LÚA GẠO

Sản xuất lúa thông minh giảm chi phí, lợi nhuận cao

Cập nhật ngày: 27 | 02 | 2017

Vụ lúa trên nền đất nuôi tôm và vụ ĐX 2016 - 2017, một số nông dân ở Kiên Giang đã tham gia sản xuất lúa sạch theo quy trình thông minh, giúp giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cao

Ông Dương Văn Kiệt có 7ha đất sản xuất theo mô hình lúa - tôm ở ấp Cảng, xã Hòa Điền (huyện Kiên Lương), trong đó còn 3ha trồng lúa. Theo ông Kiệt, khu vực ấp Cảng đã được quy hoạch chuyên nuôi trồng thủy sản, nhưng do thích trồng lúa từ nhỏ nên ông vẫn duy trì làm lúa. Tuy nhiên, trong 3 vụ lúa gần đây thì chỉ có vụ này là thu hoạch khá, bán có lãi. TS Nguyễn Thị Tuyết kiểm tra mô hình lúa tôm của hộ ông Dương Văn Kiệt ở xã Hòa Điền   “Hai vụ trước tôi làm giống lúa thuần cao sản nhưng không hiệu quả. Nguyên nhân do đất bị nhiễm phèn, mặn nên chi phí khá cao, lúa thu hoạch năng suất thấp. Nghe bà con nói giống lúa CXT 30 chịu được phèn, mặn khá nên mua về làm thử. Mục đích gieo sạ để lấy gốc rạ nuôi tôm, chứ không kỳ vọng thu hoạch, ai ngờ làm chơi mà ăn thật”, ông Kiệt chia sẻ.

 Do không hy vọng được thu hoạch, nên ông Kiệt chỉ mua giống về gieo sạ, sử dụng phân thông minh bón một lần duy nhất vào đầu vụ, không sử dụng phân, thuốc hóa học, tổng chi phí chỉ 10 triệu đồng cho 3ha. Đến khi lúa trổ, thấy hiệu quả mới tập trung chăm sóc. Ông Kiệt cho biết: “Giống lúa này phát triển rất mạnh, không bị rầy, kháng bệnh tốt, dù không được chăm sóc kỹ nhưng vẫn cho thu hoạch, năng suất 4 tấn/ha. Nếu chăm sóc tốt, năng suất sẽ cao hơn”. Theo ông Kiệt, làm theo mô hình lúa - tôm, nếu không giữ được vụ lúa thì vụ tôm cũng không hiệu quả, dịch bệnh nhiều. Vì vậy, dù sản xuất khó khăn ông Kiệt vẫn làm lúa. Còn anh Nguyễn Tuấn Dũng ở ấp Vàm Biển, xã Lình Huỳnh (huyện Hòn Đất) vụ ĐX 2016 - 2017 làm tới 16ha lúa CXT 30 theo quy trình thông minh. Thông qua người anh Việt kiều ở Mỹ, xem trên mạng Internet thấy giống lúa này dễ canh tác, hiệu quả cao, đã liên hệ mua giống cho làm thử. Còn quy trình canh tác do Cty CP Công - Nông nghiệp sạch Việt Nam (VINA CNNS.,JSC) hướng dẫn. Mặc dù là vụ đầu tiên làm giống lúa CXT 30 nhưng anh đã mạnh dạn canh tác toàn bộ diện tích đất nhà. TS Nguyễn Thị Tuyết thăm ruộng lúa CXT 30 canh tác theo quy trình thông minh của hộ anh Nguyễn Tuấn Dũng ở xã Lình Huỳnh  

Theo anh Dũng, quy trình sản xuất lúa sạch làm theo kiểu “nặng đầu, nhẹ cuối”, tức là tập trung toàn bộ vào đầu vụ nên nông dân canh tác khá nhàn. Giống lúa CXT 30 phát triển mạnh nên sử dụng lượng giống rất ít. Trong 16ha, có 2ha được anh cấy từ mạ nhỏ, còn lại sạ hàng, lượng giống chỉ 4 - 6kg/công, so với lúa thường tới 20kg/công. Giống lúa này đẻ nhánh rất khỏe, tới 30 chồi/bụi, gấp 2 - 3 lần so với lúa thuần thông thường. Còn phân bón sử dụng loại nhả chậm hiệu Con Lười chuyên dùng cho lúa (Cty CP Phân bón Mùa Vàng), chỉ bón 1 lần duy nhất vào đầu vụ. “Không chỉ giảm lượng lúa giống, mà còn giảm chi phí do không sử dụng phân và thuốc hóa học. Bình thường, 1 vụ lúa phải phun thuốc khoảng 7 lần (tiền công 100 ngàn đồng/công/lần), sạ phân 3 lần (15 ngàn/công). Làm theo quy trình này vừa khỏe người, vừa giảm chi phí, chỉ còn khoảng 1,2 triệu đồng/công, so với mức bình thường là 2 triệu đồng/công”, anh Dũng tính toán. Kỹ sư Vũ Thanh Long, cán bộ Tổ Kinh tế Kỹ thuật xã Lình Huỳnh sau khi thăm đồng nhận xét: “Mặc dù chỉ bón phân một lần vào đầu vụ nhưng lúa phát triển rất tốt. Giống CXT 30 kháng sâu bệnh, dù suốt mùa vụ không phun thuốc hóa học nhưng không thấy dịch bệnh gây hại”.

