THUỶ HẢI SẢN

2016 là năm FDA ghi nhận số lượng kỷ lục lô hàng tôm bị từ chối do kháng sinh cấm

Cập nhật ngày: 12 | 01 | 2017

Cơ quan Thực phẩm và Thuốc của Mỹ (FDA) vừa công bố thông tin liên quan đến các lô hàng bị từ chối trong tuần cuối cùng của tháng 11 và tháng 12/2016. Tổng cộng có 7/270 (2,6%) số lô hàng bị từ chối trong tháng 11 – 12/2016 là mặt hàng tôm có chứa các kháng sinh cấm.

Trong cả năm 2016, FDA đã từ chối 133 lô hàng tôm do kháng sinh cấp – mức ghi nhận cao thứ 3 kể từ năm 2002.

fda-refusals-2016-1

Số lô hàng tôm bị từ chối do nhiễm kháng sinh thời kỳ 2015-16 giảm mạnh là do Cảnh báo nhập khẩu (Import Alert) của FDA hồi đầu năm 2016 đối với mặt hàng tôm Malaysia. Do tôm Malaysia rời bỏ thị trường Mỹ nên số lượng các lô hàng bị từ chối giảm mạnh. Tuy nhiên, số lượng lô hàng tôm Malaysia bị từ chối tăng mạnh đã thúc đẩy FDA tăng cường tập trung vào kháng sinh trong tôm nhập khẩu nói chung. Nếu số liệu thống kê trên không tính các lô hàng tôm từ Malaysia thì báo cáo của FDA chỉ ra rằng cơ quan này đã từ chối nhiều lô hàng tôm hơn do các lý do liên quan đến kháng sinh cấm trong năm 2016 nhiều hơn bất cứ năm nào có ghi nhận dữ liệu.

fda-refusals-2016-2

Tổng số lô hàng tôm bị từ chối trong năm 2016 phần lớn đến từ 3 nước: Ấn Độ (95), Việt Nam (17), và Trung Quốc (15). Số lô hàng tôm Ấn Độ bị từ chối trong năm 2016 cao chưa từng có và tổng số lô hàng tôm Ấn Độ bị từ chối trong năm vừa qua đã bằng với số lô hàng tôm Trung Quốc bị từ chối từng được ghi nhận cao nhất:

fda-refusals-2016-3

7 lô hàng tôm bị FDA từ chối trong tháng 11-12 vừa qua đều từ Việt Nam và Trung Quốc và được báo cáo bởi 4 cơ quan FDA bang:

  • Tan Phong Phu Seafood Company (Việt Nam), công ty hiện không có trong các danh sách cảnh báo nhập khẩu 16-124 or 16-129, nhưng là công ty Việt Nam đầu tiên có trong danh sách cảnh báo nhập khẩu 16-127 do chloramphenicol trong 2 lô hàng tôm vào 30/3/2016, có 2 lô hàng tôm bị từ chối do nhiễm chloramphenicol và salmonella tại Chicago trong tháng 12/2016;
  • Nha Trang Seaproduct Company (Việt Nam), công ty hiện không có trong các danh sách cảnh báo nhập khẩu 16-124, 16-127, hay 16-129, có 1 lô hàng tôm bị từ chối do chứa dư lượng thuốc BVTV tại bang Southwest trong tháng 12/2016;
  • Thuan Phuoc Seafoods and Trading (Việt Nam), công ty có trong danh sách cảnh báo nhập khẩu 16-124 do chloramphenicol trong tôm từ 12/21/2013, có 1 lô hàng tôm bị từ chối do chứa dư lượng thuốc BVTV trong tháng 12/2016 tại Los Angeles;
  • Shenzen Speed Ocean Intl Transp (Trung Quốc), công ty không được miến trừ khỏi cảnh báo nhập khẩu 16-131, có 1 lô hàng tôm bị từ chối do dư lượng thuốc BVTV tại New York;
  • Oemerida International Trade (Trung Quốc), công ty không được miễn trừ khỏi danh sách cảnh báo nhập khẩu 16-131, có 1 lô hàng tôm chứa dư lượng thuốc BVTV tại New York trong tháng 11/2016;
  • Yantai Fujiyasu Food Company Lim (Trung Quốc), công ty không đợc miến trừ khỏi cảnh báo nhập khẩu 16-131, có 1 lô hàng tôm bị từ chối do chứa dư lượng thuốc BVTV tại New York.

Theo Shrimp Alliance

Gappingworld

TIN TỨC KHÁC

Argentina tăng mạnh xuất khẩu tôm trong năm 2016

11-1-2017

Mặc dù dữ liệu xuất khẩu 2 tháng cuối năm 2016 vẫn chưa được cập nhật nhưng rõ ràng năm 2016 sẽ là năm ghi nhận cao kỷ lục của mặt hàng tôm đỏ Argentina, cả về sản lượng khai thác và kim ngạch xuất khẩu.

Thủy sản Ấn Độ đặt cược vào các thị trường Nam Mỹ trong năm tài khóa 2016/17

10-1-2017

Theo nhận định của MPEDA, triển vọng xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ trong năm 2017 cải thiện và các nhà xuất khẩu nước này sẽ tập trung vào các thị trường Nam Mỹ như Argentina, Brazil và Chile để đảm bảo có nhiều đặt hàng hơn. Theo yêu cầu của các nhà xuất khẩu, cơ quan thương mại Ấn Độ đang lên kế hoạch dẫn đầu một phái đoàn thương mại tới xúc tiến giao thương tại các thị trường này.