RAU QUẢ

CHƯA CÓ THÔNG BÁO VỀ VIỆC HÀN QUỐC CẤM NHẬP KHẨU ỚT TỪ VIỆT NAM

Cập nhật ngày: 28 | 06 | 2023

Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) cam kết phối hợp chặt chẽ với phía Hàn Quốc để hướng dẫn doanh nghiệp trong nước đáp ứng đầy đủ các quy định của thị trường nhập khẩu.

Nguồn: Nongnghiep.vn

Thông báo của Bộ An toàn thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc về sản phẩm ớt đỏ khô vi phạm quy định an toàn thực phẩm của nước này.

Thông báo của Bộ An toàn thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc về sản phẩm ớt đỏ khô vi phạm quy định an toàn thực phẩm của nước này.

Ngày 27/6, Văn phòng SPS Việt Nam gửi Công văn số 133/SPS-BNNVN đến Cục BVTV, nêu thông báo của Hàn Quốc đối với sản phẩm ớt đỏ khô của Việt Nam vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Theo đó, Bộ An toàn thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc cho biết, lô hàng của Công ty TNHH Long Thành sản xuất năm 2022 có mức dư lượng tricyclazone trong các mẫu ớt đỏ khô dao động từ 0,02-0,04 mg/kg, vượt quá cho phép của Hàn Quốc là 0,01 mg/kg.

Phía Hàn Quốc đã cho thu hồi sản phẩm ớt đỏ khô do 3 công ty nước này phân phối từ công ty Long Thành, gồm Công ty TNHH Thương mại Geosan, Seoul; Công ty TNHH Nông nghiệp Bokine, Daejeon, Công ty TNHH Nông nghiệp Yangil, Seoul phân phối sản phẩm của Công ty TNHH Long Thành.

Ngay sau khi nhận thông báo, Cục BVTV lập tức chỉ đạo rà soát, kiểm tra và xác minh thông tin trên.

Kết quả, đơn vị xuất khẩu được xác định đăng ký kinh doanh tại Cụm công nghiệp đường Ngô Quyền, phường Cẩm Thượng, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Trên cơ sở này, Cục BVTV gửi thông báo tới Sở NN-PTNT tỉnh Hải Dương, các Chi cục Kiểm dịch thực vật và doanh nghiệp liên quan đề nghị.

Công ty TNHH Long Thành chấp hành, tuân thủ các nội dung quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/12/2021 về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN-PTNT.

Đồng thời, công ty phải thực hiện điều tra nguyên nhân, truy xuất các lô hàng bị cảnh báo, rà soát toàn bộ hồ sơ, quy trình sản xuất, thu gom, xuất khẩu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tổ chức thực hiện các hành động khắc phục và áp dụng các biện pháp ngăn chặn tránh tái diễn vi phạm.

Theo thời gian quy định, doanh nghiệp gửi báo cáo kết quả thực hiện truy xuất và các biện pháp khắc phục về Cục BVTV và Sở NN-PTNT tỉnh Hải Dương.

 

Về phía địa phương, Cục BVTV đề nghị Sở NN-PTNT, Chi cục Kiểm dịch thực vật thực hiện giám sát hoạt động rà soát các khâu trong chuỗi quản lý của doanh nghiệp, sớm xác định nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Trên cơ sở kết quả rà soát, kiểm tra, Cục BVTV đề nghị gửi văn bản thông báo kết quả xử lý về Cục và Văn phòng SPS Việt Nam để trao đổi với phía Hàn Quốc, nhằm công khai, minh bạch hóa thông tin, cũng như trao đổi, làm rõ về các biện pháp khắc phục.

Cục BVTV cũng khẳng định, đến ngày 27/6, đơn vị không nhận được bất cứ thông báo nào về việc Hàn Quốc cấm hoặc tạm dừng nhập khẩu sản phẩm ớt của Việt Nam như thông tin trên mạng xã hội.

Ớt là nông sản Việt có tiềm năng và dư địa lớn tại thị trường Hàn Quốc.

Ớt là nông sản Việt có tiềm năng và dư địa lớn tại thị trường Hàn Quốc.

Với mong muốn giúp doanh nghiệp yên tâm xuất khẩu và không làm gián đoạn giao thương nông sản giữa Việt Nam và Hàn Quốc, cũng như tuân thủ các biện pháp SPS theo thông lệ quốc tế, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên, Cục BVTV cam kết phối hợp chặt chẽ với phía Hàn Quốc, Văn phòng SPS Việt Nam cùng các đơn vị liên quan để hướng dẫn doanh nghiệp trong nước đáp ứng đầy đủ các quy định của thị trường nhập khẩu.

