CÀ PHÊ

Việt Nam sắp soán ngôi xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới của Brazil

Cập nhật ngày: 11 | 03 | 2017

Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tháng 2 vừa qua đã khiến nhiều quan sát viên bị bất ngờ, bởi “vượt tất cả mọi dự đoán”, theo như nhận xét của hãng I&M Smith.

Các thương gia Brazil đang cố gắng đáp ứng nhu cầu, mặc dù số liệu cho thấy quốc gia này sắp mất vị trí nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới về tay Việt Nam, ít nhất là tạm thời, do xuất khẩu robusta giảm xuống mức thấp nhất nhiều năm, giảm 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nelson Carvalhaes, chủ tịch liên đoàn các nhà xuất khẩu Cecafé cho biết, trong tháng vừa qua xuất khẩu cà phê nước này đã gần đạt 2,5 triệu bao, gần đáp ứng nhu cầu, mặc dù đó là tháng có lễ hội Carnaval.

Tuy nhiên, con số 2,48 triệu bao cà phê mà Brazil xuất khẩu là mức thấp nhất trong các tháng 2 của 4 năm vừa qua, và giảm 15,5% về khối lượng so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do xuất khẩu robusta giảm sút.

Và con số đó gần sát với khối lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu – 146.402 tấn (2,44 triệu bao) trong tháng 2, theo số liệu Hải quan. Con số này tăng 23% về khối lượng so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù Tết cổ truyền cũng rơi vào tháng 2, tức là giao dịch bị gián đoạn trong khoảng 1 tuần.

Việt Nam: vượt mọi dự báo

Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tháng 2 vừa qua đã khiến nhiều quan sát viên bị bất ngờ, bởi “vượt tất cả mọi dự đoán”, theo như nhận xét của hãng I&M Smith.

Lãnh đạo ngành Việt Nam thì dự đoán xuất khẩu trong tháng 2 ở mức 2,17 triệu bao, trong khi các thương gia dự báo khoảng 1,83 đến 2,33 triệu bao.

Xuất khẩu tăng mạnh ngay cả khi Brazil không nhập khẩu cà phê Việt Nam như kế hoạch ban đầu, khi hạn hán ảnh hưởng tới vụ mùa của nước này.

“Nếu Brazil nhập khẩu cà phê Việt Nam như kế hoạch, có lẽ xuất khẩu của Việt Nam tháng qua đã vượt qua Brazil”, Agrimoney dẫn lời một thương gia cho biết.

Brazil: thấp nhất nhiều năm

Nguồn cung robusta của Brazil khan hiếm thể hiện rõ trong số liệu của Cecafe cho thấy lượng cung đã giảm xuống 9,62 triệu bao trong tháng vừa qua, giảm 57% so với tháng trước đó và giảm 86 so với một năm trước đó. Đây cũng là con số thấp nhất kể từ 2012.

Brazil đã sản xuất kỷ lục arabica trong năm qua, nhưng robusta lại giảm mạnh do khô hạn ở Espirito Santo, khu vực sản xuất chính.

Xuất khẩu cà phê arabica tháng 2 đạt 2,22 triệu bao, giảm 8,1% so với tháng trước đó và giảm 12,9% so với tháng 2 năm ngoái.

Trong 2 tháng đầu năm, Brazil đã xuất khẩu tổng cộng 5,11 triệu bao, trong đó Đức là nhà nhập khẩu lớn nhất với 1 triệu bao tăng 2,1% so với cùng kỳ nă ngoái, tiếp đến là Mỹ đứng thứ 2 với 957.726 bao, giảm 14,6%.

Nông dân không bán hàng

Nông dân Brazil không muốn bán cà phê ở mức giá hiện tại mặc dù đồng tiền nước này – real – yếu đi so với USD. Điều này khiến cho xuất khẩu cà phê nước này càng thêm khó khăn.

Ông Carvalhaes cho biết suy thoái kinh tế khiến người trồng cà phê có tâm lý bất ổn và muốn tích trữ hàng lại.

Một lý do nữa khiến họ không muốn bán là bởi khả năng vụ thu hoạch 2017 này sẽ không cho sản lượng cao theo “chu kỳ”.

