THUỶ HẢI SẢN

Lệnh cấm nhập khẩu tôm của Úc không tác động mạnh tới Thái Lan

Cập nhật ngày: 18 | 01 | 2017

Theo Bộ trưởng Thương mại Apiradi Tantraporn, lệnh cấm nhập khẩu của Úc đối với tôm chưa chế biến từ các nước châu Á, bao gồm Thái Lan trong 6 tháng do sự bùng phát dịch bệnh đốm trắng có thể sẽ không tác động tới xuất khẩu tôm của Thái Lan.

Theo bà Apiradi, phần lớn tôm Thái Lan xuất sang Úc là tôm được chế biến và tôm hấp, lên đến khoảng 10.000 tấn hàng năm. Chính phủ Úc đã cấm nhập khẩu tôm chưa chế biến từ các nước châu Á từ ngày 9/1 sau khi phát hiện virus đốm trắng trong tôm bán trong các cửa hàng, sau khi một đợt bùng phát bệnh đốm trắng tại khu vực nuôi tôm của Queensland. Tuy nhiên, bà Apiradi cho biết các nhà chức trách có thẩm quyền, từ cả khu vực nhà nước và tư nhân, đang theo dõi tình hình chặt chẽ để hạn chế thiệt hại phát sinh.

Úc có hệ thống quy định tiêu chuẩn chất lượng ngặt nghèo. “Các nhà chức trách Thái Lan hiện đang chuẩn bị thảo luận với những người đồng cấp tại Úc để dỡ bỏ lệnh cấm này càng sớm càng tốt do chúng ta không xuất khẩu tôm chưa chế biến. Nếu chúng ta thuyết phục được Úc dỡ bỏ lệnh cấm, điều này sẽ củng cố uy tín quốc tế cho tôm Thái Lan”, bà Apiradi nhận định.

Theo Bộ Thương mại Thái Lan, trong 11 tháng đầu năm 2016, Thái Lan đã xuất khẩu 31,1 triệu USD tôm chế biến và tôm hấp sang Úc, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2015. Thái Lan ước xuất khẩu khoảng 200.000 tấn tôm trong năm 2016, tăng 25% về lượng và 23% về giá trị so với năm 2015.

Năm 2017, xuất khẩu tôm Thái Lan được dự đoán tăng trưởng khoảng 10 – 15%, nhờ nguồn cung tôm nội địa đạt mức cao nhất trong 4 năm sau khi thành công trong khống chế bệnh tôm chết sớm. Trước khi bùng phát dịch bệnh này, Thái Lan sản xuất khoảng 500.000 – 600.000 tấn tôm hàng năm.

Theo Bangkok Post

Gappingworld

TIN TỨC KHÁC

Ấn Độ: Kiểm tra nhanh giúp ngăn chặn thiệt hại lớn trong ngành tôm

18-1-2017

Các nhà khoa học từ Agharkar Research Institute (ARI), tại Pune, Maharashtra, đã phát triển một phương pháp thử mới để phát hiện virus gây bệnh đốm trắng trên tôm.

Nguồn cung bạch tuộc toàn cầu có khuynh hướng tăng

17-1-2017

Hiện nguồn cung bạch tuộc toàn cầu đang có khuynh hướng tăng do sản lượng khai thác tăng. Năm 2015, sản lượng bạch thuộc toàn cầu tăng 6,7% so với năm 2014. Sản lượng khai thác tăng tập trung chủ yếu ở các nước xuất khẩu lớn, bao gồm Morocco, Mauritania and Mexico, trong khi sản lượng khai thác tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hàn Quốc giảm.

Úc cấm nhập khẩu tôm chưa chế biến từ Thái Lan

16-1-2017

Gần đây, Úc đã ban lệnh tạm thời cấm nhập khẩu tôm chưa chế biến từ Thái Lan nhưng theo Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Apiradi Tantraporn, lệnh cấm này ít tác động tới xuất khẩu tôm của Thái Lan do nước này chủ yếu xuất khẩu tôm chế biến sang thị trường Úc.

Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 7,1 tỷ USD năm 2017

14-1-2017

Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ NNPTNT đã đặt mục tiêu đạt giá trị xuất khẩu thủy sản 7,1 tỷ USD trong năm 2017.

2016 là năm FDA ghi nhận số lượng kỷ lục lô hàng tôm bị từ chối do kháng sinh cấm

12-1-2017

Cơ quan Thực phẩm và Thuốc của Mỹ (FDA) vừa công bố thông tin liên quan đến các lô hàng bị từ chối trong tuần cuối cùng của tháng 11 và tháng 12/2016. Tổng cộng có 7/270 (2,6%) số lô hàng bị từ chối trong tháng 11 – 12/2016 là mặt hàng tôm có chứa các kháng sinh cấm.

Argentina tăng mạnh xuất khẩu tôm trong năm 2016

11-1-2017

Mặc dù dữ liệu xuất khẩu 2 tháng cuối năm 2016 vẫn chưa được cập nhật nhưng rõ ràng năm 2016 sẽ là năm ghi nhận cao kỷ lục của mặt hàng tôm đỏ Argentina, cả về sản lượng khai thác và kim ngạch xuất khẩu.

Thủy sản Ấn Độ đặt cược vào các thị trường Nam Mỹ trong năm tài khóa 2016/17

10-1-2017

Theo nhận định của MPEDA, triển vọng xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ trong năm 2017 cải thiện và các nhà xuất khẩu nước này sẽ tập trung vào các thị trường Nam Mỹ như Argentina, Brazil và Chile để đảm bảo có nhiều đặt hàng hơn. Theo yêu cầu của các nhà xuất khẩu, cơ quan thương mại Ấn Độ đang lên kế hoạch dẫn đầu một phái đoàn thương mại tới xúc tiến giao thương tại các thị trường này.