Cập nhật ngày:
27 | 02 | 2017
Giá cà phê Việt Nam nới rộng trong tuần trước, với giá chào bán và chào mua cách biệt rõ rệt, trong khi giá cà phê Indonesia ổn định, bất chấp sự đảo ngược bất ngờ quyết định nhập khẩu cà phê Robusta cua Brazil – nước sản xuất, xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.
Giá cà phê tại Đăk Lăk, tỉnh sản xuất cà phê lớn nhất Việt Nam, nới rộng biên độ giá từ 46.000 – 46.500 đồng/kg lên 45.200 – 46.600 đồng/kg, nhưng rất ít giao dịch diễn ra do nguồn cung thấp. Giá chiết khấu cà phe loại 2, 5% hạt đen và vỡ của Việt Nam cũng nới rộng biên độ giá lên 40 – 100 USD/tấn so với giá hợp đồng giao tháng 5 trên thị trường Luân Đôn, từ mức 50 – 70 USD/tấn trong tuần trước đó.
“Hiện nông dân vẫn găm cà phê bởi dự trữ còn rất thấp và họ vẫn chờ giá lên tiếp. Các nhà rang xay nước ngoài đang hạ dần giá chào bán”, theo chuyên gia độc lập ngành cà phê Nguyễn Quang Bình cho hay”.
Giá cà phê Robusta tương lai giảm trong tuần trước, với giá cà phê giao tháng 5 giảm 1,28% sau quyết định hoãn chấp thuận nhập khẩu cà phê Robusta của Tổng thống Brazil Michel Temer. Brazil có kế hoạch cho phép nhập khẩu 1 triệu bao cà phê loại 60kg từ Việt Nam – nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thé giới, với mức thuế nhập khẩu 2% lần đầu tiên trong lịch sử nhưng quyết định này đã bị đảo ngược hồi tuần trước.
“Thị trường cà phê Việt Nam thực ra không phản ứng trước quyết định của Brazil, mọi người không thực sự quan tâm đến những tin tức như vậy thường xuyên, mặc dù thị trường Luân Đôn bị tác động một chút, phần lớn là do các nhà đầu cơ”, theo một nhà giao dịch tại thành phố Hồ Chí Minh nhận định.
Tại Indonesia, đối thủ xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam, giá duy trì ổn định, với giá cà phê loại 4 chào bán ở mức giá cao hơn giá hợp đồng giao tháng 5 từ 3 – 20 USD/tấn, so với mức chênh 5 – 20 USD/tấn hồi tuần trước đó.
“Giao dịch cà phê trầm lắng và tình hình có thể duy trì như hiện nay tới tháng 4 – 5, trước khi vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 6”, một nhà giao dịch cà phê tại Lampung cho hay.
Theo Reuters/GP