LÚA GẠO

Bám sát thị trường để ổn định lại giá xuất khẩu gạo

Cập nhật ngày: 20 | 02 | 2025

Từ cuối năm 2024 đến giữa tháng 2/2025, giá lúa gạo trong nước và giá gạo xuất khẩu liên tục giảm sâu. Tuy nhiên với nhận định nhu cầu thực tế của các nước nhập khẩu rất lớn, người sản xuất vẫn bám sát thị trường để khôi phục lại giá gạo xuất khẩu.

Nguồn: Baochinhphu.vn

Giá lúa gạo chưa phục hồi

Theo số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam ngày 18/2, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang duy trì ở mức dưới 400 USD/tấn. Cụ thể, gạo xuất khẩu 5% tấm đang được chào bán với giá 395 USD/tấn; gạo 25% tấm đang chào bán với giá 372 USD/tấn; gạo 100% tấm đang được chào bán với giá 310 USD/tấn.

Với mức giá hiện tại, gạo xuất khẩu của Việt Nam đang ở mức thấp nhất trong nhóm các quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới. Cụ thể, gạo xuất khẩu 5% tấm của Thái Lan đang được chào bán với giá 418 USD/tấn; gạo xuất khẩu 25% tấm đang được chào bán với giá 397 USD/tấn; gạo xuất khẩu 100% tấm được chào bán với giá 365 USD/tấn.

Tương tự, gạo xuất khẩu 5% tấm của Ấn Độ đang đứng ở mức 413 USD/tấn; gạo 25% tấm đứng ở mức 394 USD/tấn. Còn với gạo xuất khẩu 5% tấm của Pakistan đứng ở mức 402 USD/tấn; gạo 25% tấm đứng ở mức 370 USD/tấn; gạo 100% tấm đứng ở mức 337 USD/tấn.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2024 - 2025 dự báo đạt mức kỷ lục 532,66 triệu tấn, cao hơn gần 10 triệu tấn so với niên vụ trước.

Trong đó, sản lượng gạo của 4 quốc gia cung cấp gạo trên thế giới là Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan và Pakistan đều tăng so với niên vụ trước. Riêng sản lượng của Ấn Độ đạt 145 triệu tấn, tăng 7,2 triệu tấn so với năm trước, khiến nguồn cung thế giới trở nên dư thừa. Điều này khiến cho giá gạo liên tục lao dốc và đánh mất "thời kỳ hoàng kim".

Không chỉ nguồn cung tăng vọt, nhu cầu nhập khẩu cũng suy yếu rõ rệt. Khi tình trạng khan hiếm gạo do lệnh cấm của Ấn Độ kết thúc, nhiều khách hàng truyền thống của Việt Nam trì hoãn mua hàng do kỳ vọng giá sẽ còn giảm thêm.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) nhận định, thị trường gạo thế giới vừa đi qua giai đoạn giao dịch chậm so với chu kỳ hàng năm. Sự đảo chiều của giá lúa gạo trong nước và giá gạo xuất khẩu từ cuối năm 2024 được nhận định là do dư cung trên thị trường.

Trong khi các nước nhập khẩu lớn như Indonesia, Philippines đang tạm ngưng, giảm bớt, hoặc trì hoãn mua hàng để theo dõi diễn biến giá thì sản lượng gạo từ các nước sản xuất, xuất khẩu lớn, đặc biệt là Ấn Độ lại tăng mạnh.

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng giám đốc MXV - cho hay, áp lực nguồn cung tiếp tục đè nặng lên thị trường gạo toàn cầu, trong khi nhu cầu chưa có dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ. Với tình hình này, giá gạo thế giới vẫn sẽ còn chịu sức ép trong thời gian tới, ít nhất cho đến khi các nước nhập khẩu quay trở lại với nhu cầu mua hàng lớn hơn.

Phối hợp sản xuất và thị trường xuất khẩu gạo

Theo báo cáo cân đối cung cầu lúa gạo hàng hóa phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo năm 2025 của Bộ NN&PTNT gửi Bộ Công Thương, ước sản xuất cả năm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 3,778 triệu ha, năng suất bình quân ước 63,4 tạ/ha; sản lượng ước đạt 23,965 triệu tấn.

Trong số trên, tiêu thụ nội địa và sử dụng làm giống, thức ăn chăn nuôi... với khoảng 8,9 triệu tấn. Lúa hàng hóa ước khoảng 15,085 triệu tấn, tương đương 7,542 triệu tấn gạo hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu.

Bộ NN&PTNT đề xuất Bộ Công Thương tập trung đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào các tháng có sản lượng thu hoạch lớn là tháng 2, 3, 4, 7, 8 và tháng 9 trong năm 2025 để ứng phó với diến biến thị trường. Đồng thời, đề xuất Bộ Công Thương tăng cường xúc tiến thương mại để mở rộng các thị trường xuất khẩu gạo nhằm đảm bảo xuất khẩu hết lượng gạo hàng hóa, đồng thời đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu.

Bộ NN&PTNT cũng đề xuất cơ chế quản lý hệ thống thương lái thu mua lúa theo hướng chuyên nghiệp, có đăng ký kinh doanh, thương lái ký hợp đồng với nông dân sản xuất trên cơ sở hợp đồng ký với doanh nghiệp xuất khẩu về chủng loại giống, chất lượng lúa và các thương lái được hưởng các chính sách hỗ trợ như doanh nghiệp.

