LÚA GẠO

Chuỗi lúa gạo chấm dứt bẻ kèo trong liên kết

Cập nhật ngày: 19 | 02 | 2020

Ấp Bình Hòa, xã Bình Tịnh, huyện Tân Trụ, Long An có 4 nhà máy xay xát lúa gạo quy mô lớn, tổng công suất 1.000 tấn lúa/ngày, tương đương gần 350 nghìn tấn/năm.

Liên kết 2 vạn hộ nông dân

Ông Phan Công Bình, Giám đốc Công ty Công Bình cho biết, hiện Công ty đã xây dựng được chuỗi lúa gạo với việc liên kết khoảng 20 nghìn hộ nông dân ở 5 tỉnh vùng ĐBSCL (gồm Long An, Hậu Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu). Đến nay, vùng trồng lúa nguyên liệu mà Công Bình ký hợp đồng lên tới 15 nghìn ha.

Theo ông Bình, nan giải nhất trong liên kết là tình trạng bẻ kèo. Đối tác đứng ra ký hợp đồng liên kết với Công Bình đều là tổ hợp tác, nên không có được sự quản trị và tính pháp lý cao như các HTX. Vì vậy vào thời gian đầu khi công ty thiết lập chuỗi sản xuất, năm 2013-2014, có tới gần 30% số hộ nông dân đã không tuân thủ hợp đồng, họ bán lúa cho thương lái, thay vì bán cho Công ty.

“Vì thấy chúng tôi liên kết với nông dân, làm mất vùng nguyên liệu của thương lái, nên họ luôn tìm cách gây rối, phá hoại liên kết. Nhiều hộ đến ngày gặt, thương lái đến nhà hỏi mua với giá cao vọt. Mua như vậy, thương lái chấp nhận lỗ, nhưng mục đích của họ là khiến nông dân bẻ kèo, vụ sau không được tham gia liên kết nữa, lúc đó thương lái sẽ thu mua với giá lúa thấp”, ông Bình chia sẻ.

Ông Bình đã phải rút kinh nghiệm qua từng vụ lúa, để “hóa giải”. Nhờ vậy, trước đây 30% số hộ nông dân không tuân thủ hợp đồng, thì giai đoạn 2015-2018 tỷ lệ nông dân bẻ kèo chỉ còn 4% và năm 2019 vừa qua đã không còn hộ nào dám bẻ kèo trong hợp đồng liên kết với Công ty nữa.

“Bí quyết” trước hết là giá thu mua phải linh hoạt. Mặc dù hợp đồng ký kết trước khi gieo cấy, trong đó ghi rõ giá thu mua, nhưng đó chỉ là giá sàn để nông dân yên tâm. Mỗi vụ sản xuất, Công ty tiến hành họp 3 lần với đầy đủ các đại diện nông dân, chủ tịch huyện, các phòng ban, hội nông dân, mặt trận tổ quốc huyện, lãnh đạo các xã.

Trước khi thu hoạch 10 ngày, thì có cuộc họp các bên để chốt giá thu mua trên cơ sở giá thị trường và không thấp hơn giá sàn. Đến ngày thu hoạch, nếu giá thị trường tăng vượt cao hơn 200 đồng/kg so với giá đã chốt, thì lấy giá chốt cộng với giá thị trường rồi chia đôi. Nếu thị trường tăng chưa tới 200 đồng, thì sẽ giữ nguyên giá đã chốt.

Công ty được sự hỗ trợ đắc lực của chính quyền, các đoàn thể ở địa phương đến từng nhà vận động nông dân tuân thủ hợp đồng. Về phía Công ty cũng tự đưa ra chế tài, hộ nào bẻ kèo một vụ, thì vụ sau không cho tham gia liên kết. Với những hộ đến năn nỉ cho ký hợp đồng tiếp, thì phải trả lại tiền mà doanh nghiệp đã ứng trước đầu vụ, cộng thêm với số tiền bị phạt tương đương, tức là họ phải nộp 20 triệu đồng/ha.