Trước đó, vào ngày 22/3, Cục BVTV đã gửi văn bản số 743 tới Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố, chi cục kiểm dịch thực vật và doanh nghiệp xuất khẩu ớt thông báo về yêu cầu của Bộ An toàn Dược phẩm và Thực phẩm Hàn Quốc.

Cụ thể, cá nhân, doanh nghiệp sản xuất ớt của Việt Nam muốn xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc phải có kết quả kiểm nghiệm dư lượng thuốc BVTV do các phòng thử nghiệm được Bộ này chấp thuận.

8 phòng thí nghiệm này bao gồm: 6 Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 1-6, đóng tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM, Cà Mau, Cần Thơ; cùng 2 phòng thí nghiệm độc lập là Công ty Intertek chi nhánh Cần Thơ và Công ty SGS Việt Nam tại TP.HCM.

Thời gian áp dụng các yêu cầu kiểm tra nêu trên là 1 năm, tính từ ngày 31/3/2023 đến hết ngày 30/3/2024.

Ớt là nông sản Việt có giá trị xuất khẩu lớn sang thị trường Hàn Quốc. Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 4.900 tấn ớt, với kim ngạch đạt khoảng 11,9 triệu USD.

TIN TỨC KHÁC

BÙNG NỔ ĐƠN HÀNG TỪ TRUNG QUỐC, XUẤT KHẨU RAU QUẢ SẼ LẬP KỶ LỤC MỚI

21-6-2023

Đơn hàng sang Trung Quốc bùng nổ, doanh nghiệp tiếp tục mở rộng các thị trường mới cho rau quả Việt. Xuất khẩu rau quả năm nay chắc chắn đạt 4,5 tỷ USD, thậm chí có thể thu về gần 5 tỷ USD.

TÍN HIỆU TÍCH CỰC TỪ XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG VIỆT NAM SANG ANH

14-6-2023

TT Meridian, doanh nghiệp chuyên phân phối nông sản Việt Nam tại Anh, đặc biệt là trái cây đặc sản, nhận thấy nhiều triển vọng xuất khẩu sầu riêng sang thị trường này.

NHẬT BẢN ĐỒNG Ý CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ QUẢ VẢI TƯƠI XUẤT KHẨU VẬN HÀNHNHẬT BẢN ĐỒNG Ý CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ QUẢ VẢI TƯƠI XUẤT KHẨU VẬN HÀNH

5-6-2023

Chuyên gia Nhật Bản công nhận hệ thống xử lý quả vải tươi xuất khẩu của 3 doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng theo đúng các quy định và có thể đi vào vận hành.

Bưởi Phước Bình (Ninh Thuận) được cấp mã số xuất khẩu sang Hoa Kỳ

1-6-2023

Bưởi Phước Bình của huyện miền núi Bác Ái - Ninh Thuận đã được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ phê duyệt và cấp mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường nước này trong thời gian tới.

Vì sao nông sản Thái Lan bán sang Trung Quốc nhiều gấp 2 Việt Nam?

24-5-2023

Thái Lan có quan hệ thương mại chính ngạch với Trung Quốc từ lâu nên xuất khẩu nông sản thuận lợi hơn là Việt Nam.

BẮC GIANG CÓ THÊM 12 MÃ SỐ VÙNG TRỒNG VẢI THIỀU XUẤT KHẨU

22-5-2023

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) vừa cấp thêm 12 mã số vùng trồng vải thiều Bắc Giang xuất khẩu sang thị trường Australia và Thái Lan.

Sớm công bố nho Nhật Bản vào Việt Nam và bưởi da xanh Việt Nam vào Nhật Bản

22-5-2023

Trong thời gian tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng, ngày 21/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.

XUẤT KHẨU RAU QUẢ CÁN MỐC 1,4 TỶ USD SAU 4 THÁNG, TĂNG TRƯỞNG MẠNH Ở NHIỀU THỊ TRƯỜNG CHỦ LỰC

17-5-2023

Cục Xuất nhập khẩu cho biết với tốc độ tăng trưởng 17,6% trong 4 tháng đầu năm nay, hàng rau quả trở thành điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu của cả nước.