CÀ PHÊ

QUY ĐỊNH CHỐNG PHÁ RỪNG CỦA EU CÓ TẠO THÊM RÀO CẢN CHO NGÀNH CÀ PHÊ?

Cập nhật ngày: 05 | 06 | 2023

Tổ chức IDH cho biết diện tích trồng cà phê ở Việt Nam thực tế là hợp pháp, không phải trồng trên đất do phá rừng, suy thoái rừng nhưng thực tế việc chứng minh nguồn gốc theo quy định không phải dễ.

hiều 31/5, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp với các Hiệp hội ngành hàng về Quy định mới của EU về phòng chống phá rừng.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cho biết quy định mới của EU về chống phá rừng bắt buộc các công ty phải đảm bảo các sản phẩm được bán ở Liên minh châu Âu (EU) không dẫn đến nạn phá rừng và làm suy thoái rừng.

Các sản phẩm chịu sự điều chỉnh của quy định mới, bao gồm cà phê, dầu cọ, đậu nành, gỗ, gia súc, ca cao, cao su (kể cả các sản phẩm phái sinh có chứa, được nuôi bằng hoặc đã được tạo ra từ những sản phẩm được sản xuất trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng) kể từ sau ngày 31/12/2020 từ các quốc gia vào EU. Các sản phẩm thuộc nhóm hàng hóa nêu trên nếu liên quan tới hành động phá rừng đều sẽ bị cấm nhập khẩu vào EU.

Quy định mới sẽ đưa ra các yêu cầu bắt buộc mới vào cuối năm 2024. Thời gian chính thức thực hiện dự luật cấm nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến nạn phá rừng của các quốc gia châu Âu không còn nhiều, do đó Việt Nam phải đẩy mạnh việc phổ biến và thực thi quy định trên.

Theo ông Nguyễn Nam Hải, cà phê là mặt hàng xuất khẩu sang EU với số lượng lớn và ổn định, hiện chiếm khoảng 42% sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam hằng năm.

Để ổn định và không biến động thị phần xuất khẩu cà phê sang EU, ngành cà phê Việt Nam cần phải tuân thủ theo quy định chống phá rừng, suy thoái rừng đã được Hội đồng châu Âu thông qua và có hiệu lực từ ngày 16/5/2023.

Bà Trần Thị Quỳnh Chi, Giám đốc vùng cảnh quan châu Á, Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH) cho biết, hiện Việt Nam có khoảng 1,3 triệu nông hộ trồng cà phê, diện tích phần lớn chỉ từ 0,5 ha trở xuống tại 11 tỉnh trồng cà phê.

Số diện tích này thực tế là hợp pháp, không phải trồng trên đất do phá rừng, suy thoái rừng nhưng thực tế việc chứng minh nguồn gốc theo quy định không phải dễ.

Bà Quỳnh Chi đề xuất Bộ NN&PTNT, cơ quan chuyên môn và các công ty cung cấp dữ liệu hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng cơ sở dữ liệu về giám sát bảo vệ rừng, dữ liệu rừng trồng.

Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng quy định của EU về chống phá rừng, suy thoái rừng đối với sản xuất nông sản, trong đó có cà phê vừa là thách thức vừa là cơ hội để chúng ta cấu trúc lại các mặt nông sản, chứng minh với thế giới rằng Việt Nam thực sự tăng trưởng xanh. 

Bên cạnh đó, những yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, minh bạch hóa nguồn gốc sản phẩm nông sản là đòi hỏi tất yếu từ thị trường, trong đó có thị trường EU.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN&PTNT) sớm trình Bộ trưởng khung hành động để thực hiện quy định này của EU; đề nghị các cơ quan tham mưu Bộ điều chỉnh khung hành động, lấy ý kiến của các hiệp hội, ngành hàng để sớm có chương trình triển khai phù hợp với quy định mới của châu Âu.

Trong khung hành động cần đẩy mạnh truyền thông để các cơ quan chức năng và nông dân hiểu rõ quy định của EU về chống phá rừng, suy thoái rừng khi sản xuất nông sản, trong đó có cà phê; phân định rõ ràng trách nhiệm của Bộ NN&PTNT, chính quyền các cấp và người dân để thực hiện quy định của EU.

