CÀ PHÊ

Xuất khẩu cà phê đứng thứ 3 nhóm hàng nông sản nhưng không bằng 5 năm trước

Cập nhật ngày: 28 | 02 | 2017

Tuy là nhóm hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 2016 nhưng trong giai đoạn 2012-2016, cà phê lại là mặt hàng có nhiều biến động nhất. Xuất khẩu cà phê năm 2016 chưa đạt được mức kim ngạch của năm 2012.

Số liệu xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2012-2016. (Nguồn TCHQ)

Đây là số liệu được vừa được Tổng cục Hải quan công bố về hoạt động xuất khẩu nông sản 5 năm gần đây (2012-2016).

Theo báo cáo, trị giá xuất khẩu nhóm hàng nông  sản trong năm 2016 đạt hơn 15 tỷ USD, tăng 7,7% so với năm trước và chỉ nhỉnh hơn 252 triệu USD so với kim ngạch xuất khẩu năm 2012.

Trong 5 năm qua, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu chung vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao (bình quân 12,8%/năm) thì xuất khẩu hàng nông sản lại gặp nhiều khó khăn, chỉ tăng trung bình 2,4%/năm.  Kết quả là tỷ trọng xuất khẩu nông sản giảm từ 13% năm 2012 xuống chỉ còn gần 8,6% năm 2016 trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.

Trong đó, rau quả là nhóm hàng có mức tăng trưởng tốt và ổn định nhất trong những năm vừa qua. So với năm 2012, kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2016 đã tăng gần 3 lần, đạt 2,46 tỷ USD và là mặt hàng có kim ngạch lớn thứ 3 trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Nguồn: TCHQ

Bên cạnh đó, xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều cũng đạt mức tăng khá tốt, đều tăng trung bình hơn 14%/năm trong giai đoạn 2012-2016. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng khác vẫn còn thấp, chưa đạt được mức kim ngạch của năm 2012.

Đáng chú ý, cà phê là nhóm hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 2016 nhưng trong giai đoạn 2012-2016, đây lại là mặt hàng có nhiều biến động nhất.

Cụ thể, năm 2012, trị giá xuất khẩu cà phê đạt trên 3500 nghìn USD. Tuy nhiên, năm 2016, xuất khẩu cà phê bị tụt xuống thấp hơn con số trên và cà phê là một trong những mặt hàng nằm trong danh sách chưa đạt được mức kim ngạch của năm 2012 mà một trong những nguyên nhân khiến trị giá xuất khẩu của cà phê bị giảm sút là do xu hướng giảm giá hàng hóa của thế giới.

Ngoài cà phê, còn có chè, gạo, sắn và cao su, cũng bị sụt giảm một phần do xu hướng giảm giá hàng hóa của thế giới.

Theo đánh giá, năm 2016, xuất khẩu  nông sản của Việt Nam đã có những kết quả được ghi nhận với 6/8 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD; xuất khẩu rau quả bứt phá mạnh; giá hạt đạt mức cao, bình quân gần 8,2 nghìn USD/tấn….

Theo Infonet.v

TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu cà phê tăng mạnh

3-3-2017

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu cà phê tháng 2 ước đạt 132.000 tấn với giá trị đạt 299 triệu USD.

Xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng 6,7% trong tháng 1/2017

2-3-2017

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) vừa cho biết trong tháng 1/2017, xuất khẩu cà phê toàn cầu đã tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước, lên 9,84 triệu bao (60 kg = 1 bao).

Biên độ giá cà phê Việt Nam nới rộng, giá cà phê Indonesia ổn định

27-2-2017

Giá cà phê Việt Nam nới rộng trong tuần trước, với giá chào bán và chào mua cách biệt rõ rệt, trong khi giá cà phê Indonesia ổn định, bất chấp sự đảo ngược bất ngờ quyết định nhập khẩu cà phê Robusta cua Brazil – nước sản xuất, xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.

