LÚA GẠO

Sản lượng gạo của Ấn Độ có thể đạt kỷ lục

Cập nhật ngày: 27 | 05 | 2024

Theo S&P Global Commodity Insights, sản lượng gạo của Ấn Độ được dự báo sẽ đạt khối lượng kỷ lục 135,5 -138 triệu tấn trong niên vụ 2024-25 (diễn ra từ tháng 7/2024 -tháng 6/2025), do hiệu ứng thời tiết La Nina dự kiến sẽ tăng cường vào tháng 8-tháng 9.

Nguồn: vietnambiz.vn

Các nguồn tin cho rằng vụ thu hoạch bội thu năm 2024-2025 của quốc gia xuất khẩu

hàng đầu thế giới này dự kiến sẽ có tác động sâu rộng đến thị trường gạo toàn cầu, bao gồm việc giảm giá và có thể đảo ngược các chính sách hạn chế xuất khẩu.

Commodity Insights dự kiến sản lượng gạo sẽ đạt 135,5 triệu tấn trong năm 2024-2025, nếu đạt được sẽ ngang bằng với sản lượng thu hoạch kỷ lục của Ấn Độ trong niên vụ 2022-2023. Bộ Nông nghiệp Mỹ thậm chí còn lạc quan hơn khi cho rằng sản lượng gạo Ấn Độ cao thể đạt mức cao nhất mọi thời đại 138 triệu tấn.

 Sản lượng gạo của Ấn Độ có thể đạt kỷ lục trong niên vụ 2024 - 2025 (Đơn vị: Triệu tấn, nguồnGlobal Commodity Insights)

Những dự báo tích cực này dựa trên kịch bản về lượng mưa trong năm 2024 của Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD).

IMD đã dự báo lượng mưa trên mức trung bình đối với Ấn Độ trong giai đoạn gió mùa năm 2024 (tháng 6-tháng 9). Điều này sẽ cực kỳ có lợi cho cây trồng trong vụ kharif, bao gồm cả lúa gạo.

Quốc gia Nam Á này sản xuất gạo vào mùa kharif và rabi. Trong khi gạo kharif, chiếm 70% sản lượng cả nước, thường được thu hoạch vào tháng 11 thì lúa rabi thường được trồng vào tháng 11-12 và thu hoạch vào tháng 4-5 của năm sau. 

Theo dự báo của IMD, sau ba năm gián đoạn, La Nina dự kiến sẽ quay trở lại mạnh mẽ ở bờ biển Ấn Độ vào tháng 8-9.

Một nhà xuất khẩu gạo có trụ sở tại thành phố Kakinada cho biết, các vùng đất nông nghiệp của Ấn Độ đã bị El Nino tàn phá trong ba năm qua. Hiện tượng thời tiết này gây ra hạn hán kéo dài và năng suất cây trồng giảm đáng kể. Vì vậy, sự trở lại của La Nina là một niềm an ủi đáng mừng cho người nông dân, ông nói.

La Niña là một hiện tượng thời tiết đặc trưng bởi nhiệt độ bề mặt nước biển mát hơn trung bình ở vùng xích đạo trung tâm và phía đông Thái Bình Dương. Nó thường mang lại lượng mưa lớn trên khắp Ấn Độ, trong khi El Nino lại gắn liền với thời tiết nóng và khô kéo dài.

Ở Ấn Độ - nơi 75% lượng mưa hàng năm đến vào giai đoạn gió mùa, chỉ kéo dài 4 tháng - La Nina thường được coi là động lực thúc đẩy không chỉ cho ngành nông nghiệp  mà còn cho phần còn lại của nền kinh tế. 

Và đúng như vậy, theo dữ liệu của chính phủ, nông nghiệp chiếm 15% tổng sản phẩm quốc nội trị giá 3,57 nghìn tỷ USD của Ấn Độ trong năm tài chính 2023-2024 (tháng 4/2023 đến tháng 3/2024).

Với dự đoán về lượng mưa trong đợt gió mùa "trên mức bình thường" vào năm 2024, triển vọng sản xuất lúa kharif khổng lồ sẽ đồng thời tăng lên.

Theo các nhà kinh doanh và xuất khẩu gạo, giá lúa có thể sẽ chịu áp lực rất lớn trong những tuần tới khi gió mùa đến gần. Họ cho biết, thị trường Ấn Độ có thể sẽ tràn ngập gạo sau mùa kharif mạnh vào năm 2024, do đó áp lực bán dự kiến sẽ rất lớn trong năm nay.

Nguồn cung nội địa mạnh mẽ có thể sẽ gây khó khăn gấp đôi cho các nhà kinh doanh gạo trong nước, những người vốn đang quay cuồng với các chính sách thương mại hạn chế của New Delhi áp dụng kể từ tháng 8/2022.