“Chúng ta phải tự thay đổi mình để tạo dựng thương hiệu, chất lượng sản phẩm nông sản, trong đó có sản phẩm cà phê nói riêng”, Bô trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Theo Vietnambiz

TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu cà phê 4 tháng tăng cả về khối lượng và giá trị

24-5-2023

Bộ NN&PTNT cho biết, 4 tháng năm 2023, khối lượng xuất khẩu cà phê đạt 753 nghìn tấn, giá trị xuất khẩu đạt 1.702 triệu USD. So với 4 tháng năm 2022, khối lượng xuất khẩu tăng 1,8%, giá trị xuất khẩu tăng 2,5%.

Quý I/2023: Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Thụy Sĩ tăng

22-5-2023

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Thụy Sĩ tăng từ 8,56% trong quý I/2022 lên 9,17% trong quý I/2023.

ICO: Giá cà phê tăng lên mức cao nhất 7 tháng do lo ngại nguồn cung thâm hụt

17-5-2023

Báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết, giá cà phê thế giới đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2022 trong bối cảnh thị trường dự kiến sẽ thâm hụt 7,3 triệu bao cà phê trong niên vụ 2022-2023. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 6 tháng đầu niên vụ hiện tại đã giảm 6,1% so với vụ trước.

Xuất khẩu cà phê tháng 4 được thúc đẩy bởi giá tăng mạnh

15-5-2023

Trong tháng 4, xuất khẩu cà phê của nước ta đã tăng 4,1% về lượng và 10% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Chủ yếu là do được thúc đẩy bởi giá cà phê xuất khẩu tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2022, trong khi tại thị trường nội địa giá mặt hàng này cũng tiến gần đến mốc 60.000 đồng/kg.

Giá cà phê biến động trái chiều, Arabica phục hồi, cà phê nội quay đầu giảm nhẹ

10-5-2023

Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới biến động trái chiều, Arabica phục hồi. Giá cà phê hôm nay (10/5) tại thị trường trong nước giảm nhẹ 100 đồng/kg ở một vài địa phương.

Giá cà phê thế giới đồng loạt tăng vọt, điều gì đang xảy ra?

7-5-2023

Giá cà phê thế giới hôm nay bất ngờ đồng loạt tăng ở cả hai sàn giao dịch. Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước cũng tăng vọt 1.500 - 1.600 đồng/kg.

Sản xuất xanh, giảm phát thải là xu hướng tất yếu

28-4-2023

Việc áp dụng cân bằng sản xuất cà phê trên nguyên tắc nông nghiệp chính xác và bảo tồn có thể đáp ứng yêu cầu sản xuất bền vững trong điều kiện của Việt Nam.

Lấy cà phê đặc sản làm điểm tựa phát triển thương hiệu

24-4-2023

Không mở rộng diện tích để tập trung nâng cao chất lượng, giá trị cà phê thông qua việc đẩy mạnh xây dựng thương hiệu đang là mục tiêu mà tỉnh Gia Lai hướng đến

Fed nâng lãi suất, giá cà phê bị đẩy vào thế khó

4-5-2023

Fed nâng lãi suất USD lên thêm 0,25% đã đẩy hầu hết các thị trường hàng hóa vào thế khó, trong đó có giá cà phê...

Thị trường cà phê đi về đâu?

12-4-2023

Niên vụ cà phê 2022-2023 của Việt Nam và thế giới đã qua hết nửa chặng đường. Thị trường có quá nhiều đổi thay và đầy bất ngờ. Người bán kẻ mua đang trông đợi gì? Giá cà phê hai sàn thương phẩm chính đi về đâu?

Nga bất ngờ chi hàng chục triệu USD mua cà phê Việt Nam

18-4-2023

Chỉ trong vòng một tháng, cả Nga và Indonesia bất ngờ chi một lượng tiền lớn mua cà phê của Việt Nam.

Xuất khẩu cà phê năm 2022-2023 của Ấn Độ đạt kỷ lục.

19-4-2023

Xuất khẩu cà phê của Ấn Độ cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2023 đã đạt mức cao mới ở mức 1,126 tỷ USD, tăng khoảng 10% về giá trị so với 1,027 tỷ đô la năm 2021-2022 và vượt qua mục tiêu 1,088 tỷ USD do Bộ Công Thương ấn định từ đầu năm. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu cà phê của Ấn Độ dự báo sẽ giảm nhẹ năm 2023-2024