CÀ PHÊ

Thị trường cà phê toàn cầu dự báo sẽ gặp khó khăn ít nhất đến giữa năm 2020

Cập nhật ngày: 06 | 05 | 2020

Đại dịch Covid-19 khiến thị trường cà phê toàn cầu chịu tác động nghiêm trọng. Do lo ngại dịch bệnh và dư thừa nguồn cung, giá cà phê Robusta kỳ hạn dài giảm, trong khi giá kỳ hạn ngắn tăng nhẹ do khó khăn trong việc vận chuyển. Giá cà phê Arabica tăng chủ yếu do khó khăn trong việc vận chuyển.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong 10 ngày đầu tháng 4/2020, giá cà phê Robusta giao kỳ hạn biến động không đồng nhất, trong khi giá cà phê Arabica tăng.

Đại dịch Covid-19 khiến thị trường cà phê toàn cầu chịu tác động nghiêm trọng. Do lo ngại dịch bệnh và dư thừa nguồn cung, giá cà phê Robusta kỳ hạn dài giảm, trong khi giá kỳ hạn ngắn tăng nhẹ do khó khăn trong việc vận chuyển. Trong khi đó, giá cà phê Arabica tăng chủ yếu do khó khăn trong việc vận chuyển. Người dân được yêu cầu ở nhà khiến nguồn lao động thiếu hụt. Ở các khu vực sản xuất trọng điểm như Trung và Nam Mỹ, việc thu hoạch cà phê vẫn chưa được cơ giới hóa. Trong khi đó, vụ thu hoạch cà phê bắt đầu từ tháng 4, cao điểm vào tháng 5, nhưng người dân thế giới đang được khuyến cáo ở nhà, nhiều hàng quán phải đóng cửa nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Căn cứ vào diễn biến của dịch Covid-19, Cục Xuất nhập khẩu dự báo thị trường cà phê toàn cầu sẽ gặp khó khăn ít nhất đến giữa năm 2020.

Tại Colombia, việc phong tỏa 19 ngày trên toàn quốc áp dụng từ ngày 25/3/2020 ảnh hưởng đến thời gian thu hoạch cà phê của nước này bắt đầu từ tháng 4. Theo Liên đoàn những người trồng cà phê Colombia, sản xuất cà phê của nước này ước tính tăng 1,7% trong niên vụ 2019/20, đạt 14,1 triệu bao, trong đó 6,6 triệu bao đã được thu hoạch tính đến tháng 2/2020, cao hơn 8,8% so với tháng 2/2019 do sự tăng trưởng mạnh từ đầu mùa.

Theo Reuters, báo cáo thời tiết cho biết các vùng trồng cà phê phía Bắc Brasil sẽ có mưa lớn kéo dài có thể làm các hoạt động nông nghiệp bị đình trệ.

Tại Trung Quốc, dịch bệnh bùng phát trong 2 tháng đầu năm 2020 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường cà phê Robusta toàn cầu. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cà phê lớn thứ 11 trên thế giới, ước tính nhập khẩu 2.650 nghìn bao, trị giá 9.124 triệu USD trong niên vụ 2019/20. Trong đó, nhập khẩu cà phê Robusta đứng thứ 3 thế giới, ước đạt 1.500 nghìn bao. Cà phê đang dần trở thành đồ uống quen thuộc với người tiêu dùng Trung Quốc. Đây được coi là thị trường tiềm năng lớn, thu hút nhiều hãng cà phê mở rộng chuỗi cửa hàng như Starbucks hay Luckin Coffee. Tuy nhiên, so với các nước tiêu thụ cà phê lớn khác thì thị trường Trung Quốc mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, người tiêu dùng chủ yếu vẫn sử dụng cà phê hòa tan. Dịch Covid-19 buộc hãng Starbucks phải đóng cửa hơn 2.000 cửa hàng tại Trung Quốc vào cuối tháng 01/2020. Từ ngày 5/3/2020, hơn 90% cửa hàng Starbucks tại Trung Quốc đã hoạt động trở lại.

