LÚA GẠO

Tính toán giảm thâm canh lúa gạo ở ĐBSCL

Cập nhật ngày: 13 | 09 | 2021

Đầu tháng 9-2021, nông dân Bạc Liêu gặp nhiều khó khăn trong thu hoạch lúa và phải nhờ các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng “chi viện” máy gặt đập liên hợp để hỗ trợ. Hành trình của hạt lúa ở vùng ĐBSCL tiếp tục gặp những trở ngại.

Theo SGGP

Lúa chín, loay hoay tìm máy gặt

Hiện nay, toàn vùng ĐBSCL đã thu hoạch trên 1 triệu ha lúa hè thu, còn lại khoảng 500.000ha, tập trung nhiều ở vùng bán đảo Cà Mau (phần lớn ở Sóc Trăng và Bạc Liêu), nhưng tiến độ thu hoạch chậm. Do đó, tỉnh Hậu Giang đã “chi viện” cho tỉnh Sóc Trăng 21 máy và Bạc Liêu 25 máy gặt đập liên hợp để giúp nông dân đẩy nhanh việc thu hoạch lúa. 

Tính toán giảm thâm canh lúa gạo ở ĐBSCL   ảnh 1Thu hoạch lúa ở ĐBSCL 
Có thể nói, Hậu Giang là tỉnh tổ chức khá chặt chẽ các khâu kiểm tra y tế, để các chủ máy gặt đập liên hợp hoạt động. Nhờ đó, việc thu hoạch và thương lái mua lúa diễn ra khá suôn sẻ trong bối cảnh thực hiện giãn cách xã hội. “Đề án cơ giới hóa của tỉnh gắn với việc hỗ trợ hạn mức vay và lãi suất vay là tiền đề quan trọng để Hậu Giang gần như đã cơ giới hóa 100% khâu thu hoạch lúa”, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang Trần Chí Hùng cho biết. Hiện nay, Hậu Giang có 248 máy gặt đập liên hợp, trong đó 99 máy của nông dân được vay vốn, hỗ trợ lãi suất mua. Đây là một điểm sáng của ngành nông nghiệp Hậu Giang khi chủ động cơ giới hóa, giúp nông dân sản xuất lúa được thuận lợi hơn.  

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành Trung ương, các doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Lương thực miền Bắc và Tổng Công ty Lương thực miền Nam đã vào cuộc thu mua lúa hàng hóa của nông dân ĐBSCL. Tuy nhiên, việc thu mua lúa cũng chưa được như ý muốn. 

Vựa lúa gạo của cả nước bị ảnh hưởng do diễn biến dịch bệnh phức tạp gây ra khó khăn trong việc thu hoạch và tiêu thụ. Mặt khác, dịch vụ logistics vận chuyển trên thế giới đang thiếu container rỗng xuất phát từ châu Á, giá vận chuyển cũng tăng rất cao, ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam, trong đó có gạo. Các chuyên gia lúa gạo dự báo, năm 2021, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam có thể giảm nhẹ so với năm trước. Song xuất khẩu gạo của Việt Nam ước đạt từ 6-6,2 triệu tấn gạo, giá trị khoảng 3,3 tỷ USD.

Nên cân nhắc lúa vụ 3

Khi nông dân ở vùng bán đảo Cà Mau như Sóc Trăng, Bạc Liêu… chưa thu hoạch dứt điểm lúa hè thu thì nhiều diện tích lúa thu đông (lúa vụ 3) của nông dân vùng đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp… cũng sắp bước vào giai đoạn thu hoạch. Bộ NN-PTNT cho rằng, vụ lúa thu đông rất quan trọng trong vai trò là cầu nối duy trì nguồn lúa giống cho vụ lúa đông xuân, đồng thời phục vụ xuất khẩu trong dịp cuối năm. 

Tuy nhiên lâu nay, nhiều nhà khoa học lưu ý, ĐBSCL chỉ cần tập trung vào 2 vụ lúa chính trong năm là đông xuân và hè thu, còn vụ thu đông nên cân nhắc thận trọng giữa cái được và cái mất. Gia tăng diện tích lúa vụ 3 cũng đồng nghĩa với việc giảm không gian trữ nước từ dòng Mê Công trong mùa nước nổi. Về vấn đề này, Th.S Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL, phân tích: “Canh tác liên tục 3 vụ lúa mỗi năm, xét ở hộ gia đình thì thấy có lời, vì tăng thêm thu nhập nhờ tăng thêm 1 vụ lúa. Nhưng xét rộng ra, cần tính thêm chi phí công trình đê bao, tổn thất phù sa, tổn thất thủy sản tự nhiên. Ngoài ra, chưa kể việc ô nhiễm nước sông ngòi, mất không gian cho nước lan tỏa làm tăng ngập nơi khác. Gia tăng dòng chảy gây sạt lở, góp phần làm thiếu nước trong mùa khô, góp phần gia tăng xâm nhập mặn… Tất cả là những hạn chế, cần được cân nhắc kỹ”. 

Th.S Nguyễn Hữu Thiện nhận xét thêm, xét rộng ra thì quá trình canh tác liên tục làm suy kiệt dinh dưỡng và sức khỏe của đất lại đe dọa an ninh lương thực về lâu dài. Do đó, làm kinh tế nông nghiệp cần phải xét lợi ích, chi phí ở tất cả các phạm vi. Tổng lợi ích mang lại phải lớn hơn tổng chi phí thì mới là kinh tế.

