LÚA GẠO

Xuất khẩu gạo cuối năm có nhiều biến động

Cập nhật ngày: 01 | 08 | 2024

Theo dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ khởi sắc vào cuối năm 2024 khi nhu cầu nhập khẩu từ các khách hàng truyền thống tăng lên. Tuy nhiên, việc Ấn Độ đang xem xét nới lỏng chính sách xuất khẩu gạo hay nguy cơ Việt Nam không có đủ gạo xuất khẩu đang được xem là những yếu tố có thể khiến thị trường xuất khẩu gạo cuối năm 2024 có nhiều biến động…

Nguồn: Vneconomy.vn

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 7/2024, Việt Nam xuất khẩu 290.035 tấn gạo, giá trị 177 triệu USD, tăng 15% về lượng và 30% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Với kết quả này, dự tính 7 tháng năm 2024, xuất khẩu gạo có thể đạt 5,26 triệu tấn, với kim ngạch 3,34 tỷ USD.

PHILIPPINES CHIẾM 42,6% LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU

Về thị trường xuất khẩu, trong 6 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023, gạo của Việt Nam được xuất khẩu nhiều nhất sang Philippines với gần 1,94 triệu tấn, trị giá khoảng 1,21 tỷ USD, tăng 14,1% về lượng, tăng 40,6% về trị giá và chiếm 42,6% trong tổng lượng và chiếm 41,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Giá gạo xuất khẩu sang Philippines 6 tháng năm 2024 đạt bình quân 622,2 USD/tấn, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu gạo cuối năm có nhiều biến động - Ảnh 1

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Philippines, năm 2023, nước này đã nhập khẩu 3,57 triệu tấn gạo, trong đó gạo Việt Nam là 2,97 triệu tấn, chiếm 83%. Năm 2024, dù đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy sản xuất lúa gạo trong nước, nhưng Philippines dự kiến vẫn phải nhập khẩu khoảng 4 triệu tấn, vượt qua kỷ lục của năm 2022 là 3,82 triệu tấn.

"Gạo Việt Nam chiếm tới 85% thị phần gạo nhập khẩu của Philippines; kế đến là Thái Lan với 10%. Trong năm 2024, tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines có thể đạt 4 triệu tấn, thậm chí lên tới 4,5 triệu tấn, cao hơn con số dự báo trước đây. Đây sẽ là cơ hội rất lớn cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những tháng cuối năm". 

Theo Thương vụ Việt Nam tại Philippines.

Indonesia là thị trường lớn thứ hai của xuất khẩu gạo Việt Nam, chiếm trên 15% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Trong 6 tháng năm 2024, xuất khẩu gạo sang Indonesia đạt 712.438 tấn, tương đương 444,41 triệu USD, giá 623,8 USD/tấn; tăng mạnh 44,6% về lượng, tăng 82% kim ngạch và tăng 26% về giá so với cùng kỳ năm 2023.

Đứng thứ ba là thị trường Malaysia. Trong 6 tháng đầu năm 2024, nước này nhập khẩu từ Việt Nam 461.555 tấn gạo, trị giá 274,72 triệu USD, tăng 136,5% về lượng, tăng 188,6% trị giá so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm 10,2% trong tổng lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Giá gạo xuất khẩu trung bình đạt 595,2 USD/tấn, tăng 22%.

Theo dự báo của nhiều doanh nghiệp, xuất khẩu gạo sẽ khởi sắc vào cuối năm 2024, khi nhu cầu nhập khẩu gạo tăng lên từ các khách hàng truyền thống của Việt Nam như: Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Ghana, Malaysia, Singapore... Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng đang tích cực mở rộng sang các thị trường mới như Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản.

GIÁ GẠO XUẤT KHẨU GIẢM, CÓ ĐÁNG LO

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy giá xuất khẩu gạo trung bình của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024 lên mức cao kỷ lục 636 USD/tấn, tăng 18% so với mức giá bình quân 538 USD/tấn của 6 tháng đầu năm 2023. Đặc biệt, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Brunei lên tới 959 USD/tấn trong 5 tháng đầu năm 2024. Bên cạnh đó, giá xuất khẩu gạo sang nhiều thị trường khác cũng tăng cao, như: Hoa Kỳ đạt 868 USD/tấn; Hà Lan đạt 857 USD/tấn; Ukraine đạt 847 USD/tấn; Iraq đạt 836 USD/tấn; Thổ Nhĩ Kỳ đạt 831 USD/tấn...

"Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu về gạo của các nước trên thế giới, nhất là các khách hàng truyền thống của Việt Nam vẫn ở mức cao và có thể tăng lên. Đây được coi là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm".

Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Tuy nhiên, sang đến 15 ngày đầu tháng 7/2024, giá gạo xuất khẩu bình quân chỉ đạt 612,3 USD/tấn, giảm mạnh so với giá xuất khẩu trong tháng 5 và tháng 6, nhưng so với cùng kỳ năm 2023 vẫn tăng 12%. Cụ thể, tính đến ngày 20/7/2024, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đạt 568 USD/tấn, giảm mạnh so với thời điểm đầu năm 2024, nhưng so với cùng kỳ vẫn tăng gần 10% và tương đồng với xu hướng giảm tại các nước, như: tại Ấn Độ, gạo 5% tấm được chào với giá 539-545 USD/tấn trong tuần. Trong khi đó, gạo 5% tấm của Thái Lan cũng giảm xuống mức 570-575 USD/tấn…

Theo các doanh nghiệp, việc giá gạo xuất khẩu điều chỉnh ở thời điểm này, cùng với giá lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long giảm đã giúp họ chủ động và thu mua thóc được dễ hơn. Hiện nay, dù giá gạo có điều chỉnh giảm nhưng vẫn ở mức tương đối cao, vẫn thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Hơn nữa, trong thời gian tới, nếu Ấn Độ bãi bỏ, nới lỏng chính sách xuất khẩu gạo thì giá gạo trên thế giới điều chỉnh giảm xuống là điều dễ hiểu.

 

TIN TỨC KHÁC

Gạo Việt trước thời cơ mới

24-7-2024

Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu gạo đạt mức kỷ lục về cả lượng và giá trị, trong phần còn lại của năm nay dự báo cơ hội thị trường tiếp tục rộng mở. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp tin rằng tác động từ Ấn Độ nếu có cũng không đáng kể.

Triển vọng thị trường gạo châu Á

17-7-2024

Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu hơn 4,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch gần 3 tỷ USD. Xuất khẩu gạo tăng hơn 10% về lượng và 32% về giá trị.

Xuất khẩu gạo có tiếp tục lập kỷ lục?

10-7-2024

Trong nhóm 7 mặt hàng nông - lâm - thủy sản có giá trị xuất khẩu hơn 1 tỉ USD trong nửa đầu năm, gạo là mặt hàng duy nhất tăng cả về số lượng và giá bán

Lúa gạo cuối năm: có ‘chặn’ được đà suy giảm?

27-6-2024

Trái ngược với bức tranh sáng trong những tháng cuối năm ngoái, thị trường lúa gạo Việt Nam từ đầu năm đến nay liên tục xu hướng sụt giảm. Liệu đà suy giảm này có được “cắt đứt” trong những tháng cuối năm nay hay không?

FAO: sản lượng gạo của Việt Nam giảm trong niên vụ 2024-2025

18-6-2024

Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) dự báo, sản lượng gạo toàn cầu sẽ tăng lên mức cao kỷ lục trong niên vụ 2024-2025, đạt 534,9 triệu tấn, tăng 0,9% so với niên vụ trước nhưng thương mại gạo toàn cầu sẽ tiếp tục giảm. Với Việt Nam, sản lượng sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này đều suy giảm trong niên vụ mới.

Kim ngạch xuất khẩu gạo 5 tháng tăng 38%, đạt 2,7 tỷ USD

11-6-2024

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 5 tháng đầu năm 2024, cả nước đã xuất khẩu được gần 4,2 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch gần 2,7 tỷ USD, tăng gần 15% về lượng và tăng tới hơn 38% về giá trị so với cùng kỳ năm trước…

Nắm bắt chính sách để duy trì vị trí xuất khẩu gạo số 1 tại Philippines

6-6-2024

5 tháng đầu năm, Việt Nam vẫn là đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất của Philippines với 1,44 triệu tấn, chiếm 72,9% trong tổng số gạo nhập khẩu của Philippines.

Nhập khẩu gạo của Philippines trong 5 tháng đầu năm 2024 tăng 20,3%, đạt gần 2 triệu tấn

5-6-2024

Theo tin từ Cục Thực vật (Bureau of Plant Industry) – Bộ Nông nghiệp Philippines, nhập khẩu gạo của Philippines đạt gần 2 triệu tấn trong 5 tháng đầu năm 2024, cao hơn khá nhiều so với 5 tháng đầu năm 2023.

Sản lượng gạo của Ấn Độ có thể đạt kỷ lục

27-5-2024

Theo S&P Global Commodity Insights, sản lượng gạo của Ấn Độ được dự báo sẽ đạt khối lượng kỷ lục 135,5 -138 triệu tấn trong niên vụ 2024-25 (diễn ra từ tháng 7/2024 -tháng 6/2025), do hiệu ứng thời tiết La Nina dự kiến sẽ tăng cường vào tháng 8-tháng 9.

Gạo Việt bất ngờ tăng vọt ở các thị trường cao cấp

21-5-2024

Ngoài các thị trường truyền thống, trong những tháng đầu năm nay hạt gạo Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường cao cấp tăng đến 3 con số.

Gạo Việt lo mất thị phần vì Philippines sửa luật

14-5-2024

Philippines - nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam - dự kiến sẽ thông qua chính sách nhập khẩu mới vào cuối tháng này. Chính sách mới này nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Trồng lúa để bán được 10 USD/tín chỉ carbon: Phải theo quy trình nghiêm ngặt

7-5-2024

Ngân hàng Thế giới cam kết chi trả 10 USD/tín chỉ carbon từ trồng lúa giảm phát thải ở ĐBSCL. Ở nước ta có 7,1 triệu ha lúa, vậy nông dân canh tác như thế nào để bán được tín chỉ carbon.