Bộ NN&PTNT cho biết, diện tích gieo cấy lúa năm 2025 cả nước ước đạt 7 triệu ha, giảm 132.000 ha. Năng suất bình quân ước đạt 61,6 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha so với cùng kỳ năm 2024. Sản lượng ước đạt 43,143 triệu tấn, giảm 323.000 tấn so với cùng kỳ năm 2024.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - cho hay, giá gạo giảm theo xu hướng của thế giới trong bối cảnh Ấn Độ đang "xả hàng" sau khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo cũng như bỏ thuế xuất khẩu. Sản lượng gạo trên thế giới dồi dào sẽ tác động đến giá gạo của thế giới, trong đó có cả các nước như Thái Lan, Pakistan chứ không riêng Việt Nam. "Giá gạo không thể nào tăng mãi được, khi đã lên đến đỉnh thì sẽ phải giảm. Giá gạo xuất khẩu cũng như chứng khoán, có lúc lên, lúc xuống, lúc tăng, lúc giảm. Đây là điều hết sức bình thường", ông Hải nói

Tuy nhiên, do gạo Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu và có những bạn hàng nhất định. Mặt khác, thời gian qua, doanh nghiệp Việt Nam đã tập trung nâng cao chất lượng gạo, xây dựng thương hiệu gạo khá tốt và có những bạn hàng nhất định, từ đó đã tìm kiếm được những thị trường xuất khẩu gạo mới. Do đó, nguồn lúa Đông Xuân (nhiều địa phương đã bắt đầu gieo sạ) sớm muộn cũng sẽ có thị trường.

Trong bối cảnh hiện tại, ông Trần Thanh Hải cho rằng, doanh nghiệp, người dân sản xuất lúa gạo cần trợ lực từ nhiều bên. Chẳng hạn, ngân hàng hỗ trợ vay vốn để tăng cường mua gạo tích trữ, nhân lúc giá đang xuống thấp, giúp bình ổn thị trường trong nước. Hoặc ngành tài chính nhanh chóng hoàn tất thủ tục hoàn thuế VAT để doanh nghiệp có điều kiện xoay vòng vốn.

Cùng với đó, để ứng phó kịp thời với tình hình xuất khẩu gạo hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 01 sửa đổi Nghị định 107 ngày 15/8/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo. Trong đó, Chính phủ đề ra nhiều giải pháp quản lý rõ ràng, minh bạch hơn về xuất khẩu gạo nhằm vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa duy trì đà xuất khẩu.

 

TIN TỨC KHÁC

Giá gạo xuất khẩu xuống đáy 9 năm

11-2-2025

Sau Tết Nguyên Đán, giá gạo xuất khẩu giảm còn 399 USD một tấn, thấp nhất trong 9 năm.

Dự báo xuất khẩu gạo năm 2025 gặp khó khăn

22-1-2025

Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), ông Nguyễn Ngọc Nam, cho biết xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo đạt 7,5 triệu tấn trong năm nay, giảm so với mức kỷ lục 9,04 triệu tấn vào năm ngoái. Giá gạo châu Á hiện cũng giảm mạnh.

Giá gạo xuất khẩu xuống thấp nhất 4 năm

14-1-2025

Giá gạo 5% tấm xuất khẩu giảm xuống 434 USD một tấn, thấp nhất 4 năm, khiến giá lúa trong nước cũng đi xuống, gây khó cho doanh nghiệp, nông dân.

Cơ hội và thách thức cho ngành hàng xuất khẩu gạo năm 2025

2-1-2025

Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 6 tỷ USD và lập kỷ lục mới trong hai năm liên tiếp, liệu gạo Việt Nam có còn nhiều dư địa tăng trưởng trong năm 2025?

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo

25-12-2024

Năm 2024, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo sau Ấn Độ 17 triệu tấn, Thái Lan 10 triệu tấn.

Xuất khẩu gạo lập kỷ lục mới, vượt mốc 5 tỷ USD

3-12-2024

Tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước tính từ đầu năm đến ngày 15/11 đã lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu gạo đã vượt 5 tỷ USD…

Xuất khẩu kỷ lục, Việt Nam vẫn nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

21-11-2024

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo năm nay, Việt Nam sẽ nhập khẩu tới 3,2 triệu tấn gạo và trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Philippines và Indonesia.

Việt Nam hướng tới sản phẩm gạo đáp ứng đòi hỏi riêng của thị trường Philippines

12-11-2024

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể xây dựng các vùng nguyên liệu lúa và cho ra các sản phẩm gạo đáp ứng được nhu cầu, đặc tính và đòi hỏi riêng của thị trường Philippines với chất lượng ổn định, giá thành phù hợp, đảm bảo nguồn cung lâu dài...

Việt Nam chi gần 1,2 tỷ USD nhập khẩu gạo

6-11-2024

Trong 10 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức kỷ lục từ trước đến nay.

Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và những tác động

30-10-2024

Việc Chính phủ Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo tẻ thường đã khiến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 10/2024 giảm 24 USD/tấn so với tháng trước. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, giá gạo 5% tấm của Việt Nam vẫn cao hơn 16 USD/tấn so với gạo cùng loại của Thái Lan và cao hơn 46 USD/tấn so với gạo cùng loại của Ấn Độ…

Xuất khẩu kỷ lục chưa từng có nhưng Việt Nam đang nhập khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới

16-10-2024

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa dự báo năm 2024 Việt Nam nhập khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới với con số kỷ lục 2,9 triệu tấn, sau Philippines 4,7 triệu tấn và Indonesia 3,8 triệu tấn.

Đã có 163 thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo

9-10-2024

Dự kiến trong năm nay, Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo và những đơn hàng xuất khẩu trong quý cuối cùng của năm 2024 vẫn được đánh giá khả quan.