Nelson Carvalhaes, Chủ tịch nhóm các nhà xuất khẩu Cecafé cho biết Brazil xuất khẩu "xấp xỉ 2.5 triệu bao cà phê" vào tháng trước, mặc dù đúng vào thời điểm diễn ra lễ hội Carnival, cho thấy “khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của chúng tôi”
Tuy nhiên, 2.48 triệu bao cà phê mà Brazil xuất khẩu là con số thấp nhất trong tháng 2 của bốn năm qua, giảm 15.5% so với khối lượng cùng kỳ năm ngoái, phản ánh sự giảm dần xuất khẩu cà phê vối củaBrazil.
Những số liệu trên gần như bị lu mờ bởi sản lượng của Việt Nam, nước sản xuất cà phê đứng thứ 2 thế giới đã xuất khẩu được 146.402 tấn (tương đương 2,44 triệu bao) vào tháng trước, theo số liệu hải quan.
Lượng xuất khẩu này đã tăng 23%, mặc dù thương mại của Việt Nam bị gián đoạn trong dịp nghỉ Tết kéo dài một tuần.
“Vượt tất cả các dự báo”
Quả thực, khả năng xuất khẩu của Việt Nam khiến nhiều nhà quan sát ngạc nhiên, I&M Smith cũng nhận xét rằng số liệu thống kê xuất khẩu của Việt Nam "vượt tất cả mọi dự báo".
Các quan chức Việt Nam đã dự báo xuất khẩu của nước này trong tháng 2 đạt khoảng 2,17 triệu bao, trong khi dự báo thương mại dao động từ 1,83 -2,33 triệu bao.
Sự gia tăng lượng hàng xuất khẩu này cũng không phải nhờ Brazil, khi Brazil đề nghị nhập khẩu cà phê vối từ Việt Nam trong bối cảnh không đáp ứng được nguồn cung nội đia sau đợt hạn hán liên tiếp ảnh hưởng đến mùa màng.
"Có lẽ nếu Brazil không kịp phản ứng thì đã bị vượt mặt về xuất khẩu trong tháng trước", một nhà kinh doanh ngành hàng mềm trả lời Agrimoney.com
Mức thấp trong nhiều năm
Việc siết chặt nguồn cung cà phê vối của Brazil được nhấn mạnh bởi dữ liệu của Cecafe cho thấy các lô hàng đã giảm trong tháng trước xuống còn 9,62 triệu bao - giảm 57% so với tháng trước và 86% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây cũng là con số thấp nhất dựa vào số liệu sẵn có từ năm 2012.
Xuất khẩu cà phê chè là 2,22 triệu bao, giảm 8,1% so với tháng trước và giảm 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đối với các nhà nhập khẩu, trong số 5.11 triệu bao cà phê Brazil xuất khẩu trong hai tháng đầu năm, Đức là điểm đến hàng đầu, nhập 1 triệu bao, tăng 2,1% so với năm ngoái, đẩy Hoa Kỳ vào vị trí thứ hai.
Xuất khẩu sang Mỹ, 957.726 bao trong 2 tháng, giảm 14,6%.
Không muốn xuất khẩu
Có một số ý kiến cho rằng xuất khẩu cà phê của Brazil bây giờ có thể gặp trở ngại do nông dân hạn chế xuất bán.
Ông Carvalhaes của Cecafe đã chỉ ra rằng nông dân "không muốn bán theo giá hiện tại", mặc dù giá trị của nước này đã được bảo hộ bởi một giá trị thực tế thấp hơn do giá trị New York trong tương lai bị suy giảm.
Trên thực tế, người nông dân dường như đang đặt cược vào giá trị thực trong tương lai sẽ thấp hơn nữa để đẩy giá của các sản phẩm địa phương như cà phê được bán ra quốc tế theo giá đô la, I&M Smith cho biết.
Ngoài ra, nhiều ý kiếncho rằng nông dân cũng đang không hy vọng gì vụ mua thu hoạch 2017 kém hơn năm trước, một năm “giảm” trong chu kỳ sản xuất “cao” “thấp” xoay vòng hàng năm.
Xuất khẩu so với nhu cầu trong nước
Tuy nhiên, I&M Smith cũng chỉ ra sự hạn chế xuất khẩu của Việt Nam dựa vào tình trạng tiêu thụ trong nước vốn "đang ngày càng tăng và ước tính khoảng 2,8 triệu bao / năm".
Do vụ mùa thất bại năm 2016-2017, nhu cầu đáp ứng thị trường trong nước “có vẻ sẽ khiến xuất khẩu cà phê vối của Việt Nam bắt đầu giảm từ khoảng tháng 5 năm nay.”