Trong khi đó, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, đặc biệt tại châu Âu và Mỹ, 2 thị trường nhập khẩu và tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới. Điều này chắc chắn sẽ khiến nhập khẩu cà phê toàn cầu giảm do tiêu thụ giảm sâu. Trong khi đó, sản lượng cà phê niên vụ 2020/21 của Brasil sẽ kết thúc vào tháng 9/2021 được dự báo sẽ bội thu theo chu kỳ, do đó thị trường nhiều khả năng sẽ xảy ra tình trạng dư cung, gây áp lực lên giá cà phê.

Theo Statista - kênh thống kê, nghiên cứu và dự đoán tình hình thương mại toàn cầu cho biết, trên thế giới, trung bình có tới 75% cà phê tiêu thụ tại các nhà hàng, tiêu thụ ở nhà chỉ là 25%. Do lo ngại dịch Covid-19, nhiều người ở nhà và hàng loạt cửa hàng cà phê phải đóng cửa khiến tình hình tiêu thụ mặt hàng này giảm mạnh tại Trung Quốc do người Trung Quốc không có thói quen uống cà phê tại nhà mà ưa chuộng việc thưởng thức cà phê tại cửa hàng.

Đại dịch Covid-19 nhìn chung đã được kiểm soát tại Trung Quốc, nhu cầu nhập khẩu sẽ phục hồi. Bên cạnh đó, lo ngại thiếu nguồn cung nguyên liệu trong thời gian tới, các nhà nhập khẩu cà phê ở một số nước tiêu thụ lớn đang tích trữ nhằm đề phòng trường hợp thiếu nguồn cung do dịch Covid-19 gây gián đoạn chuỗi cung ứng. Theo số liệu thống kê, lượng cà phê lưu trữ ở hệ thống kho của sàn liên lục địa ICE giảm mạnh, tác động đến giá cà phê Arabica tăng.

Hiện nguồn cung cà phê Arabica ở các nước sản xuất như Guatemala, Honduras đều khan hiếm, phải tới tháng 5 hoặc tháng 6 sau khi thu hoạch, nguồn cung mới có thể dồi dào. Trong khi đó, Colombia bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê và nhận được rất nhiều đơn hàng yêu cầu giao ngay, nhưng năng lực vận chuyển hạn chế và gặp khó khăn do lệnh phong tỏa.

Về dài hạn, nguồn cung cà phê toàn cầu được dự báo rất dồi dào. Các nước sản xuất cà phê lớn được dự báo sản lượng sẽ đạt mức cao kỷ lục. Sản lượng cà phê của Brasil được dự báo sẽ đạt 67 - 69 triệu bao trong niên vụ 2020/21, vượt xa mức kỷ lục 64,8 triệu bao trong niên vụ 2018/19. Năng suất cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2020/21 dự báo ở mức cao.

Theo Nhịp sống kinh tế

TIN TỨC KHÁC

Đại dịch Covid-19 đang đẩy giá cà phê tăng cao trên toàn cầu

6-5-2020

Đại dịch Covid-19 đã dẫn đến nhiều yếu tố gián đoạn nguồn cung, từ gián đoạn sản xuất cho đến giao thông vận tải hay bán lẻ, các quy định phong tỏa được áp dụng trên khắp thế giới.

Nông dân đối mặt nghịch cảnh: [Bài I] Nỗi sợ của người trồng cà phê

5-5-2020

Miguel Fajardo, một nông dân trồng cà phê ở Tây Colombia, đã dành 8 năm qua gây dựng sự nghiệp của gia đình sau khi cha anh phá sản.

Giá cà phê sẽ tiếp tục xu hướng giảm?

5-5-2020

Theo Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá cà phê toàn cầu trong thời gian tới vẫn biến động theo xu hướng giảm. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê thế giới tăng cao trong những năm gần đây, trong khi nhu cầu chỉ tăng từ 2 – 2,5%/năm khiến cung vượt cầu.

