Không. Cà phê arabica đang được giao dịch chỉ ở mức hơn 1 USD/lbs tại sàn New York, chỉ cao hơn một nửa giá cà phê cách đây 10 năm do quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu thế giới là Brazil đã sản xuất quá nhiều. Đây là lý do mà nhiều nông dân trên khắp thế giới đã phải từ bỏ những trang trại của mình hoặc chuyển sang trồng các loại cây bất hợp pháp. Tất nhiên nếu bạn thích uống cà phê thì điều này có thể liên quan đến bạn.
Tại sao nông dân phải vật lộn để sống?
Người tiêu dùng có thể nghĩ rằng, bất kỳ sự tăng giá nào của tách cà phê buổi sáng họ mua xuất phát từ những người nông dân. Nhưng thực tế, với một ly cà phê giá 2,5 bảng Anh, chi phí cho những hạt cà phê chỉ chiếm vỏn vẹn 4%, tương đương khoảng 10 xu. Trong khi tiền thuê mặt bằng, giá nhân công chiếm tới 75% tổng chi phí (số liệu từ công ty tư vấn Allegra Strategies).
Và vì do chuỗi giá trị cà phê dài, bao gồm người trồng, công ty rang say, công ty vận chuyển như Rhenus Lupprians nên 10 xu đó, chỉ một phần nhỏ trong trổng số tiền có thể đến được với người nông dân.
Chuỗi giá trị của cà phê
Rất nhiều công đoạn kể từ khi quả cà phê được hái xuống từ cây. Họ sẽ phải làm sạch, xử lý, loại bỏ hạt kém chất lượng, tách vỏ, sấy khô. Hạt cà phê được đóng gói, chuyển qua tay những người trung gian (nhập khẩu, thương nhân, xuất khẩu) rồi cuối cùng mới đến tay các nhà rang xay.
Một số liệu thu thập năm 2012 từ Trung tâm Thương mại, Xuất khẩu cà phê cho biết, các nhà rang xay cuối cùng sẽ lấy gần 80% của giá cà phê bán buôn; người nông dân chỉ lấy được thấp hơn 10%.
Trong những năm qua, lợi nhuận ngành này thuộc về những trung gian, chẳng hạn như thương nhân, các công ty logistic. Tuy nhiên biên lợi nhuận trong lĩnh vực này ngày càng trở nên co hẹp lại, Raf Roggerman, một quản lý tại công ty logistics về hàng hóa cho biết.
Tại sao các nhà rang xay lại lãi nhiều thế?
Trong khi lẽ ra người trồng được lãi nhiều nhất từ hạt cà phê thì thực chất nhà rang xay lại hưởng lợi rất nhiều. Các chuyên gia lập luận rằng, không chỉ làm cho hạt cà phê xanh thành thứ có thể uống được, các nhà rang xay còn bỏ thời gian và tiền bạc để có thể tìm ra những công thức phù hợp khẩu vị khách hàng. Không những thế các nhà rang xay còn chịu nhiều rủi ro, chỉ khi nào hạt cà phê được bán ra thì họ mới lấy lại được tiền.
Tại sao ly cà phê của tôi lại đắt như vậy?
Chi phí ảnh hưởng đến giá của một ly cà phê thay đổi theo mỗi quốc gia.
Michael Schaefer, quản lý của Euromonitor International, công ty hàng đầu thế giới về thực phẩm và đồ uống cho biết hầu hết những gì bạn có thể trả tiền cho bất kỳ thị trường nào là không gian cửa hàng và chuyên môn của nhân viên làm ra sản phẩm, ngoài ra còn có giá trị thương hiệu so với các sản phẩm khác. Hơn nữa, đồng nội tệ mạnh ở một số quốc gia khiến giá sản phẩm trở nên đắt đỏ hơn khi quy đổi sang USD.
Theo artizily.com