Nhiều cảnh báo về tình trạng lạm dụng sử dụng phân bón hóa học cũng đã được đưa ra. Mới đây, báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho thấy, mức độ sử dụng phân bón vô cơ tại ĐBSCL đang cao hơn trung bình của cả nước từ 35%-40%, trong khi mức độ sử dụng phân bón hữu cơ lại chỉ bằng 27,3% của cả nước. Cụ thể, về chỉ số sử dụng phân bón vô cơ, cả nước hiện đang sử dụng trung bình khoảng 560kg/ha gieo trồng, còn tại ĐBSCL sử dụng tới 754kg/ha gieo trồng. Những con số này cho thấy việc sản xuất liên tục 3 vụ lúa/năm ở ĐBSCL càng làm gia tăng sự ô nhiễm ruộng đồng.

Bộ NN-PTNT cần tổ chức một hội thảo về sản xuất lúa vụ 3, lắng nghe ý kiến của nhà khoa học và địa phương trong vùng. Từ đó, đánh giá lại hiệu quả sản xuất lúa vụ 3, giữa “cái được và cái mất”, để đưa ra định hướng phù hợp.

TIN TỨC KHÁC

Hơn 1.000 ha lúa bị ngập, hư hại do bão số 5

12-9-2021

Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, do ảnh hưởng của bão số 5 và mưa lớn đã có 2 phương tiện bị chìm, 2 tàu của Đà Nẵng bị mắc cạn, nhiều ngôi nhà bị tốc mái và hơn 1.000 ha lúa bị ngập úng.

Bộ trưởng Nông nghiệp: 'Đến nay tôi mới biết ĐBSCL sản xuất lúa như thế'

6-9-2021

'Chúng ta cứ tự hào về những con số xuất khẩu, nhưng trong lúc dịch bệnh, mới giật mình tự hỏi: Để lấy những thành tích đó, đẩy nông dân vào rủi ro, đổi lấy sự bất trắc có đáng không? Đến hôm nay, tôi mới biết tại sao giá thành sản xuất lúa của tỉnh An Giang lại chênh lệch với Đồng Tháp, Cần Thơ… trong khi thiên thời, địa lợi các địa phương gần như nhau', Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho hay.

Hàn Quốc mở thầu mua hơn 42.000 tấn gạo

4-9-2021

Thời hạn doanh nghiệp đăng ký đấu thầu cung cấp gạo cho Hàn Quốc là trước 15h00 ngày 8/9/2021 (theo giờ Hàn Quốc).

Tổng cục Thống kê: Tình hình sản xuất lúa đến trung tuần tháng 8/2021

30-8-2021

Tính đến trung tuần tháng Tám, cả nước thu hoạch được 999,4 nghìn ha lúa hè thu, chiếm 51,1% diện tích gieo cấy và bằng 97,9% cùng kỳ năm trước

Khó chồng khó vì nghẽn cảng, doanh nghiệp xuất khẩu gạo bế tắc không dám ký hợp đồng

27-8-2021

Việc tạm ngừng cung cấp dịch vụ đóng rút gạo tại Cảng Tân Cảng Hiệp Phước là trường hợp bất khả kháng do dịch bệnh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan khi có khách hàng mà vẫn không dám ký kết hợp đồng vì không biết khi nào có thể giao hàng.

Trung Quốc tạo đột phá trong việc trồng lúa: Thu hoạch sau 60 ngày, sản lượng 9,8 tấn/ha

23-8-2021

Theo báo cáo mới đây của Tân Hoa Xã, Viện Nông nghiệp Đô thị thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc đã hợp tác với Viện Nghiên cứu Lúa Quốc gia Trung Quốc và đạt được thành tựu lớn trong một vụ thu hoạch lúa chỉ với 60 ngày, ở môi trường khu vực thử nghiệm.

Chính quyền và doanh nghiệp chung tay không để đứt gãy chuỗi ngành hàng lúa gạo

16-8-2021

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bốn tỉnh khu vực ĐBSCL thống nhất việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân, thương lái, công nhân, phương tiện trong sản xuất, thu hoạch, vận chuyển… để chuỗi ngành hàng lúa gạo không bị đứt gãy.

5 đề xuất doanh nghiệp ngành lúa gạo kiến nghị khẩn tổ công tác đặc biệt

14-8-2021

Tạo chính sách luồng xanh trong lưu thông lúa gạo đường thuỷ nội địa theo hai cung đường: cánh đồng về nhà máy, nhà máy đến các cảng logistic là 1 trong 5 kiến nghị khẩn của doanh nghiệp ngành hàng lúa gạo.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Giá lúa nhích lên, bộ đang theo sát tình hình

13-8-2021

Hiện nay tình hình khó khăn tiêu thụ nông sản, đặc biệt là lúa gạo ở ĐBSCL, đã cơ bản giải quyết, giá lúa đã nhích lên. Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn sẽ tiếp tục theo sát, nắm bắt thông tin sản lượng và mùa vụ thu hoạch sắp tới.

Miền Tây nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng lúa gạo

10-8-2021

Thương lái bỏ cọc, nông dân khó bán lúa, nhà máy chạy cầm chừng, doanh nghiệp ngại xuất khẩu gạo… đang đe doạ sự đứt gãy chuỗi cung ứng lúa gạo ở miền Tây.

Giá lúa gạo hôm nay 31/7: Lúa hè thu ngóng ghe về thu mua, nông dân Sóc Trăng, An Giang kêu trời

31-7-2021

Việc các thương lái, ghe không thể vào các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội khiến giá lúa gạo hôm nay 31/7 nhiều tỉnh ĐBSCL ít biến động. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu cũng giảm để tăng sức cạnh tranh.

Xuất khẩu gạo Thái khó đạt mục tiêu sau khi giảm mạnh trong nửa đầu năm

21-7-2021

Thái Lan chỉ xuất khẩu được 2,2 triệu tấn gạo trong nửa đầu năm, giảm 21,03% so với cùng kỳ năm ngoài.