Quỹ bình ổn được thong qua bởi tổng thống Ivan Duque vào ngày 11/07 là biện pháp mới nhất của nước này giúp nông dân chống chọi lại mức giá cà phê đang ở mức thấp nhất trong hàng thập kỷ, vốn đang sản xuất thua lỗ.
Cuộc khủng hoảng giá cà phê toàn cầu đã đẩy một lượng lớn người nông dân Colombia rời ngành cà phê và thay vào đó trồng coca, loại cây được sử dụng để sản xuất cocaine ở những vùng do phiến quân kiểm soát.
Colombia là nhà sản xuất cà phê lớn thứ ba thế giới sau Brazil và Việt Nam.
Vẫn chưa rõ số tiền sẽ được đưa vào quĩ bình ổn. Nhưng ông Duque cho biết người nông dân sẽ được thanh toán thông qua nhiều nguồn khác nhau gồm ngân sách chung, chứng khoán nợ do nhà nước hỗ trợ và đóng góp từ các tổ chức quốc tế và tổ chức khác.
Ông Duque đã kêu gọi luật được thông qua để thành lập quĩ bình ổn là một trong những điều được người trồng cà phê Colombia mong đợi nhất.
"Điều này sẽ mang lại sự hỗ trợ đáng kể cho ngành cà phê khi gặp cú sốc về giá", ông Duque phát biểu khi kí luật này tại một sự kiện nông nghiệp.
Các khoản trợ cấp ổn định sẽ có hiệu lực khi giá cà phê giảm xuống dưới giá thành sản xuất. Quĩ sẽ được quản lí bởi Liên đoàn người trồng cà phê quốc gia (FNC) thông qua hợp đồng của chính phủ.
Chính quyền ông Duque, đã phân bổ 79,5 triệu USD tiền trợ cấp, xóa nợ và tài trợ cho việc cải tạo đồn điền trong những tháng gần đây. Tại một diễn đàn cà phê diễn ra trong tháng này tại Brazil, Colombia đã đề xuất các quốc gia sản xuất cà phê nên hợp lực để áp đặt giới hạn cung cấp và tăng giá.
FNC cũng đã đề xuất các nước sản xuất loại cà phê chất lượng cao không nên ràng buộc với thị trường New York. Và trong tháng này Colombia đã kêu gọi mức giá quốc tế cơ bản là 2 USD/pound.
Các nhà sản xuất cà phê Colombia hiện nhận được khoảng 795.000 peso (tương đương 248 USD) cho 125 kg cà phê, theo đó vừa đủ để trang trải chi phí sản xuất ước tính ở mức 780.000 peso (tương đương với 244 USD), theo liên đoàn những người trồng cà phê.
Mặc dù giá thấp, Colombia dự kiến sẽ sản xuất 14 triệu bao 60 kg trong năm nay, tăng từ 13,6 triệu bao năm ngoái nhờ các chương trình hỗ trợ và phân bón hóa từ chính phủ.
Theo Reuters