LÚA GẠO

Gạo Việt Nam thua gạo Campuchia vì... phân bón?

Cập nhật ngày: 03 | 09 | 2019

Gạo Việt Nam đã xuất khẩu trên 20 năm nhưng chưa đạt thương hiệu quốc tế trong khi Campuchia ba lần trình làng đều được xếp hạng gạo ngon nhất thế giới vì họ nghiêm ngặt quy trình sử dụng phân bón hữu cơ, không tác động của hóa chất sinh trưởng cho cây trồng.

Đó là ý kiến của ông Nguyễn Đình Hạc Thúy, Chủ tịch Hiệp hội phân bón Việt Nam cho biết tại hội nghị Thúc đẩy sản xuất, sử dụng và nâng cao chất lượng phân bón hữu cơ do Bộ NN-PTNT tổ chức sáng 28-8.

Cụ thể, theo ông Thúy, lượng phân bón đổ xuống đồng ruộng ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua vào khoảng hơn 165 triệu tấn với đủ các loại, nhưng chủ yếu là phân bón hóa học. 

Vài năm trở đây của thế kỷ XX, phong trào sản xuất nông nghiệp hàng hóa khiến nông dân đua nhau dùng phân bón hóa học càng làm cho đất bị suy thoái, chai hóa trầm trọng.

"Các công trình nghiên cứu của FAO, WHO cho biết chưa có một loại phân bón hóa học nào dùng đúng trong nông nghiệp mà không gây độc hại cho con người, ô nhiễm môi trường... Nhiều loại cây bị đột biến gen, làm thay đổi cơ chế di truyền, làm giảm phẩm chất độ thơm ngon của nông sản", ông Thúy cho biết.

Khía cạnh khác, ông Thúy cho rằng trên thế giới, các nước nhập khẩu nông sản đã bắt đầu kiểm tra rất nghiêm ngặt chất lượng các mặt hàng nông sản. Đặc biệt, họ quan tâm đến tồn dư các loại chất kháng sinh, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng và hàm lượng các kim loại nặng trong nông sản.

"Khi Việt Nam đã gia nhập vào WTO thì vấn đề thuế quan không phải là điều trở ngại mà trở ngại chính là hàm lượng tồn dư các chất kể trên", ông Thúy cho hay.

Gạo Việt Nam đã xuất khẩu trên 20 năm nhưng chưa đạt thương quốc tế trong khi Campuchia ba lần được xếp hạng gạo ngon nhất thế giới vì họ nghiêm ngặt quy trình sử dụng phân bón hữu cơ, không tác động của hóa chất sinh trưởng cho cây trồng.

Chính vì vậy, việc chuyển hướng sang nông nghiệp hữu cơ là bước đi tất yếu, bền vững.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá, tương lai nền nông nghiệp Việt Nam sẽ từng bước chuyển đổi theo hướng chất lượng, giá trị gia tăng cao theo chuỗi bền vững, từng bước hạn chế chạy theo số lượng và xuất khẩu thô nên vai trò của ngành nông nghiệp hữu cơ, vai trò của phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ sinh học đóng vai trò then chốt với nền nông nghiệp Việt Nam trong tương lai.

Theo số liệu Bộ NN-PTNT công bố, hiện cả nước có 265 nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ, chiếm 31,6% trong 838 nhà máy sản xuất phân bón và tăng gần 1,47 lần so với số lượng 180 nhà máy năm 2017.

Tính đến tháng 6-2019, số lượng phân bón hữu cơ được công nhận lưu hành ở Việt Nam là xấp xỉ 2.500 sản phẩm, tăng lên 3,5 lần so thời điểm tháng 12/2017, tăng nhanh hơn so với số lượng phân bón vô cơ được công nhận ở cùng thời điểm.

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2019 đạt 1,2 triệu tấn, cao hơn 200 nghìn tấn so với tổng sản lượng sản xuất cả năm 2017.

Theo Vietnambiz

TIN TỨC KHÁC

Lộc Trời (LTG) bắt tay đối tác Dubai mở rộng hơn 10.000 ha canh tác lúa gạo

2-9-2019

Được biết, thị trường UAE rất chuộng sản phẩm Việt Nam, đặc biệt nông sản; theo đó nhu cầu thu hút các công ty Việt Nam đến Dubai đầu tư là rất lớn, giới quan sát cho hay.