Mưa nắng thất thường khiến cà phê có khả năng mất mùa

1-3-2017

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, hiện nay do biến đổi khí hậu, thời tiết mưa, nắng bất thường nên làm cho cà phê trên địa bàn ra hoa, đậu quả không đồng đều. Dự báo của các chuyên gia, niên vụ cà phê 2017- 2018, Đắk Lắk, vùng trọng điểm cà phê của cả nước có khả năng mất mùa.

Brazil hoãn kế hoạch nhập khẩu cà phê Việt Nam

22-2-2017

Theo một thông báo của chính phủ Brazil, Tổng thống Michel Temer đã đưa ra quyết định tạm hoãn nhập cà phê hôm thứ Ba vào cuối ngày 21/2. Quyết định này được đưa ra sau khi Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Antonio Imbassahy có cuộc gặp với những nghị sĩ và nông dân từ các bang sản xuất cà phê chính của Brazil.

Brazil sẽ nhập tối đa 1 triệu bao cà phê Việt Nam

21-2-2017

Bộ Nông nghiệp Brazil đã công bố các quy định để nhập khẩu cà phê robusta từ Việt Nam trong một thông báo chính thức ngày 20/2, đánh dấu lần đầu tiên quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới này phải nhập cà phê nhân từ nước ngoài.

Hạn hán kéo dài, Brazil buộc phải nhập cà phê từ Việt Nam?

20-2-2017

Vài năm vừa qua là giai đoạn cực kỳ khó khăn của ông Rodrigo Rigo, nông dân trồng cà phê ở bang Espírito Santo của Brazil, vốn là vùng cà phê robusta chủ lực của nước này. Ba năm hạn hán nghiêm trọng tại đây đã khiến sản lượng cà phê của ông giảm xuống chỉ bằng 60% mức bình thường. Cũng như nhiều nông dân khác, Rigo phải chấp nhận miễn trừ nợ từ ngân hàng quốc doanh Banco do Brazil.

Brazil sẽ nhập cà phê vối của Việt Nam

18-2-2017

Chính phủ Brazil vừa thông qua việc nhập khẩu cà phê vối (Robusta) lần đầu tiên trong lịch sử, trong đó có cà phê của Việt Nam.

Chính phủ Brazil ban hành quy định về nhập khẩu cà phê Robusta

22-2-2017

Bộ Nông nghiệp Brazil vừa ban hành các quy định mà các doanh nghiệp phải tuân thủ khi nhập khẩu cà phê Robusta từ Việt Nam vào nước này. Đây là lần đầu tiên Brazil, nước sản xuất – xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới buộc phải nhập khẩu cà phê.

Dự trữ cà phê tại các kho của Mỹ đến cuối tháng 1/2017

21-2-2017

Giữa tháng 2/2017, Green Coffee Association đã công bố lượng cà phê dự trữ tại các kho của Mỹ đến cuối tháng 1/2017, theo đó tổng tồn kho cà phê tại các kho trên khắp nước Mỹ tăng 66.627 bao bao so với cuối tháng 12/2016:

Các nhà xuất khẩu cà phê Colombia lo ngại trước khả năng đình công trở lại

21-2-2017

Các nhà xuất khẩu cà phê tại Colombia, nước xuất khẩu cà phê Arabica chế biến ướt lớn nhất thế giới, đang lo lắng trước khả năng các lái xe tải tiếp tục đình công trong những tuần tới, chỉ 7 tháng sau khi họ chặn tất cả các tuyến cao tốc và đẩy xuất khẩu cà phê của nước này giảm đến 60%.

Chính phủ Brazil phê duyệt nhập khẩu cà phê Robusta lần đầu tiên trong lịch sử

21-2-2017

Theo Bộ Nông nghiệp Brazil, lần đầu tiên trong lịch sử, chính phủ nước này đã cho phép nhập khẩu cà phê Robusta, theo thỉnh cầu của ngành sản xuất cà phê hòa tan, và hoạt động nhập khẩu nên sớm bắt đầu vận chuyển một lượng cà phê hạn chế từ Việt Nam.