CÀ PHÊ

Xây dựng mã số vùng trồng cà phê để truy xuất nguồn gốc

Cập nhật ngày: 04 | 06 | 2019

(TBTCO) - Hệ thống thông tin mã số vùng trồng cà phê đã được triển khai thử nghiệm thu thập số liệu với hơn 8.500 hộ trồng cà phê tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu, mã số vùng trồng này góp phần quan trọng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm cà phê.

Cà phê
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: NNK

Sáng ngày 23/5/2019, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Diễn đàn Cà phê toàn cầu (GCP) tổ chức hội thảo Công bố kết quả thí điểm hệ thống thông tin mã số vùng trồng cà phê.

Để hướng tới nền nông nghiệp thời kỳ 4.0, GCP đã cùng với các đối tác, đặc biệt là Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) xây dựng thí điểm hệ thống mã số vùng trồng cà phê nhằm quản lý ngành hàng và đánh giá mức độ áp dụng thực hành bền vững trong sản xuất cà phê.

Hệ thống đã được triển khai thử nghiệm thu thập số liệu với hơn 8.500 hộ trồng cà phê với hơn 10.000 ha cà phê tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng .

Phần mềm này sẽ trở thành công cụ kỹ thuật số hỗ trợ các đối tác có liên quan trong quản lý vườn cà phê thông qua thông tin vườn cây, tình trạng sinh trưởng của vườn cây, sử dụng giống, hiện trạng và quản lý đất, nguồn nước, hệ thống tưới, việc trồng xen canh qua đó quản lý và truy xuất nguồn gốc của ngành cà phê sẽ được cải thiện.

Theo ông Lê Văn Đức - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cà phê cũng như nhiều ngành hàng nông sản khác đòi hỏi phải có truy xuất nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa phục vụ cho phát triển bền vững theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, an toàn thực phẩm. Do đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu, mã số vùng trồng để truy suất nguồn gốc rất quan trọng.

Hệ thống thông tin mã số vùng trồng có lợi ích cho nhiều bên. Đó là cơ sở dữ liệu như sổ tay nông hộ điện tử giúp nông dân quản lý đầu vào sản xuất; các tổ chức chứng nhận có thể kế thừa để giảm giá thành chứng nhận; giúp các doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc, định hướng đầu tư, tài trợ vào lĩnh vực sản xuất; cơ quan quản lý nhà nước có có sở dữ liệu trong định hướng, phát triển cà phê bền vững. Qua đây có thể tạo niềm tin cho các nhà chế biến và người tiêu dùng về xuất xứ nguồn gốc sản phẩm, sản phẩm chất lượng và an toàn.

Nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng mã số vùng trồng, ông Nguyễn Quốc Mạnh - Trưởng phòng Cây công nghiệp, Cục Trồng trọt cũng thông tin thêm, hiện nay yêu cầu nhập khẩu sẽ được nâng dần từng bước theo hướng ngày càng chặt chẽ trong thời gian tới đây. Trước mắt, để phục vụ việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa, Trung Quốc yêu cầu cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói và dán tem truy xuất.

Tại cửa khẩu, Hải quan Trung Quốc sẽ kiểm tra nguồn gốc các lô hàng thông qua tem truy xuất nguồn gốc. Nếu lô hàng không nằm trong các vùng trồng đã được cấp mã số thì sẽ bị từ chối nhập khẩu… Vì vậy, điều này không chỉ khiến Việt Nam có nguy cơ mất thị trường Trung Quốc nói riêng mà còn ảnh hưởng tới các thị trường xuất khẩu nói chung.

Để có thể mở rộng hệ thống này, bà Trần Quỳnh Chi - Trưởng đại diện GCP cho biết, tỉnh Lâm Đồng sẽ cùng với Bộ NN&PTNT và GCP xây dựng lộ trình để mở rộng ra toàn tỉnh. Với các tỉnh thành khác, GCP đang liên kết với các dự án khác trong ngành cà phê để có thể hỗ trợ nông dân và từ đó các tỉnh có thể đưa ra quyết định ứng dụng hệ thống này trên cấp độ ngành.

