LÚA GẠO

Bảo vệ lúa thu đông trong mùa mưa lũ

Cập nhật ngày: 22 | 09 | 2021

Hiện lúa thu đông 2021 ở các tỉnh ĐBSCL phát triển tốt, ít sâu bệnh hơn mọi năm. Các địa phương đã sẵn sàng các phương án bảo vệ lúa trong mùa mưa lũ.

Theo Nongnghiep.vn

Lúa thu đông phát triển tốt

An Giang là một trong những tỉnh ở ĐBSCL gieo sạ lúa thu đông 2021 khá muộn so với một số tỉnh trong khu vực. Hiện nay, trà lúa thu đông của tỉnh đang trong giai đoạn từ 15 - 45 ngày tuổi, phát triển xanh tốt, ít sâu bệnh và rầy nâu phá hại ở mật độ thấp so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu đáng mừng.

Nông dân An Giang chăm sóc lúa thu đông 2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà Nguyễn Thị Lê, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt – BVTV An Giang cho biết: Vụ lúa thu đông 2021, An Giang khuyến cáo khung lịch thời vụ xuống giống bắt đầu từ ngày 15/7 đến 10/9. Vụ thu đông xuống giống thường rơi vào điều kiện thời tiết có mưa nhiều, lũ về nên gặp khó khăn trong sản xuất. Bên cạnh đó thường xuất hiện một số sâu, bệnh hại như rầy nâu, muỗi hành, bệnh đạo ôn, bệnh cháy bìa lá, bệnh lem lép hạt…

Để vụ lúa này thắng lợi, ngành nông nghiệp tập trung khuyến cáo các địa phương áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật như “3 giảm 3 tăng” và “ 1 phải 5 giảm”; áp dụng biện pháp sạ thưa với lượng giống khuyến cáo từ 80 - 100 kg/ha.

Trong đó, chú trọng thực hiện giải pháp tưới nước tiết kiệm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh thái. Trồng hoa trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch có lợi nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu trong giai đoạn 40 ngày đầu sau sạ.

Tăng cường tuyên truyền hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc "4 đúng", ưu tiên dùng phân thuốc sinh học, hữu cơ. Khuyến cáo nông dân tăng cường các biện pháp giúp cây lúa khỏe như bổ sung vi lượng, phân bón có chứa canxi, silic… giúp cây lúa tăng tính chống chịu tự nhiên, nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận cuối vụ.

Về cơ cấu giống lúa, bà Lê cho biết thêm, lúa thu đông được xem là vụ lúa chính thứ 3 trong năm, vì vậy nhiều năm qua, ngành nông nghiệp An Giang luôn thuân thủ theo chỉ đạo của Bộ NN-PTNT và khuyến cáo các địa phương trong tỉnh sử dụng giống lúa chất lượng cao để sản xuất.

Hiện nay, trà lúa thu đông của An Giang đang trong giai đoạn từ 15 - 45 ngày tuổi, phát triển xanh tốt, ít sâu bệnh và rầy nâu phá hại so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đến nay, mỗi vụ lúa nông dân có trên 85% diện tích canh tác giống lúa chất lượng cao, chủ yếu các giống lúa như OM 9582, Đài thơm 8, OM 5451, OM 7347, OM 6976, OM 18, Jasmine 85, OM 9577, OM4900…Đây là các giống lúa thời gian qua được doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến thu mua, đặt hàng sản xuất, như Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, Tập đoàn Tân Long, Công ty Tấn Vương...

Tại thị xã Tân Châu (An Giang), thời điểm này, nông dân cơ bản đã thu hoạch dứt điểm vụ lúa hè thu. Vụ thu đông 2021, các địa phương đã xuống giống được hơn 6.000ha, đạt tỷ lệ hơn 87%. Riêng tại vùng đê bao xã Tân An và xã Tân Thạnh đã xuống giống hơn 803ha lúa. Bà con nông dân cho biết, lúa đang trong giai đoạn đòng, phát triển tốt. Thế nhưng, điều nông dân lo lắng nhất là giá vật tư đầu vào như phân bón và thuốc BVTV vẫn đang tăng cao, sẽ đẩy giá thành sản xuất lúa vụ thu đông năm nay lên cao.

