Cập nhật ngày:
20 | 02 | 2017
Năm 2016 vừa qua, giá cà phê trong nước biến động tăng mạnh đặc biệt trong tháng 12 theo xu hướng tăng giá của thị trường cà phê thế giới, theo đó việc trồng cà phê vối cũng tăng theo phương pháp tái canh.
Việc trồng tái canh cà phê theo phương pháp ghép được viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên tổ chức hội thảo vào ngày 15/11 nhằm đánh giá kết quả thử nghiệm tái canh giống cà phê vối tại tỉnh Gia Lai.
Theo đó cách đây 3 năm, viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã triển khai mô hình trồng cà phê tái canh bằng giống cà phê vối ghép tại các huyện la Grai, Chư Păh, Chư Sê, và thành phố Plieku tỉnh Gia Lai, với tổng diện tích lên tới 20ha, giống cà phê này có nhiều đặc tính ưu việt hơn giống cà phê vối thực sinh.
Quá trình triển khai cho thấy chỉ sau khoảng thời gian 1,5 năm tái canh trên vùng đất đỏ bazan, cà phê vối ghép đã cho thu bói. Đến nay, toàn bộ diện tích trồng thử nghiệm đã cho thu hoạch, năng suất trung bình lên tới 9tấn tươi/ ha. Với việc tăng giá mạnh như năm nay thì việc trồng tái canh này đã có hiệu quả cao.
Anh Nguyễn Thế Tý người đã thực hiện trồng tái canh cà phê vối ghép tại nông trường cà phê la Sao huyện la Grai cho biết so với giống thực sinh thì loại vối ghép này có tán rộng, thân và cành khỏe nên ít mắc bệnh vàng lá, rỉ sắt, rệp vảy xanh, vảy nâu hay rụng trái khi còn năng làm năng suất vượt trội.
Ban đầu họ nhận đợc giống cà vàng, cây vàng, lá vàng, nhưng năm nay là năm trồng cây cà phê vối năm thứ 3 thấy vườn cà cũng đạt như ý muốn, giờ tính bình quân 1ha được tới -7 tấn với giá cà như hiện nay thì bà con cũng có lợi nhuận đáng kể sau khi trừ chi phí. Cà ghép này, chúng tôi cảm thấy giống chịu được hạn, được sâu bệnh. Mùa đầu tiên này thì bà con chúng tôi cảm thấy phấn khởi.
Việc trồng tái canh cần theo kế hoạch bà con không nên thấy giá tăng cao mà ồ ạt trồng cây cà phê khi giá xuống thấp lại ồ ạt phá, việc này gây hại tới kinh tế của bà con.