Thái Lan công bố chương trình bảo đảm giá gạo trị giá 21 tỉ baht

28-8-2019

Ủy ban chính sách lúa gạo quốc gia, do Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha làm chủ tịch, đã công bố khoản trợ cấp 21 tỉ baht để giúp ổn định giá cho nông dân trồng lúa bị thiệt hại vì hạn hán và đồng baht mạnh.

Giá gạo xuất khẩu Ấn Độ xuống thấp nhất 7 tuần

26-8-2019

Đồng rupee trượt giá khiến giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ xuống mức thấp nhất trong 7 tuần vào thứ Năm (22/8) bất chấp nhu cầu tốt từ châu Phi. Trong khi đó, nhập khẩu của Philippines giảm gây áp lực lên giá gạo Việt Nam.

Philippines cấp hơn 770 giấy phép nhập khẩu gạo trong tháng 7

23-8-2019

Cục Công nghiệp Thực vật (BPI) Philippines đã cấp 2.294 giấy phép cho 208 đơn vị tư nhân muốn tìm cách nhập khẩu 2.041 triệu tấn gạo kể từ tháng 3.

Reuters: Nhu cầu từ Trung Quốc giảm, Việt Nam gặp khó khi tìm người mua mới

21-8-2019

Xuất khẩu gạo từ Việt Nam giảm trong tuần này vì đang gặp khó khăn trong việc tìm người mua mới khi nhu cầu từ Trung Quốc suy yếu. Trong khi đó, hạn hán tiếp tục thắt chặt nguồn cung tại Thái Lan, và đồng rupee yếu gây áp lực lên giá gạo Ấn Độ.

Giá lúa gạo tiếp tục tăng

27-8-2019

Giá nhiều loại lúa và gạo nguyên liệu xuất khẩu tại ĐBSCL tăng thêm khoảng 100-200 đồng/kg so với cách nay hơn 2 tuần.

Triển vọng lúa thảo dược

26-8-2019

Hơn 1 năm triển khai đề tài “Tuyển chọn và nhân các giống lúa theo hướng thảo dược ở Thừa Thiên - Huế” cho thấy khả năng thành công, thêm lựa chọn cho nông dân sản xuất và người tiêu dùng về thực phẩm sạch.

VnSAT đồng hành cùng nông dân khi không có lũ

20-8-2019

Vừa qua, Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp tổ chức cuộc họp để tìm giải pháp thích ứng với tình hình không có lũ năm 2019. Các đại biểu thảo luận về những khó khăn và đề xuất giải pháp trên các lĩnh vực cây trồng, vật nuôi, thủy sản.

Vỡ đê bao, 1.000 ha lúa chìm trong nước

19-8-2019

Tuần trước, tuyến đê bao Quảng Điền (huyện Krông Ana) vỡ 1 đoạn khoảng 10 m.

Ấn Độ đang đánh mất 'miếng bánh' thị trường gạo châu Phi vào tay Trung Quốc, Thái Lan

15-8-2019

Giá gạo xuất khẩu tăng liên tục và duy trì ở mức cao vì đồng rupee mạnh khiến gạo Ấn Độ khó cạnh tranh với Thái Lan, Trung Quốc tại thị trường truyền thống châu Phi.

Giá gạo Thái Lan tăng mạnh lên 406- 425 USD/tấn

14-8-2019

Giá gạo xuất khẩu tại Thái Lan tăng trong tuần qua vì lo ngại tình trạng hạn hán tồi tệ nhất trong khoảng một thập kỉ có thể khiến nguồn cung ngày thắt chặt, trong khi Việt Nam tìm kiếm các thỏa thuận tiềm năng tại thị trường Nam Mỹ.

Giá lúa gạo dự kiến phục hồi trong thời gian tới nhờ nhu cầu cải thiện

13-8-2019

Giá lúa, gạo tại khu vực ĐBSCL có xu hướng tăng nhẹ về cuối tháng, đặc biệt tại An Giang tăng khá mạnh