“Giá gạo RVT hữu cơ tôi bán vào các siêu thị ở Hà Nội với giá lên tới 40 nghìn đồng kg, tương đương với 1.900 USD/tấn. Trong khi giá XK cũng loại đó, tôi bán cao nhất mới 800 USD/tấn. Nhưng thị trường trong nước không tiêu thụ hết, nên tôi phải xuất đi nước ngoài”, ông Bình nói.

Xây dựng thương hiệu từ gốc

Ông Bình cho hay, trước đây, khi chưa có liên kết chuỗi, Công ty Công Bình cũng như hầu hết các doanh nghiệp XK gạo khác, đến mùa mới đi thu mua lúa của nông dân, khiến chất lượng lúa không đảm bảo.

Lúa thơm sau khi gặt và xay xát chỉ thơm ngon trong vòng 2-3 tuần. Sau một tháng thì gạo sẽ giảm phẩm chất lượng. Vụ này anh XK gạo ngon, nhưng vụ sau gạo không ngon thì đối tác sẽ không mua nữa.

Từ khi có liên kết chuỗi, nông dân không chỉ tuân thủ giống và quy trình canh tác do doanh nghiệp dưa ra, mà Công ty còn phân bổ theo từng tổ hợp tác liên kết xuống giống vào các ngày khác nhau. Công ty bố trí sản xuất luôn phiên, để đảm bảo gạo lúc nào cũng là mới thu hoạch, lúc nào cũng tươi. Nhờ vậy, ngày nào cũng có lúa gặt mới để đưa vào nhà máy xay xát và XK luôn.

Do đó, không có lô hàng nào của Công ty bị để tồn kho quá 2 tuần, đã giữ cho chất lượng gạo luôn thơm ngon.

Nhờ vậy, lượng gạo hợp đồng XK luôn ổn định về số lượng theo ngày, theo tháng. Giờ đây, chỉ cần nhìn thấy trên bao gạo có chữ Công Bình thôi, là các đối tác mua hàng ở Trung Quốc và các quốc gia khác rất tín nhiệm.

Theo ông Bình, chuỗi sản xuất phải đi liền với xây dựng thương hiệu lúa gạo. Hiện thị trường tiêu thụ của Công Bình đang đi theo cả 2 hướng: nội địa và XK. Người tiêu dùng gạo ở Việt Nam chịu chi hơn người tiêu dùng trên thế giới, nhờ vậy giá bán gạo cao cấp ở trong nước hiện cao gấp nhiều lần giá quốc tế.

Những thị trường XK gạo thơm nhiều nhất của Công Bình là Trung Quốc, Singapore, Philipines, Malaysia, Canada, Anh, Pháp. Sản phẩm của Công Bình đã tạo dựng được tên tuổi trên thị trường thế giới với 2 nhãn hiệu gạo thơm cao cấp: “Công Bình rice” và “Sông Vàm rice”. Gạo nguyên liệu của Công ty là các giống lúa thơm chất lượng cao như Nàng Thơm Chợ Đào, RVT… được canh tác theo 2 quy trình là lúa gạo hữu cơ và lúa gạo GlobalGAP.

Theo Nongnghiep.vn

TIN TỨC KHÁC

Gạo ST25 bị doanh nghiệp Mỹ đăng ký thương hiệu

22-4-2021

5 doanh nghiệp tại Mỹ đang chờ được bảo hộ thương hiệu gạo ST25 - gạo ngon nhất thế giới của Việt Nam, theo Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO).

Nâng tầm gạo miền Tây

13-4-2021

Bước sang tháng 4-2021, nông dân ĐBSCL đang thu hoạch những trà lúa đông xuân cuối cùng trên diện tích 1,5 triệu ha, sản lượng khoảng 10,7 triệu tấn. Giá lúa những ngày qua sụt giảm nhưng vẫn ở mức cao do nông dân tập trung sản xuất các giống lúa cung ứng phân khúc gạo cao cấp xuất khẩu. Đây được xem là một thay đổi quan trọng của nông dân trồng lúa miền Tây.

