THUỶ HẢI SẢN

Các siêu thị tại Ý ngừng bán cá tra

Cập nhật ngày: 02 | 02 | 2017

Các siêu thị tại Ý đã quyết định ngừng bán cá tra do những lo ngại liên quan đến dư lượng kháng sinh cao tại các trại nuôi. Các nhà bán lẻ như Esselunga đã thực thi lệnh cấm và Coop đã loại cá tra khỏi danh sách các hàng hóa chào bán, theo báo Messagerro đưa tin.

Tập đoàn Esselunga tuyên bố rằng theo chính sách của công ty, cá tra sẽ không bao giờ được bày bán tại hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp này, ở mọi dạng tươi, đông lạnh hoặc ở dạng nguyên liệu.

Chi nhánh tại Ý của Carrefour cũng được dự báo sẽ có động thái tương tự sau khi giảm lượng cá tra chào bán tại Phap và Bỉ, cảnh báo rằng các trại nuôi cá tra có tác động lớn tới môi trường. Chuỗi bán lẻ này đảm bảo rằng một khi các kho dự trữ cá tra hiện tại được bán hết, loại cá này sẽ không bao giờ được bán trở lại.

Ngoài ra, theo nhật báo tại Ý, vùng Emilia-Romagna dự kiến sẽ loại bỏ cá tra ra khỏi thực đơn của các trường học và thay thế bằng cá xanh từ biển Adriatic. Cá tra đã trở nên phổ biến tại thị trường châu Âu nhờ giá thành rẻ, năng suất cao (tăng trưởng nhanh) và sản lượng thịt cao (ít phần thừa và rất nhiều thịt). Hiện nay, loại cá này đã chiếm lĩnh nhiều thị phần từ các phân khúc thủy sản giá cao hơn. Hầu hết nguồn cung cá tra thương phẩm trên thị trường quốc tế đến từ ĐBSCL của Việt Nam cũng như từ Thái Lan, Campuchia và Lào, nhưng tồn tại nhiều phản đối mạnh về điều kiện an toàn thực phẩm của cá tra được nuôi tại các nước châu Á này.

Trong khi đó, sau 4 năm triển khai, dự án “Chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam” (SUPA) do Liên minh châu Âu (EU) tại trợ, chủ trì bởi Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC) hợp tác triển khai với WWF – Việt Nam, WWF – Áo và VASEP  vừa báo cáo những kết quả tích cực. Mỗi công ty sản xuất cá tra tham gia vào dự án sẽ nhận được hỗ trợ từ dự án, đã tiết kiệm được từ 2 – 5 tỷ VNĐ, giảm sử dụng nước 28,5%, giảm nước thải vào môi trường 28%, giảm tiêu thụ điện 18,6%, và giảm 2.000 tấn khí nhà kính phát thải vào môi trường hàng năm.

Trong dự án SUPA, WWF-Áo đã phát kiến và phát triển các ý tưởng mới để xúc tiến thương mại mặt hàng cá tra vào thị trường EU, với 3 ý tưởng nổi bật là:

  • Cải thiện đóng gói và thông tin vận chuyển trên bao bì sản phẩm;
  • Phát triển các nhóm sản phẩm mới và các nhóm khách hàng mới;
  • Thúc đẩy và xây dựng hình ảnh của sản phẩm.

Theo FIS

Gappingworld

TIN TỨC KHÁC

Công ty thủy sản Ấn Độ cho ra mắt sàn thương mại điện tử

20-1-2017

Công ty thủy sản WestCoast Group đã cho ra mắt sàn thương mại điện tử thủy sản trong một nỗ lực nhằm trở thành một trong những người dẫn đầu xu hướng thương mại điện tử và cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng ở Mumbai.