Để hạn chế những tác động trong bối cảnh tình hình giá vật tư tăng cao, nông dân nơi đây đã đẩy mạnh ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng như thực hiện chương trình “1 phải 5 giảm” và “3 giảm 3 tăng” hay mô hình sinh thái, trồng ruộng bờ hoa dẫn dụ thiên địch và tuân thủ nguyên tắc "4 đúng" trong sản xuất nhằm tiết giảm chi phí.

Ông Trương Công Bình ở xã Tân An, thị xã Tân Châu cho biết: Hiện nay, giá vật tư đầu vào tăng cao, vì vậy trong vụ thu đông 2021, gia đình ông đẩy mạnh áp dụng chương trình “1 phải 5 giảm”, như giảm lượng giống gieo sạ, bón phân cân đối, khoa học theo hướng dẫn giúp hạn chế tối đa chi phí. Hiện tình hình sâu bệnh trên lúa thu đông ở địa phương cũng đỡ hơn vụ hè thu 2021.

Nông dân thường xuyên kiểm tra lúa thu đông để chủ động phòng trừ sâu bệnh hại. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại Kiên Giang, đến nay nông dân trong tỉnh đã xuống giống vụ lúa thu đông 2021 hơn 89.300 ha, vượt trên 1.300ha so với kế hoạch phấn đấu. Các huyện gieo sạ lúa thu đông nhiều là Giồng Riềng, Tân Hiệp, Giang Thành, Châu Thành, Hòn Đất, Gò Quao và TP Rạch Giá. Hiện các trà lúa đang phát triển tốt, chủ yếu ở các giai đoạn đẻ nhánh, đòng trổ và trỗ - chín.

Những ngày qua, ảnh hưởng thời tiết mưa nhiều, nên đã xuất hiện một số dịch hại trên cây lúa, nông dân gặp khó khăn trong việc phun thuốc BTVT do mưa liên tục kéo dài. Cụ thể như sâu cuốn lá, bệnh cháy bìa lá, đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt… Sâu, bệnh xuất hiện rải rác ở hầu hết các địa phương, với mức nhiễm nhẹ đến trung bình. Ngoài ra, còn có các đối tượng gây hại khác như chuột cắn phá, sâu đục thân, muỗi hành… cũng xuất hiện và gây hại rải rác đến nhiễm nhẹ.

Chi cục Trồng trọt – BVTV Kiên Giang khuyến cáo bà con nông dân nên tăng cường thăm đồng thường xuyên để có biện pháp chăm sóc, phát hiện dịch hại kịp thời và có biện pháp phòng trị hiệu quả. Dự báo, bệnh đạo ôn cổ bông, cháy bìa lá, lem lép hạt… sẽ tiếp tục phát triển và gây hại trên trà lúa giai đoạn từ đòng trổ đến trỗ chín. Nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm như OM18, OM5451, IR 50404, Đài Thơm 8, OM 7347, gieo sạ dày, do ảnh hưởng thời tiết có mưa nhiều, nắng gián đoạn và sử dụng phân bón không hợp lý…

Hoàn thiện đê bao ăn chắc

Vụ lúa thu đông 2021, An Giang xuống giống trên 160.000 ha, nằm trong 699 tiểu vùng có đê bao kiểm soát lũ triệt, được xem là diện tích sản xuất lúa lớn nhất khu vực ĐBSCL, dự kiến cho sản lượng trên 1 triệu tấn.

Ông Lương Huy Khanh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi An Giang cho biết: Để sản xuất vụ lúa thu đông an toàn trong mùa mưa lũ, tỉnh khuyến cáo nông dân chỉ xuống giống trong các ô bao kiểm soát lũ, phân vùng xuống giống để có diện tích tiêu, thoát lũ, giảm áp lực cho hệ thống đê bao.

