Trong dự báo đầu tiên cho niên vụ 2017/18, USDA tại Bogota cho rằng xuất khẩu cà phê của Colombia – mà Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất – tăng 50.000 bao lên 13,19 triệu bao. Lượng xuất khẩu này sẽ là lượng cao nhất từng được ghi nhận từ niên vụ 2012/13, và tăng tới 79% so với mức thấp cách đây 5 năm, khi chương trình tái canh của nước này bằng giống cà phê kháng bệnh gỉ sắt gây ra suy giảm sản lượng tạm thời. “Xuất khẩu cà phê Colombia đã tăng mạnh kể từ năm 2013, chủ yếu nhờ vào sự phục hồi sản xuất nội địa”.
USDA dự báo sản lượng cà phê của Colombia sẽ tăng nhẹ 100.000 bao trong niên vụ 2017/18 lên mức cao nhất trong 25 năm, đạt 14,6 triệu bao. “Mức sản lượng này tại Colombia chưa từng đạt đến kể từ đầu thập niên 90s đến nay, mà nguyên nhân chính là nhờ chương trình tái canh rất thành công của nước này bằng các giống kháng bệnh gỉ sắt và thời tiết thuận lợi.”. Thậm chí dự đoán của USDA vẫn thấp hơn một số nhà phân tích khác, như Marex dự báo sản lượng cà phê Colombia niên vụ tới đạt 14,8 triệu bao và Rabobank dự báo mức 15 triệu bao. Bộ trưởng Tài chính Colombia, Mauricio Cardenas, tuần trước đưa ra dự báo sản lượng cà phê nội địa năm 2018 đạt ít nhất 15 triệu bao.
Tuy nhiên, ước tính của USDA có tính đến các yếu tố như số lượng cây cà phê trưởng thành trong niên vụ tới và tác động thực của chương trình tái canh. Số lượng cây cho sản phẩm ước tính tăng 600 triệu trong niên vụ hiện tại. Nhận định này xuất phát từ một số lo ngại về tình trạng sản xuất trong thời gian còn lại của niên vụ 2016/17 kết thúc vào tháng 9 tới, nhờ mưa sớm trong năm nay và gần đây, sản lượng thu hoạch cà phê trái mùa tăng dù sản lượng cà phê Colombia tháng 4/2017 giảm 20% so với năm 2016.
Nhà phân tích thị trường hàng hóa nông sản Judith Ganes-Chase cho rằng mưa có thể tác động lên triển vọng sản xuất và làm chậm hoạt động thu hoạch, đồng thời dẫn đến tính dễ tổn thương của cây trước các dịch bệnh trong điều kiện ẩm ướt. Tuy nhiên, USDA lại tăng dự báo sản lượng cà phê Colombia niên vụ hiện tại thêm 500.000 bao lên 14,5 triệu bao.
Trong khi đó, USDA tại Jakarta cho rằng sả lượng cà phê của Indonesia – nước sản xuất cà phê lớn thứ 4 thế giới, sau Brazil, Việt Nam và Colombia – sẽ đạt 10,9 triệu bao trong niên vụ 2017-18, kéo dài từ tháng 4 năm nay tới tháng 3 năm sau. Mức sản lượng này tương đương mức tăng 300.000 bao so với niên vụ trước nhưng vẫn thấp hơn nhiều mức sản lượng cao kỷ lục 12,1 triệu bao ghi nhận trong niên vụ 2015/16. USDA cho biết sản xuất cà phê Robusta vùng núi cao được dự báo giảm do những đợt mưa lớn trong thời kỳ ra hoa tháng 10 – 11 vừa qua. Tuy nhiên, sản lượng cà phê Robusta ở vùng đất thấp lại được dự đoán tăng, bù đắp sự suy giảm sản lượng cà phê ở vùng đất cao”. Marex dự báo sản lượng cà phê niên vụ tới tại Indonesia đạt 10,5 triệu bao, trong khi con số Rabobank đưa ra là 11,6 triệu bao.
USDA dự báo xuất khẩu cà phê của Indonesia sẽ tăng 100.000 bao trong niên vụ 2017/18 lên 7,2 triệu bao, mạnh hơn nhiều so với dự báo ban đầu. “Xuất khẩu cao hươn dự báo: kim ngạch xuất khẩu cà phê Indonesia 2 tháng đầu năm 2017 tăng 25% so với cùng kỳ năm 2016”. Indonesia là nguồn cung lớn cà phê Robusta – khi mà nguồn cung loại cà phê này giảm do tình trạng khô nóng gây thiệt hại nghiêm trọng lên sản xuất cà phê tại Brazil và Việt Nam.
Các nhà chức trách Brazil vừa nâng dự báo phục hồi sản lượng cà phê Robusta của Brazil niên vụ 2017/18 nhờ mưa đến Espirito Santo – bang sản xuất cà phê Robusta lớn nhất nước này.
Theo Agrimoney