Các khuynh hướng trái ngược trên thị trường cá ngừ đóng hộp toàn cầu

18-1-2017

Xuất khẩu Trong nửa đầu năm 2016, 6 nước xuất khẩu cá ngừ đóng hộp lớn nhất thế giới theo thứ tự là: Thái Lan, Ecuador, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Indonesia và Mauritius. So với cùng kỳ năm 2015, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp giảm từ Thái Lan (-3,4%) và Mauritius (-3,6%), nhưng tăng từ Ecuador (+3,6%), Tây Ban Nha (+6,8%), Trung Quốc (+15,7%), và Indonesia (+4,6%).

Lệnh cấm nhập khẩu tôm của Úc không tác động mạnh tới Thái Lan

18-1-2017

Theo Bộ trưởng Thương mại Apiradi Tantraporn, lệnh cấm nhập khẩu của Úc đối với tôm chưa chế biến từ các nước châu Á, bao gồm Thái Lan trong 6 tháng do sự bùng phát dịch bệnh đốm trắng có thể sẽ không tác động tới xuất khẩu tôm của Thái Lan.

Ấn Độ: Kiểm tra nhanh giúp ngăn chặn thiệt hại lớn trong ngành tôm

18-1-2017

Các nhà khoa học từ Agharkar Research Institute (ARI), tại Pune, Maharashtra, đã phát triển một phương pháp thử mới để phát hiện virus gây bệnh đốm trắng trên tôm.

Nguồn cung bạch tuộc toàn cầu có khuynh hướng tăng

17-1-2017

Hiện nguồn cung bạch tuộc toàn cầu đang có khuynh hướng tăng do sản lượng khai thác tăng. Năm 2015, sản lượng bạch thuộc toàn cầu tăng 6,7% so với năm 2014. Sản lượng khai thác tăng tập trung chủ yếu ở các nước xuất khẩu lớn, bao gồm Morocco, Mauritania and Mexico, trong khi sản lượng khai thác tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hàn Quốc giảm.

Úc cấm nhập khẩu tôm chưa chế biến từ Thái Lan

16-1-2017

Gần đây, Úc đã ban lệnh tạm thời cấm nhập khẩu tôm chưa chế biến từ Thái Lan nhưng theo Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Apiradi Tantraporn, lệnh cấm này ít tác động tới xuất khẩu tôm của Thái Lan do nước này chủ yếu xuất khẩu tôm chế biến sang thị trường Úc.

Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 7,1 tỷ USD năm 2017

14-1-2017

Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ NNPTNT đã đặt mục tiêu đạt giá trị xuất khẩu thủy sản 7,1 tỷ USD trong năm 2017.

2016 là năm FDA ghi nhận số lượng kỷ lục lô hàng tôm bị từ chối do kháng sinh cấm

12-1-2017

Cơ quan Thực phẩm và Thuốc của Mỹ (FDA) vừa công bố thông tin liên quan đến các lô hàng bị từ chối trong tuần cuối cùng của tháng 11 và tháng 12/2016. Tổng cộng có 7/270 (2,6%) số lô hàng bị từ chối trong tháng 11 – 12/2016 là mặt hàng tôm có chứa các kháng sinh cấm.

Argentina tăng mạnh xuất khẩu tôm trong năm 2016

11-1-2017

Mặc dù dữ liệu xuất khẩu 2 tháng cuối năm 2016 vẫn chưa được cập nhật nhưng rõ ràng năm 2016 sẽ là năm ghi nhận cao kỷ lục của mặt hàng tôm đỏ Argentina, cả về sản lượng khai thác và kim ngạch xuất khẩu.

Thủy sản Ấn Độ đặt cược vào các thị trường Nam Mỹ trong năm tài khóa 2016/17

10-1-2017

Theo nhận định của MPEDA, triển vọng xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ trong năm 2017 cải thiện và các nhà xuất khẩu nước này sẽ tập trung vào các thị trường Nam Mỹ như Argentina, Brazil và Chile để đảm bảo có nhiều đặt hàng hơn. Theo yêu cầu của các nhà xuất khẩu, cơ quan thương mại Ấn Độ đang lên kế hoạch dẫn đầu một phái đoàn thương mại tới xúc tiến giao thương tại các thị trường này.