Vương quốc Anh đối mặt với tình trạng thiếu hụt cà phê do đại dịch COVID-19

29-4-2020

Theo trang Daily Express, nước Anh có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt cà phê khi đại dịch COVID-19 làm gián đoạn các chuỗi cung ứng lớn trên toàn thế giới, đặc biệt từ Nam Mỹ - khu vực chịu trách nhiệm cung cấp 2/3 sản lượng cà phê thế giới và chiếm khoảng một nửa lượng nhập khẩu của Anh.

Cà phê và dầu thô: Giống nhau một ván bài

28-4-2020

Những ngày qua, giá cà phê trong nước có lúc mất mốc 29 triệu đồng/tấn, được cho là mức thấp nhất từ giữa năm 2010 đến nay. Tính riêng từ cuối tháng 1/2020 khi thế giới bắt đầu bùng phát đại dịch COVID-19 từ Vũ Hán (Trung Quốc), giá cà phê nội địa giảm chừng 3,5 triệu đồng/tấn.

Sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2020 - 2021 dự báo giảm 15%

24-4-2020

Do chịu tác động bởi tình hình khô hạn, đại diện Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam cho rằng sản lượng cà phê niên vụ 2020 - 2021 có thể giảm 15%.

Giá trị xuất khẩu cà phê Uganda tăng gần 14 triệu USD bất chấp dịch COVID-19

22-4-2020

Giá trị xuất khẩu cà phê của Uganda đạt 172 tỉ shilling (46,7 triệu USD) vào cuối tháng hai, tăng ít nhất 52 tỉ shilling (13,8 triệu USD) so với cùng kì năm ngoái bất chấp lệnh phong tỏa để phòng chống dịch COVID-19 của chính phủ.

Thị trường cà phê: 'Con bò mộng' lẩn khuất đâu đây

21-4-2020

Hình như cứ sau mỗi đợt khủng hoảng kinh tế và dịch bệnh có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu là xuất hiện một đợt tăng giá mạnh trên thị trường cà phê thế giới. Mỗi khủng hoảng đều có điều kiện riêng nhưng vẫn có thể tìm thấy các hoàn cảnh chung. Liệu đại dịch Covid-19 có kích được “con bò mộng” xổng khỏi chuồng?

Nông dân hưởng lợi khi giá cà phê tăng đột biến và các quốc gia tăng tích trữ trong dịch COVID-19

21-4-2020

Người tiêu dùng vẫn cần caffeine dù đang trong đại dịch toàn cầu. Do đó, lo ngại về nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng dưới tác động của COVID-19 đã khiến một số quốc gia và người tiêu dùng tăng tích trữ cà phê, từ đó góp phần thúc đẩy giá mặt hàng nông sản này.

Ngành cà phê Việt Nam sẽ trỗi dậy mạnh mẽ nếu vượt qua thời kì khó khăn do COVID-19

16-4-2020

Ông Phan Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam nhận định nếu ngành cà phê vượt qua khó khăn trong năm 2020, bước sang 2021 sẽ là năm tăng trưởng đột phá do nhu cầu được dự báo tăng mạnh khi các sự kiện văn hoá, thể thao lớn trên thế giới đồng loạt tổ chức trở lại.

ICO: COVID-19 có thể khiến tiêu thụ cà phê toàn cầu giảm sút

16-4-2020

Sự lây lan của COVID-19 tạo ra một cú sốc kinh tế chưa từng có trên toàn cầu. ICO đã tiến hành nghiên cứu và phân tích ảnh hưởng của dịch bệnh đến ngành cà phê toàn cầu, bao gồm cả sản xuất, tiêu thụ và thương mại quốc tế.

Vùng trồng cà phê Tây Nguyên chuẩn bị được 'giải khát'

15-4-2020

Cục Xuất nhập khẩu cho biết vùng cà phê Tây Nguyên được dự báo sẽ có mưa trên diện rộng. Đây là thông tin rất quý giá cho nhà nông khi vùng trọng điểm nông nghiệp này đang gặp khô hạn, nhiều vùng đã không còn nước tưới.