa chào bán, theo báo Messagerro đưa tin.

Công ty thủy sản Ấn Độ cho ra mắt sàn thương mại điện tử

20-1-2017

Công ty thủy sản WestCoast Group đã cho ra mắt sàn thương mại điện tử thủy sản trong một nỗ lực nhằm trở thành một trong những người dẫn đầu xu hướng thương mại điện tử và cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng ở Mumbai.

Các khuynh hướng trái ngược trên thị trường cá ngừ đóng hộp toàn cầu

18-1-2017

Xuất khẩu Trong nửa đầu năm 2016, 6 nước xuất khẩu cá ngừ đóng hộp lớn nhất thế giới theo thứ tự là: Thái Lan, Ecuador, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Indonesia và Mauritius. So với cùng kỳ năm 2015, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp giảm từ Thái Lan (-3,4%) và Mauritius (-3,6%), nhưng tăng từ Ecuador (+3,6%), Tây Ban Nha (+6,8%), Trung Quốc (+15,7%), và Indonesia (+4,6%).

Lệnh cấm nhập khẩu tôm của Úc không tác động mạnh tới Thái Lan

18-1-2017

Theo Bộ trưởng Thương mại Apiradi Tantraporn, lệnh cấm nhập khẩu của Úc đối với tôm chưa chế biến từ các nước châu Á, bao gồm Thái Lan trong 6 tháng do sự bùng phát dịch bệnh đốm trắng có thể sẽ không tác động tới xuất khẩu tôm của Thái Lan.

Ấn Độ: Kiểm tra nhanh giúp ngăn chặn thiệt hại lớn trong ngành tôm

18-1-2017

Các nhà khoa học từ Agharkar Research Institute (ARI), tại Pune, Maharashtra, đã phát triển một phương pháp thử mới để phát hiện virus gây bệnh đốm trắng trên tôm.

Nguồn cung bạch tuộc toàn cầu có khuynh hướng tăng

17-1-2017

Hiện nguồn cung bạch tuộc toàn cầu đang có khuynh hướng tăng do sản lượng khai thác tăng. Năm 2015, sản lượng bạch thuộc toàn cầu tăng 6,7% so với năm 2014. Sản lượng khai thác tăng tập trung chủ yếu ở các nước xuất khẩu lớn, bao gồm Morocco, Mauritania and Mexico, trong khi sản lượng khai thác tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hàn Quốc giảm.

Úc cấm nhập khẩu tôm chưa chế biến từ Thái Lan

16-1-2017

Gần đây, Úc đã ban lệnh tạm thời cấm nhập khẩu tôm chưa chế biến từ Thái Lan nhưng theo Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Apiradi Tantraporn, lệnh cấm này ít tác động tới xuất khẩu tôm của Thái Lan do nước này chủ yếu xuất khẩu tôm chế biến sang thị trường Úc.

Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 7,1 tỷ USD năm 2017

14-1-2017

Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ NNPTNT đã đặt mục tiêu đạt giá trị xuất khẩu thủy sản 7,1 tỷ USD trong năm 2017.

2016 là năm FDA ghi nhận số lượng kỷ lục lô hàng tôm bị từ chối do kháng sinh cấm

12-1-2017

Cơ quan Thực phẩm và Thuốc của Mỹ (FDA) vừa công bố thông tin liên quan đến các lô hàng bị từ chối trong tuần cuối cùng của tháng 11 và tháng 12/2016. Tổng cộng có 7/270 (2,6%) số lô hàng bị từ chối trong tháng 11 – 12/2016 là mặt hàng tôm có chứa các kháng sinh cấm.

Argentina tăng mạnh xuất khẩu tôm trong năm 2016

11-1-2017

Mặc dù dữ liệu xuất khẩu 2 tháng cuối năm 2016 vẫn chưa được cập nhật nhưng rõ ràng năm 2016 sẽ là năm ghi nhận cao kỷ lục của mặt hàng tôm đỏ Argentina, cả về sản lượng khai thác và kim ngạch xuất khẩu.

Thủy sản Ấn Độ đặt cược vào các thị trường Nam Mỹ trong năm tài khóa 2016/17

10-1-2017

Theo nhận định của MPEDA, triển vọng xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ trong năm 2017 cải thiện và các nhà xuất khẩu nước này sẽ tập trung vào các thị trường Nam Mỹ như Argentina, Brazil và Chile để đảm bảo có nhiều đặt hàng hơn. Theo yêu cầu của các nhà xuất khẩu, cơ quan thương mại Ấn Độ đang lên kế hoạch dẫn đầu một phái đoàn thương mại tới xúc tiến giao thương tại các thị trường này.