Năm 2018, Việt Nam có 680.000 ha cà phê với năng suất 2,5 tấn/ha và sản lượng đạt 1,62 triệu tấn. Việt Nam xuất khẩu đạt 1,8 triệu tấn với giá trị 3,5 tỷ USD.

 

 

Theo Thời Báo Tài Chính Online

TIN TỨC KHÁC

Cà phê Việt cần thân thiện môi trường

3-6-2019

Cây cà phê của Việt Nam ngày càng phải “có trách nhiệm” hơn với những vấn đề về phát triển bền vững.

Tiến tới hình thành hệ thống thông tin chính thức về ngành hàng cà phê

30-5-2019

Ngày 23-5, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) tổ chức hội thảo công bố kết quả thí điểm hệ thống thông tin mã số vùng trồng cà phê.

Giá cà phê arabica chạm đỉnh 6 tuần vì lo ngại thời tiết

29-5-2019

Giá cà phê arabica giao sau trên Sàn giao dịch ICE đạt mức cao nhất trong 6 tuần vào thứ Năm (23/5) vì lo ngại về thời tiết lạnh phá hoại vụ mùa của quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu Brazil, trong khi đó giá đường giảm.

Brasil: Thu hoạch cà phê niên vụ 2019/2020 đạt 10%

28-5-2019

Hãng tư vấn – phân tích SAFRAS & Mercado vừa công bố khảo sát đầu tiên về vụ thu hoạch hiện nay.

Nhà chế biến cà phê cao cấp gặp rủi ro về nguồn cung

27-5-2019

Giá cà phê có thể đe dọa tới nguồn cung hạt cà phê cao cấp và sự đa dạng của các giống cây trồng mà nhiều nhà rang xay tìm kiếm.

Mã số vùng trồng nâng cao thông tin truy xuất cho cà phê

22-5-2019

Cà phê cũng như nhiều ngành hàng nông sản khác đòi hỏi phải có truy xuất nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa phục vụ cho phát triển bền vững theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, an toàn thực phẩm. Do đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu, mã số vùng trồng để truy xuất nguồn gốc rất quan trọng.

Cà phê Châu Á: Giá tại Việt Nam phục hồi

21-5-2019

Giá cà phê tại Việt Nam phục hồi sau khi xuống mức thấp nhất trong 6 năm vào tuần trước, trong khi xuất khẩu từ quốc gia này dự báo giảm đáng kể trong tháng 5/2019.

Sản lượng cà phê của Brazil năm 2019 giảm 17% xuống 50,9 triệu bao

20-5-2019

Cơ quan Conab cho biết sản lượng cà phê của Brazil dự kiến đạt 50,9 triệu bao (60kg/bao) trong năm nay, giảm 17% so với sản lượng năm trước.

Cà phê Châu Á: Một số nông dân Việt Nam chuyển sang trồng bơ khi giá cà phê thấp

24-5-2019

Giá cà phê thấp tại Việt Nam đã thúc đẩy một số nông dân chuyển sang trồng cây khác gồm bơ và sầu riêng.

Cafe Show 2019: Sự giao thoa giữa văn hóa thưởng thức cà phê truyền thống - hiện đại

16-5-2019

Triển lãm chuyên biệt trong ngành công nghiệp cà phê, Cafe Show Vietnam 2019 qui tụ các doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên khắp cả nước và thế giới chính thức khai mạc tại TP HCM.

Brazil ấn định lại giá bán cà phê tối thiểu cho người nông dân

15-5-2019

Thứ Năm (2/5), Bộ Nông nghiệp Brazil cho biết nước này sẽ xem xét thực hiện chính sách ấn định lại giá bán tối thiểu đối với mặt hàng cà phê.

Cà phê Châu Á: Giá giảm tại Việt Nam, mức cộng nới rộng tại Indonesia

14-5-2019

Giá cà phê tại Việt Nam giảm nhẹ trong tuần này, khiến nông dân không bán ra, trong khi mức cộng của Indonesia với hợp đồng kỳ hạn tháng 7/2019 nới rộng.