Ngay từ đầu vụ, ngành thủy lợi An Giang đã lên các phương án nhằm chủ động ứng phó với đợt nước lên do triều cường và các tình huống mưa, giông, lốc trong mùa mưa bão, lũ ảnh hưởng đến sản xuất lúa thu đông.

Trước tình hình giá vật tư nông nghiệp tăng cao, nhiều nông dân đã đẩy mạnh ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng như “1 phải 5 giảm” và “3 giảm 3 tăng”... để giảm chi phí. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Song song đó, kết hợp với ngành nông nghiệp tỉnh thường xuyên theo dõi chặt chẽ, chủ động có biện pháp, phương án ứng phó hiệu quả, đảm bảo sản xuất và sinh hoạt của người dân an toàn trong mùa mưa, lũ.

Bên cạnh đó, những diện tích đê bao không an toàn hoặc ngoài đê bao, An Giang khuyến cáo không cho người dân xuống giống mà thực hiện xả lũ cho 26 tiểu vùng khoảng 70.000 ha ở các huyện như Tri Tôn, Châu Phú, thị xã Tân Châu, Tịnh Biên, Phú Tân…

Tính từ đầu năm đến nay, Chi cục Thủy lợi An Giang đã triển khai nạo vét tổng số 144 công trình, chiều dài hơn 194 km, khối lượng 380.314m3, kinh phí gần 59 tỷ đồng. Đồng thời, gia cố đê bao tổng số 180 công trình, chiều dài gần 88 km, khối lượng 26.489m3, kinh phí hơn 176 tỷ đồng. Còn duy tu sửa chữa cống bọng tổng số 85 công trình, chiều dài 3.494m…

Còn tại tỉnh Hậu Giang, bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh cho biết: Đến thời điểm này, nông dân trong tỉnh đã cơ bản xuống giống xong diện tích lúa thu đông 2021, với diện tích theo kế hoạch là 36.000ha. Hiện nay, các trà lúa đang ở giai đoạn mạ đến trỗ - chín.

Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp trước những diễn biến của thời tiết bất lợi, tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, thời gian qua tỉnh Hậu Giang đã ưu tiên đầu tư nhiều công trình, dự án cấp bách phòng chống sạt lở, hoàn thiện hệ thống thủy lợi, hồ chứa đa mục tiêu phục vụ phòng, chống thiên tai. Cụ thể, đến nay đã có 16 công trình trọng điểm được tỉnh đầu tư, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ đời sống dân sinh trên địa bàn.

Ngành nông nghiệp Hậu Giang còn khuyến khích nông dân thực hiện các giải pháp luân canh cây trồng trên đất lúa, giúp ngăn ngừa sự lây lan, lưu tồn của sinh vật gây hại trong đất. Đẩy mạnh việc hợp tác, liên kết sản xuất gắn với bao tiêu lúa hàng hóa, góp phần tạo đầu ra thuận lợi, tăng thu nhập cho nhà nông.

TIN TỨC KHÁC

ĐBSCL thiếu khoảng 50.000 - 70.000 tấn lúa giống

12-9-2021

Do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhiều địa phương giãn cách nên việc thu hoạch, sơ chế bảo quản giống tại công ty và hệ thống sản xuất giống gặp khó khăn. Tình trạng này sẽ làm gia tăng việc nông dân lấy lúa hàng hóa làm lúa giống.

Tính toán giảm thâm canh lúa gạo ở ĐBSCL

13-9-2021

Đầu tháng 9-2021, nông dân Bạc Liêu gặp nhiều khó khăn trong thu hoạch lúa và phải nhờ các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng “chi viện” máy gặt đập liên hợp để hỗ trợ. Hành trình của hạt lúa ở vùng ĐBSCL tiếp tục gặp những trở ngại.

