CÀ PHÊ

Nông dân mong đạo luật cà phê mới sẽ được sửa đổi

Cập nhật ngày: 01 | 10 | 2019

Dự luật cà phê quốc gia của Uganda được đề xuất 2018 tuy nhiên đến thời diểm hiện tại vẫn gây ra nhiều tranh cãi từ các bên liên quan trong ngành cà phê.

Dự luật cà phê quốc gia của Uganda được đề xuất 2018 tuy nhiên đến thời diểm hiện tại vẫn gây ra nhiều tranh cãi từ các bên liên quan trong ngành cà phê.

Liên minh các Doanh nghiệp Nông nghiệp và Trang trại Cà phê Quốc gia (NUCAFE), đơn vị kết nối nông dân trồng cà phê trên khắp cả nước,  đã đưa ra 3 đề xuất chính về việc điều tiết và phát triển, giảm thuế và kêu gọi chính phủ Uganda cải thiện việc nghiên cứu về cà phê, theo ERNEST JJINGO.

Nông dân trong tổ chức NUCAFE đã chào đón bản dự thảo luật cà phê quốc gia 2018. Ngày 1/8/2019, NUCAFE đã đệ trình dự luật này lên Ủy ban Nghị viện về Nông nghiệp sau khi tiến hành tham vấn toàn quốc với nông dân trồng cà phê từ các vùng trồng cà phê trong nước.

Cựu bộ trưởng tài chính Gerald Ssendaula, chủ tịch của NUCAFE, nói với tờ The Observer rằng họ ủng hộ việc giới thiệu dự luật lên chính phủ để điều hành vụ mùa vì chất lượng cà phê cần phải được cải thiện.

Các đề xuất mà NUCAFE đệ trình lên quốc hội gồm cả việc thành lập Cơ quan quản lí cà phê ở Uganda để điều chỉnh việc trồng và sản xuất cà phê ở nước này.

Hiện tại, Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda (UCDA) đang đóng cả hai vai trò điều tiết cũng như phát triển cơ sở, tránh tạo ra xung đột lợi ích và làm tổn hại đến hiệu quả hoạt động của đơn vị.

"Các luật hiện hành công nhận UCDA là một cơ quan đang phát triển. Vì vậy, hãy để luật mới tập trung vào việc điều tiết. Phải có một cơ quan quản lí mà thông qua đó chính phủ có thể làm việc và cung cấp các dịch vụ khuyến nông", ông Ssendaula nhận định.

Ông cho biết thêm chính phủ sử dụng rất nhiều tiền để cung cấp cây giống mỗi năm, tuy nhiên trong số đó có cây giống chất lượng kém với tỉ lệ sống thấp và do đó, cần có thẩm quyền giám sát các hoạt động của cơ quan đang phát triển và điều tiết toàn bộ chuỗi cà phê.

Ông Joseph Nkandu, giám đốc điều hành NUCAFE, cho hay họ muốn nhấn mạnh tầm quan trọng một hệ thống quản lí không có xung đột lợi ích do đó kêu gọi hình thành một cơ quan khác thực hiện vai trò điều tiết thay vì một cơ quan duy nhất điều chỉnh toàn bộ chuỗi giá trị và đồng thời là nhà phát triển.

NUCAFE cũng phản đối việc tăng thuế mà chính phủ áp đặt đối với cà phê xuất khẩu trong dự luật. Mức thuế này dao động từ 1 - 2% tùy thuộc vào số lượng xuất khẩu. NUCAFE nói rằng các nhà xuất khẩu nộp thuế cho nông dân - những người cuối cùng nhận được ít tiền hơn mà không phải nộp thuế. Do đó, việc tăng thuế sẽ không khuyến khích nông dân sản xuất và gia tăng giá trị cho cà phê.

Ông Ssendaula cho biết họ đã đề xuất mức thuế trở thành một phần của ngân sách quốc gia hàng năm và không vượt quá 1% để hỗ trợ giá cà phê toàn cầu, đặc biệt là trong tình trạng giá sụt giảm như hiện nay.

Nông dân trồng cà phê tiếp tục kêu gọi ủy ban chấm dứt việc giới thiệu phương thức đấu giá như một cách bán cà phê. Họ muốn giữ lại hệ thống bán hàng trực tiếp cho bất kì người mua nào trên toàn thế giới.

Họ nói rằng các cuộc đấu giá có xu hướng khiến các tập đoàn người mua giữ giá chào bán thấp, do đó làm giảm thu nhập của nông dân ở các quốc gia láng giềng Kenya và Tanzania - nơi có sản lượng cà phê giảm trong những năm qua do bán đấu giá.

Do đó, người trồng cà phê đã đề xuất duy trì hệ thống bán hàng hiện tại và yêu cầu được hỗ trợ để tiếp thị chung, phát triển kĩ năng thương mại xuất khẩu và xây dựng cơ sở vốn để tham gia xuất khẩu cà phê.

Ông Ssendaula tiếp tục giải quyết các phần gây tranh cãi của dự luật, yêu cầu tất cả nông dân trồng cà phê phải đăng kí với tư cách là nông dân trồng cà phê của NUCAFE và ủng hộ việc nông dân ở tất cả cấp đăng kí vì dự luật không yêu cầu phải có giấy phép như đối với một số cá nhân.