TS Nguyễn Thị Tuyết, Giám đốc Cty CP Công - Nông nghiệp sạch Việt Nam, đồng thời là đồng tác giả với PGS.TS Tạ Minh Sơn nghiên cứu, chọn tạo giống lúa CXT 30, cho biết: “Giống lúa CXT 30 thích nghi với nhiều vùng sinh thái, đã được Bộ NN-PTNT cho sản xuất khu vực hóa ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Giống lúa trên đã và đang được sản xuất khảo nghiệm tại ĐBSCL từ năm 2014 cho đến nay, kết quả thích nghi tốt, cho năng suất cao. Đặc biệt, giống lúa này rất phù hợp cho sản xuất theo mô hình lúa - tôm, do chịu được phèn, mặn, kháng sâu bệnh nên không phải sử dụng thuốc hóa học. 

Theo nông nghiệp Việt Nam

TIN TỨC KHÁC

Giá gạo Ấn Độ giảm do nhu cầu yếu đi, giá gạo Việt Nam tăng do nguồn cung thấp

27-2-2017

Giá gạo chào bán từ Ấn Độ giảm do nhu cầu quốc tế yếu đi, trong khi giá gạo Việt Nam nhích nhẹ trong tuần này do một số nhà xuất khẩu tăng tốc thu mua để hoàn thành các hợp đồng xuất khẩu đã ký trong tháng 2 và nguồn cung thấp.

Việt Nam quyết tâm phát triển thương hiệu gạo quốc gia

23-2-2017

Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch phát triển thương hiệu gạo quốc gia đến năm 2020, đặt mục tiêu cải thiện năng lực marketing và khả năng cạnh tranh. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn, nhưng thế giới chỉ biết đến sản phẩm gạo trắng của Việt Nam, với tỷ lệ trộn tấm khác nhau.

Giá gạo Thái tăng nhờ thỏa thuận G2G với Trung Quốc

21-2-2017

Giá gạo Thái tăng trong tuần này nhờ thỏa thuận G2G đạt được với chính phủ Trung Quốc, trong khi giao dịch quốc tế của Ấn Độ và Việt Nam trì trệ.

Gạo Hom Mali thu hút các nhà thầu trong đợt đấu giá gạo tồn kho Thái Lan đầu tiên

21-2-2017

Đợt đấu giá đầu tiên gạo tồn kho của chính phủ Thái Lan trong năm 2017 đã thu hút sự quan tâm với 48 hồ sơ dự thầu đủ tiêu chuẩn đã ra giá mua cao nhất, đấu thầu thành công 2,03 triệu tấn gạo, chính phủ Thái Lan thu về 18,58 tỷ Baht.

USDA: Cải cách nông nghiệp sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu thịt, ngũ cốc dài hạn của Trung Quốc

21-2-2017

Theo báo cáo của USDA, nhu cầu nhập khẩu dài hạn của Trung Quốc đối với các ngũ cốc chính, thịt bò, thịt lợn và thịt gia cầm sẽ cao hơn dự báo, đồng thời cảnh báo triển vọng sản lượng nông sản tạ Trung Quốc giảm do những thay đổi trong chính sách trợ cấp.

Chính phủ Indonesia không có kế hoạch nhập khẩu gạo trong năm 2017

7-2-2017

Chính phủ Indonesia bày tỏ sự lạc quan về triển vọng sản xuất lúa gạo năm 2017 của nước này sẽ đủ để đáp ứng nhu cầu nội địa. Cơ quan hậu cần quốc gia (Bulog), được giao chức năng ổn định giá gạo, không phân bổ hạn ngạch nhập khẩu gạo trong năm 2017.

FAO: Giá ngũ cốc tiếp tục tăng bất cấp nguồn cung cải thiện

7-2-2017

Mặc dù thị trường toàn cầu tiếp tục được cung ứng tốt, chỉ số giá thực phẩm Food Price Index của FAO vẫn tăng trong tháng 1/2017, được dẫn dắt bởi giá ngũ cốc và giá đường.

Xuất khẩu cà phê và gạo giảm mạnh đầu năm

6-2-2017

Tháng 1 năm 2017, xuất khẩu gạo và cà phê đều giảm mạnh cả về giá trị và khối lượng so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2017 có thể giảm

4-2-2017

Xuất khẩu gạo Thái Lan được dự báo giảm 3,8% về lượng trong năm 2017, với giá xuất khẩu có thể duy trì ở mức tương đối thấp do nguồn cung gạo toàn cầu tăng và cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cho biết lượng xuất khẩu gạo có thể đạt 9,5 triệu tấn trong năm 2017, mang về 4,3 tỷ USD.

Trung Quốc tăng cường bảo vệ đất nông nghiệp do sản lượng ngũ cốc giảm

3-2-2017

Trung Quốc đã cam kết tăng cường bảo vệ đất nông nghiệp trước tình hình sản lượng ngũ cốc giảm lần đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ, do đô thị hóa nhanh đang nuốt dần các nguồn lực sản xuất nông nghiệp.

Thái Lan khuyến khích nông dân trồng lúa vụ hai đa dạng hóa cây trồng

21-1-2017

Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu giảm sản lượng lúa xuống 27,2 triệu tấn, từ mức trung bình 33 triệu tấn hàng năm hiện nay, giảm diện tích trồng lúa từ 10,88 triệu ha xuống 9,7 triệu ha trong kế hoạch cải cách nông nghiệp.

Chuỗi bán lẻ Mexico mua lượng gạo lớn từ Thái Lan

21-1-2017

Chuỗi bán lẻ Costco Mexico vừa nhập khẩu 112 tấn gạo Thái Lan để phân phối cho 32 chi nhánh tại 18 bang của Mexico.