Hơn 1.000 ha lúa bị ngập, hư hại do bão số 5

12-9-2021

Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, do ảnh hưởng của bão số 5 và mưa lớn đã có 2 phương tiện bị chìm, 2 tàu của Đà Nẵng bị mắc cạn, nhiều ngôi nhà bị tốc mái và hơn 1.000 ha lúa bị ngập úng.

Bộ trưởng Nông nghiệp: 'Đến nay tôi mới biết ĐBSCL sản xuất lúa như thế'

6-9-2021

'Chúng ta cứ tự hào về những con số xuất khẩu, nhưng trong lúc dịch bệnh, mới giật mình tự hỏi: Để lấy những thành tích đó, đẩy nông dân vào rủi ro, đổi lấy sự bất trắc có đáng không? Đến hôm nay, tôi mới biết tại sao giá thành sản xuất lúa của tỉnh An Giang lại chênh lệch với Đồng Tháp, Cần Thơ… trong khi thiên thời, địa lợi các địa phương gần như nhau', Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho hay.

Hàn Quốc mở thầu mua hơn 42.000 tấn gạo

4-9-2021

Thời hạn doanh nghiệp đăng ký đấu thầu cung cấp gạo cho Hàn Quốc là trước 15h00 ngày 8/9/2021 (theo giờ Hàn Quốc).

Tổng cục Thống kê: Tình hình sản xuất lúa đến trung tuần tháng 8/2021

30-8-2021

Tính đến trung tuần tháng Tám, cả nước thu hoạch được 999,4 nghìn ha lúa hè thu, chiếm 51,1% diện tích gieo cấy và bằng 97,9% cùng kỳ năm trước

Khó chồng khó vì nghẽn cảng, doanh nghiệp xuất khẩu gạo bế tắc không dám ký hợp đồng

27-8-2021

Việc tạm ngừng cung cấp dịch vụ đóng rút gạo tại Cảng Tân Cảng Hiệp Phước là trường hợp bất khả kháng do dịch bệnh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan khi có khách hàng mà vẫn không dám ký kết hợp đồng vì không biết khi nào có thể giao hàng.

Trung Quốc tạo đột phá trong việc trồng lúa: Thu hoạch sau 60 ngày, sản lượng 9,8 tấn/ha

23-8-2021

Theo báo cáo mới đây của Tân Hoa Xã, Viện Nông nghiệp Đô thị thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc đã hợp tác với Viện Nghiên cứu Lúa Quốc gia Trung Quốc và đạt được thành tựu lớn trong một vụ thu hoạch lúa chỉ với 60 ngày, ở môi trường khu vực thử nghiệm.

Chính quyền và doanh nghiệp chung tay không để đứt gãy chuỗi ngành hàng lúa gạo

16-8-2021

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bốn tỉnh khu vực ĐBSCL thống nhất việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân, thương lái, công nhân, phương tiện trong sản xuất, thu hoạch, vận chuyển… để chuỗi ngành hàng lúa gạo không bị đứt gãy.

5 đề xuất doanh nghiệp ngành lúa gạo kiến nghị khẩn tổ công tác đặc biệt

14-8-2021

Tạo chính sách luồng xanh trong lưu thông lúa gạo đường thuỷ nội địa theo hai cung đường: cánh đồng về nhà máy, nhà máy đến các cảng logistic là 1 trong 5 kiến nghị khẩn của doanh nghiệp ngành hàng lúa gạo.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Giá lúa nhích lên, bộ đang theo sát tình hình

13-8-2021

Hiện nay tình hình khó khăn tiêu thụ nông sản, đặc biệt là lúa gạo ở ĐBSCL, đã cơ bản giải quyết, giá lúa đã nhích lên. Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn sẽ tiếp tục theo sát, nắm bắt thông tin sản lượng và mùa vụ thu hoạch sắp tới.

Miền Tây nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng lúa gạo

10-8-2021

Thương lái bỏ cọc, nông dân khó bán lúa, nhà máy chạy cầm chừng, doanh nghiệp ngại xuất khẩu gạo… đang đe doạ sự đứt gãy chuỗi cung ứng lúa gạo ở miền Tây.