"Đăng kí là một điều bắt buộc để chúng tôi có thể truy xuất nguồn gốc, giúp mọi người dễ dàng vận động người mua cà phê. Những người cần giấy phép là những người muốn kinh doanh cà phê, nhưng không phải là nông dân", ông Ssendaula cho biết.

Ông Ssendaula cũng kêu gọi chính phủ tăng cường nghiên cứu liên quan đến cà phê vì thiếu nghiên cứu hiệu quả đã làm hao mòn ngân sách của đất nước. Điển hình là vào năm 1993, ngành cà phê Uganda gặp khó khăn khi phải đối mặt với bệnh héo cây.

Phải mất gần 8 năm để tìm ra các giống cây thay thế và trên nền tảng này, NUCAFE tin rằng cần có sự đầu tư lớn vào nghiên cứu để các giống cà phê mới có thể đáp ứng bất cứ khi nào có nhu cầu.

 

observer.ug

TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu cà phê Brazil lên cao nhất 5 năm vào tháng 7

30-9-2019

Xuất khẩu cà phê của Brazil đã tăng 28,2% so với năm ngoái lên 3,2 triệu bao 60 kg trong tháng 7, mức tốt nhất của tháng trong 5 năm.

Chuỗi cà phê Nhật muốn hút khách của Starbucks, trận chiến cà phê nóng lên ở Châu Á

28-9-2019

Các chuỗi cửa hàng cà phê đặc sản tại Nhật Bản đang đẩy mạnh việc thâm nhập vào thị trường châu Á với tham vọng đánh bại các ông lớn trong ngành như Starbucks tại khu vực này bằng chất lượng dịch vụ và sản phẩm.

Giá cà phê lao dốc khiến Kenya thiệt hại 29 triệu USD

27-9-2019

Thu nhập từ cà phê của Kenya dự kiến sẽ giảm 3 tỉ KES (khoảng hơn 29 triệu USD) trong năm 2019 do nguồn cung dồi dào trên thị trường toàn cầu.

Thương nhân lo lắng khi sản lượng cà phê chất lượng cao của Brazil giảm

25-9-2019

Sản lượng cà phê chất lượng cao của Brazil giảm mạnh trong năm nay, dù vụ mùa bội thu vì thời tiết trước thu hoạch bất thường, ảnh hưởng đến những thương nhân kinh doanh cà phê.

Luật mới về cà phê Kenya có hiệu lực, lãnh đạo các quận chịu giám sát

23-9-2019

Trong Qui định về thu hoạch cà phê năm 2019, chính quyền các quận sẽ đảm nhận hầu hết vai trò trước đây của Cơ quan lương thực nông nghiệp Kenya (AFA) gồm việc cấp giấy phép xay xát và tiếp thị.

Chuyên gia cà phê Mỹ tìm hiểu về cà phê Mindanao

21-9-2019

Các chuyên gia của tổ chức Nghiên cứu Cà phê Thế giới (WCR), với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Quốc tế về Phát triển Nông nghiệp có trụ sở tại Mỹ (ACDI), đang nghiên cứu chất lượng của hạt cà phê được trồng ở đảo Mindanao, Philippines.

Doanh thu xuất khẩu cà phê Ethiopia đạt 1,2 tỷ USD sang Trung Quốc

19-9-2019

Chính phủ Ethiopia cho biết nước này đã thu về 1,2 tỉ USD từ việc xuất khẩu cà phê và các loại hạt có dầu trong năm tài chính kết thúc vào ngày 7/7.

Người trồng cà phê Myanmar hưởng lợi gì từ chứng nhận thương mại công bằng?

19-9-2019

Những người nông dân ở bang Shan, Myanmar giờ đây đã có một giải pháp thay thế cho việc trồng thuốc phiện. Đó là tham gia vào hợp tác xã cà phê Green Gold - hợp tác xã cà phê đầu tiên ở Myanmar được trao chứng nhận thương mại công bằng.

Thái Lan giảm nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong nửa đầu năm 2019

17-9-2019

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Thái Lan giảm nhập khẩu cà phê ở hàng loạt thị trường trong đó có Việt Nam. Thị phần cà phê Việt Nam tại quốc gia này giảm 5,2 điểm % xuống còn 91%.

Sức nóng của cà phê Việt

11-9-2019

Trong những năm gần đây, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO). Trong khi các tín đồ ưa chuộng cà phê có nguồn gốc duy nhất từ ​​Trung Mỹ và châu Phi, văn hoá làn sóng cà phê thứ ba đã dần dần thâu tóm sản phẩm của Việt Nam.

Sản lượng cà phê thế giới tăng 3,9% trong 10 tháng đầu niên vụ 2018 - 2019

13-9-2019

Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu trong năm tài chính 2018 - 2019 ước đạt 169,73 triệu bao, tăng 3,9% so với niên vụ 2017 - 2018

Các chuỗi cà phê Nhật Bản tham vọng 'xâm chiếm' thị trường châu Á nhưng Việt Nam không 'dễ ăn'

14-8-2019

Nếu những chuỗi cà phê lớn của Nhật Bản coi Starbucks là đối thủ lớn ở thị trường châu Á thì ở Việt Nam điều này chưa chắc bởi sức ép từ các chuỗi cà phê nội địa thậm chí còn lớn hơn.