Tuy nhiên, ông Carvalhaes hy vọng tình hình sẽ cải thiện trong những tháng tới, khi kinh tế có dấu hiệu hồi phục và thu hoạch vụ mùa mới vào khoảng tháng 5.

Còn ở Việt Nam, theo I&M Smith, xuất khẩu cà phê của Việt Nam cũng sẽ gặp trở ngại bởi tiêu dùng trong nước “đang tăng lên và ước tính tới khoảng 2,8 triệu bao mỗi năm”.

Do vụ thu hoạch 2016/17 không cho sản lượng cao, cà phê cần phải dành lại để đáp ứng nh cầu trong nước nên “chắc chắn khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm vào tháng 3 này”.

Theo Trí thức trẻ/Agrimoney

TIN TỨC KHÁC

Lợi nhuận cà phê, nước ngoài hưởng

13-3-2017

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng phần lớn lợi nhuận không thuộc về người trồng và doanh nghiệp trong nước.

Nhận diện thách thức của ngành cà phê Việt Nam trong thời gian tới

13-3-2017

Cà phê Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức mà trước hết là sự già cỗi của hàng trăm nghìn hécta cà phê mỗi năm.

Tìm bản sắc cho cà phê Việt

13-3-2017

Cà phê Việt Nam chủ yếu xuất thô chưa mang lại chuỗi giá trị, chưa xứng tầm với vị thế.

Đắk Lắk: Sẽ quy hoạch lại diện tích trồng để tăng giá trị cà phê Việt Nam

13-3-2017

Sáng 12/3, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo “Phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế”.

Hương sắc, vị thế và giá trị trăm năm của cà phê Tây Nguyên

10-3-2017

Trải qua trăm năm, cây cà phê đã được bao phủ rộng khắp Tây Nguyên, khẳng định được vị thế và giá trị trên vùng đất đại ngàn.

Hơn 10 ngàn hecta cà phê Tây Nguyên được tái canh từ nguồn vốn Agribank

9-3-2017

Từ năm 2013, Agribank đã triển khai chương trình cho vay tái canh cà phê bằng nguồn vốn tự huy động của mình. Đến tháng 5/2015, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu phát triển ngành cà phê, Agribank được chỉ định là ngân hàng duy nhất tham gia thực hiện chương trình này. Sau 4 năm triển khai, Agribank đã cho 12 tổ chức, 5.704 khách hàng là hộ gia đình, cá nhân vay trồng tái canh cây cà phê với tổng diện tích là 10.436 ha và dư nợ là 738 tỷ đồng.

Giá cà phê 10/3/2017

10-3-2017

Sau đợt tăng ngày hôm qua, hôm nay giá cà phê trên thị trường Việt Nam và thế giới giảm nhẹ trở lại.

Giá cà phê 9/3/2017

9-3-2017

Giá cà phê đã bắt đầu tăng trở lại sau vài ngày liên tiếp giảm từ đầu tuần

Cấm nhập khẩu cà phê Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Ấn Độ:

9-3-2017

Việc cấm nhập khẩu các sản phẩm nông sản từ Việt Nam, trong đó có cà phê, sẽ ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu cà phê hòa tan của nước này, bởi nguyên liệu chủ yếu được nhập khẩu từ Việt Nam.

Ấn Độ tạm ngưng nhập khẩu hạt tiêu, cà phê và một số nông sản của Việt Nam

9-3-2017

Ấn Độ tạm thời ngưng nhập khẩu hạt cà phê, tre, tiêu đen, quế, sắn và thanh long từ Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 7 tháng 3 do “lập lại sự ngăn chặn bằng việc kiểm dịch thực vật”, theo thông tin trên Business Line

Đắk Nông: Hiệu quả từ trồng cà phê xen cây ăn trái

8-3-2017

Những năm gần đây, người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng cách áp dụng mô hình trồng cây cà phê xen canh với các loại cây ăn trái hoặc ngược lại để tránh rủi ro về giá cả, đồng thời tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

Buôn Ma Thuột rộn ràng bước vào Lễ hội cà phê 2017

9-3-2017

Không khí của lễ hội cà phê ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã rộn ràng.