Lai tạo ra “hậu duệ” giống lúa Huyết Rồng vùng ĐBSCL

10-4-2021

Mới đây nhóm nhà khoa học do TS Đào Minh Sô (Trưởng Bộ môn Chọn tạo giống cây trồng, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) dẫn đầu đã lai tạo thành công “hậu duệ” của giống lúa màu Huyết Rồng nổi tiếng vùng ĐBSCL trước đây, với tên gọi là Mắt Rồng SR20.

Trung Quốc giảm mua vào, nghẽn đầu ra khiến giá gạo nếp sụt thê thảm

9-4-2021

Long An và An Giang là vùng chuyên canh nếp lớn ở Miền Tây, 2 tỉnh này đang thu hoạch rộ nếp Đông Xuân, hiện giá nếp tươi tại ruộng dao động ở mức trên dưới 5.000 đ/kg, giảm sâu so với thời gian ngay sau Tết.

Giá lúa Đông Xuân tháng 3 giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao

6-4-2021

Theo Bộ NN&PTNT vụ lúa Đông Xuân năm nay nông dân vẫn trúng mùa, giá lúa ở mức cao đảm bảo có lãi

Trung Quốc tăng cường nhập khẩu gạo trong 2 tháng đầu năm 2021

1-4-2021

Khối lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc tăng hơn 3 lần trong 2 tháng đầu năm 2021, những thị trường cung cấp gạo chính cho thị trường này gồm Pakistan, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam…

Thái Lan triển khai biện pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo

30-3-2021

Bộ Thương Mại Thái Lan đã triển khai các biện pháp để tăng xuất khẩu lên 6 triệu tấn trong năm nay, trị giá khoảng 150 tỷ baht, với Indonesia, Trung Quốc, Bangladesh và Iraq dự kiến vẫn là những thị trường chính theo thoả thuận giữa các chính phủ (G2G).

Việt Nam có 207 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

26-3-2021

Cần Thơ là địa phương có số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước với 44 doanh nghiệp. Tiếp đến là TP HCM có 38 doanh nghiệp, Long An 25 doanh nghiệp, An Giang 21 doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng của ngành lúa gạo Campuchia: Từ nông dân đến doanh nghiệp đều khó khăn

19-3-2021

Tờ Asia Times viết, ngành lúa gạo Campuchia đang khô cạn theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Trong khi mùa vụ khô cằn vì hạn hán thì các ngân hàng thương mại lại từ chối cấp thêm thanh khoản cho nông dân và doanh nghiệp xoay sở qua thời kỳ túng quẫn.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng, đắt ngang gạo Thái

21-3-2021

Tuần qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và Ấn Độ tăng nhờ nhu cầu lớn hơn, trong khi Bangladesh công bố phiên đấu thầu mới để tăng nguồn cung dự trữ.

Thái Lan và Indonesia sẽ ký thỏa thuận mua bán 1 triệu tấn gạo vào cuối tháng 3

22-3-2021

Indonesia phải đối mặt với việc thiếu hụt nguồn cung gạo trong nước do thiên tai và ảnh hưởng dịch COVID-19 khiến nước này phải nhập khẩu gạo để phục vụ nhu cầu trong nước và bình ổn giá gạo.

Báo Thái Lan khen ngợi chiến lược gạo 'khôn ngoan' của Việt Nam

26-1-2021

Tờ Bangkok Post ngày 25/1 đăng bài 'Chiến lược gạo khôn ngoan của Việt Nam' của Phó Chủ tịch điều hành Ngân hàng Bangkok Suwatchai Songwanich trên mục 'Tiêu điểm châu Á', đồng thời so sánh với cách tiếp cận của Thái Lan