Để hạn chế lạm phát

lương thực, chính phủ đã cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế bổ sung đối với dòng gạo trắng non-basmati xuất khẩu từ tháng 8/2022. Và đến tháng 7/2023, chính phủ đã hạn chế xuất khẩu gạo trắng non-basmati, áp thuế 20% đối với  xuất khẩu gạo đồ và ấn định giá xuất khẩu tối thiểu cho gạo basmati ở mức 950 USD/tấn.

Kết quả là xuất khẩu gạo của Ấn Độ giảm mạnh 18,5% trong năm xuống còn 16,5 triệu tấn trong năm 2023-2024, theo dữ liệu của Commodity Insights.

Trong khi hầu hết loại gạo đồ thường được xuất khẩu sang các quốc gia Tây Phi thì gạo basmati của Ấn Độ chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Đông.

Theo dữ liệu của Commodity Insights, đối với gạo đồ của Ấn Độ, mặc dù thuế xuất khẩu 20% nhưng nước này vẫn có mức giá cạnh tranh nhất trên thế giới.

Tính từ đầu năm đến ngày 22/5, giá gạo đồ xay hạt dài Ấn Độ 5% tấm là 531 USD/tấn, trong khi gạo đồ xay hạt dài Thái Lan là 606 USD/tấn.

Một nhà xuất khẩu có trụ sở tại Delhi cho biết thuế xuất khẩu gạo đồ của Ấn Độ không ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của nước này trên thị trường toàn cầu. Đồng thời, New Delhi đang tạo ra doanh thu khá lớn từ chính sách này (thuế đối với xuất khẩu gạo đồ), do đó hầu như không có khả năng đảo ngược chính sách này ngay cả sau cuộc bầu cử.

 

TIN TỨC KHÁC

Gạo Việt bất ngờ tăng vọt ở các thị trường cao cấp

21-5-2024

Ngoài các thị trường truyền thống, trong những tháng đầu năm nay hạt gạo Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường cao cấp tăng đến 3 con số.

Gạo Việt lo mất thị phần vì Philippines sửa luật

14-5-2024

Philippines - nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam - dự kiến sẽ thông qua chính sách nhập khẩu mới vào cuối tháng này. Chính sách mới này nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Trồng lúa để bán được 10 USD/tín chỉ carbon: Phải theo quy trình nghiêm ngặt

7-5-2024

Ngân hàng Thế giới cam kết chi trả 10 USD/tín chỉ carbon từ trồng lúa giảm phát thải ở ĐBSCL. Ở nước ta có 7,1 triệu ha lúa, vậy nông dân canh tác như thế nào để bán được tín chỉ carbon.

Xuất khẩu gạo vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức

2-5-2024

Thị trường xuất khẩu gạo vẫn có dấu hiệu chưa bền vững, phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống trọng điểm như Philippines, Trung Quốc và Indonesia...

Vượt Thái và Ấn Độ, Việt Nam thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

22-4-2024

Lần đầu Việt Nam thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm hơn 32% thị phần và được ưa chuộng hơn hàng Thái, Ấn Độ.

Xuất khẩu gạo thu về gần 1,4 tỷ đồng trong quý 1/2024

15-4-2024

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hết quý 1/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt hơn 2,1 triệu tấn gạo, trị giá gần 1,4 tỷ USD, tăng khoảng 42% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguy cơ thu hẹp thị trường xuất khẩu gạo

9-4-2024

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo loại 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam hiện duy trì ở mức dưới 580 USD/tấn - mức thấp kể từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, một số thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam cũng đang có xu hướng giảm nhập khẩu hoặc đa dạng hóa nguồn cung, đòi hỏi ngành lúa gạo cần sớm có định hướng mới trong vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ.

Xuất khẩu gạo sang Philippines sẽ khó khăn hơn

2-4-2024

Philippines là thị trường truyền thống chủ lực xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, nước này đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung để giảm sự phụ thuộc vào gạo Việt sẽ khiến việc xuất khẩu gạo vào thị trường này gặp khó khăn hơn.

Tín hiệu tích cực với giá gạo xuất khẩu

26-3-2024

Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam được chào bán với giá từ 590 - 595 USD/tấn, tăng thêm 5-10 USD so với mức 585 USD/tấn của một tuần trước đó.

Xuất khẩu gạo năm 2024, nhiều tín hiệu tốt

20-3-2024

Theo dự báo, 2024 sẽ là năm liên tiếp xuất khẩu gạo vượt 8 triệu tấn, mang về khoảng 5 tỷ USD cho nước ta. Nguồn cung gạo toàn cầu giảm, các nước như Philippines, Indonesia, Trung Quốc và một số thị trường nữa đều gia tăng nhập khẩu gạo trong năm 2024 nhằm đảm bảo an ninh lương thực, tạo cơ hội cho gạo Việt.

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững

5-3-2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 2/3/2024 về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới.

Thêm cơ hội xuất khẩu cho gạo Việt Nam

28-2-2024

Chính phủ Indonesia vừa quyết định tăng thêm hạn ngạch nhập khẩu nhập khẩu gạo trong năm 2024 thêm 1,6 triệu tấn. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường này ngay từ đầu năm.