LÚA GẠO

Việt Nam nhập khẩu gạo kỷ lục

Cập nhật ngày: 02 | 10 | 2024

Chín tháng đầu năm, Việt Nam đã chi gần 1 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng hơn 57% so với cùng kỳ và vượt cả năm ngoái.

Nguồn: Vnexpress.net

Dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy Việt Nam đã xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo, thu về 4,37 tỷ USD 9 tháng đầu năm. So với cùng kỳ 2023, lượng gạo xuất khẩu tăng 9,2%, còn giá trị tăng mạnh 23,5%.

Bên cạnh đó, nhập khẩu gạo của Việt Nam cũng tăng vọt. Tháng 9, kim ngạch nhập khẩu gạo tăng hơn 154% so với cùng kỳ, đạt 117 triệu USD. Tính chung 9 tháng, Việt Nam đã chi 996 triệu USD nhập khẩu gạo, tăng 57,3% so với năm trước, vượt mức 860 triệu USD của cả năm 2023.

Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu gạo do xu hướng trồng lúa đã thay đổi. Nông dân chuyển sang sản xuất gạo thơm chất lượng cao để xuất khẩu, trong khi nhu cầu làm bún, phở trong nước chỉ cần loại gạo giá rẻ, có độ nở tốt. Điều này khiến các doanh nghiệp chọn nhập loại gạo phù hợp với nhu cầu này để giảm chi phí đầu vào. Ngoài ra, một số doanh nghiệp xuất khẩu phải nhập thêm lúa gạo từ các nước láng giềng nhằm đảm bảo kịp hoàn thành đơn hàng cuối năm.

Ông Nguyễn Văn Thành, một doanh nhân ở An Giang, cho biết công ty tăng cường nhập gạo từ Campuchia vì giá rẻ hơn. Ngoài cung cấp cho thị trường bình dân, ông còn bán cho các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước. Hiện lượng gạo công ty nhập khẩu đã tăng 30% so với năm trước.

Theo các doanh nghiệp, sản lượng lúa vụ hè thu giảm, trong khi vụ thu đông, vốn có sản lượng thấp nhất trong năm, sẽ không bù đắp được. Việc mất mùa ở miền Bắc khiến 300.000 ha lúa bị ảnh hưởng càng làm nguồn cung tiếp tục giảm, buộc doanh nghiệp nhập khẩu nhiều hơn để cân đối nhu cầu, nhất là dịp Tết. Do đó, doanh nghiệp dự báo kim ngạch nhập khẩu có thể đạt 1,3 tỷ USD năm nay.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông khẳng định nhập khẩu gạo không ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Việt Nam vẫn xuất khẩu hàng triệu tấn gạo mỗi năm và đều nhập gạo giá rẻ lên tới cả triệu tấn để đáp ứng đa dạng nhu cầu thị trường.

Hiện Việt Nam nhập khẩu gạo từ Myanmar, Pakistan và Campuchia, với giá rẻ hơn gạo nội địa. Trung bình, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm là 624 USD một tấn, tăng 13,1% so với cùng kỳ 2023. Trong khi đó, gạo nhập khẩu về Việt Nam có giá dao động 480 đến 500 USD một tấn.

 

TIN TỨC KHÁC

Giá gạo Việt Nam sẽ thế nào sau khi Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo phi basmati?

1-10-2024

Theo Tham tán Bùi Trung Thướng, nông dân và các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam nên tiếp tục theo dõi các động thái xuất, nhập khẩu của Ấn Độ cũng như của các nước trên thế giới.

Nóng: Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo, Việt Nam có bị ảnh hưởng?

30-9-2024

Ngày 28.9, Ấn Độ chính thức bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati. Việc này được cho là sẽ thúc đẩy nguồn cung gạo thế giới thêm dồi dào.

Xuất khẩu gạo được mùa, được giá

24-9-2024

Những tháng đầu năm, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của hạt gạo Việt khi giá xuất khẩu tăng mạnh và duy trì vị trí cao. Với đà tăng trưởng và nhu cầu thế giới hiện nay, hứa hẹn xuất khẩu gạo có thể sẽ lập kỷ lục về lượng và giá trị trong năm nay

Dự báo mới nhất về giá gạo từ nay đến cuối năm

20-9-2024

Không dễ để có thể đưa ra được nhận định về giá gạo từ nay đến cuối năm, tuy nhiên, xu hướng giá giảm là rất khó.

Chỉ 8 tháng, Việt Nam chi gần 850 triệu USD để nhập khẩu gạo

13-9-2024

Giá đang neo cao, chỉ trong 8 tháng Việt Nam đã chi gần 850 triệu USD để nhập khẩu gạo về phục vụ tiêu dùng và sản xuất nội địa.

Gần 4 tỷ USD xuất khẩu gạo sau 8 tháng

5-9-2024

8 tháng qua xuất khẩu gạo đạt trên 3,8 tỷ USD, tăng hơn 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng xuất khẩu đạt gần 6,2 triệu tấn, tăng gần 6%.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể thu về 5 tỷ USD

29-8-2024

Những ngày gần đây, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam chạm mức cao nhất trong gần 3 tháng qua, điều này hứa hẹn những kết quả tích cực các tháng cuối năm.

Xuất khẩu gạo cuối năm: Kịch bản 2023 có lặp lại?

21-8-2024

Thời điểm này năm ngoái, thị trường lúa gạo thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã “bùng nổ” và kéo dài đến cuối năm, thậm chí ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), khan hiếm nguồn cung, giá tăng cao đã xảy ra. Nhưng với diễn biến hiện nay, kịch bản của năm 2023 có lặp lại trong những tháng cuối năm hay không?

Giá gạo Việt trở lại đỉnh

16-8-2024

Trong khi giá gạo Thái Lan và Pakistan giảm thì gạo Việt Nam lại 'ngược dòng' tăng và trở lại đỉnh bảng xếp hạng sau 6 tháng mất 'ngôi vương'. Tuy nhiên, ở thời điểm này, dù nhu cầu thế giới đang cao nhưng Việt Nam lại không còn nhiều gạo để xuất.

Gạo Việt Nam vững chắc “ngôi đầu” tại thị trường Đông Nam Á

7-8-2024

Tại các quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất khu vực Đông Nam Á là Philippine, Indonesia, Singapore… gạo Thái Lan không thể cạnh tranh được với gạo Việt Nam, khi gạo Việt chiếm 70-85% lượng gạo nhập khẩu của các quốc gia này. Mặc dù, gạo Thái Lan đã rất quyết liệt trong đấu thầu hoặc tìm đơn hàng, nhưng chỉ chiếm được 10-20% thị phần tại đây…

Xuất khẩu gạo cuối năm có nhiều biến động

1-8-2024

Theo dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ khởi sắc vào cuối năm 2024 khi nhu cầu nhập khẩu từ các khách hàng truyền thống tăng lên. Tuy nhiên, việc Ấn Độ đang xem xét nới lỏng chính sách xuất khẩu gạo hay nguy cơ Việt Nam không có đủ gạo xuất khẩu đang được xem là những yếu tố có thể khiến thị trường xuất khẩu gạo cuối năm 2024 có nhiều biến động…

Gạo Việt trước thời cơ mới

24-7-2024

Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu gạo đạt mức kỷ lục về cả lượng và giá trị, trong phần còn lại của năm nay dự báo cơ hội thị trường tiếp tục rộng mở. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp tin rằng tác động từ Ấn Độ nếu có cũng không đáng kể.