CÀ PHÊ

Hồ cạn nước, vườn cà phê cũng héo rũ

Cập nhật ngày: 01 | 04 | 2024

27 công trình thủy lợi tại Đắk Nông đã hết nước hoặc sắp cạn kiệt nguồn nước khiến cho hơn 8.000ha cây trồng đứng trước nguy cơ chết khô.

Theo nongnghiep.vn

Cây trồng khát nước

Những ngày này, Đắk Nông bước vào cao điểm nắng nóng khiến hàng chục hồ nước tại địa phương trơ đáy hoặc không còn khả năng tưới. Nhiều diện tích cà phê của người dân mới tưới được 2 - 3 đợt bắt đầu héo úa, xơ xác.

Công trình thủy lợi Nông trường Thuận An (thôn Thuận Bắc, xã Thuận An, huyện Đắk Mil) mới tu sửa, nâng cấp, có lượng chứa nước lớn. Tuy nhiên, hàng chục hộ dân chưa kịp tưới xong đợt 2 cho cà phê thì hồ đã cạn trơ đáy.

Ông Đặng Ngọc Luân (ngụ thôn Thuận Sơn, xã Thuận An) cho biết, gia đình có 1,7ha cà phê. Năm nay a mưa kết thúc sớm, nên mới vào đầu tháng 3, mực nước hồ đã cạn kiệt.

Vườn cà phê của bà Hứa Thị Hồng (ngụ thôn Tây Sơn, xã Long Sơn) đã bị héo lá, khô cành do thiếu nước. Ảnh: Quang Yên.

Vườn cà phê của bà Hứa Thị Hồng (ngụ thôn Tây Sơn, xã Long Sơn) đã bị héo lá, khô cành do thiếu nước. Ảnh: Quang Yên.

Theo ông Luân, gia đình chưa kịp tưới xong đợt 2 cho cà phê thì đã xảy ra thiếu nước. Hiện nay hồ trơ đáy, gia đình cố gắng kéo ống đi xa nhiều km để bơm nước về nhưng cũng không đủ. “Tôi chỉ biết trông vào trời mưa để hy vọng cứu vãn diện tích cà phê đang khô héo", ông Luân than vãn.

Còn tại xã Long Sơn, nơi có thời tiết khắc nhiệt nhất của huyện Đắk Mil, nhiều diện tích cà phê cũng đang nằm trong tình trạng thiếu nước tưới trầm trọng.

Do thiếu nước, diện tích hơn 1ha cà phê của gia đình bà Hứa Thị Hồng (ngụ thôn Tây Sơn, xã Long Sơn) đã bị héo lá, khô cành. Đứng nhìn vườn cà phê đang thiếu nước, bà Hồng không khỏi xót xa, lo lắng. Theo bà Hồng, vườn cà phê là tất cả gia tài, đây là nguồn thu chính.

“Gia đình không có điều kiện kéo nước từ nơi khác về để tưới cho rẫy. Bây giờ chỉ còn trông chờ vào trời mưa, nếu tiếp tục nắng` nóng kéo dài thì coi như vụ cà phê năm nay bỏ. Không khéo vườn cà phê cũng chết khô theo”, bà Hồng xót xa.

Những ngày qua, hồ chứa nước 40, xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil mỗi ngày có khoảng 20 máy bơm của bà con hoạt động hết công suất để lấy nước tưới cho cà phê.

Hồ thuỷ lợi này cung cấp nước tưới cho hơn 150ha cây trồng. Tuy nhiên, nắng nóng kéo dài những tháng qua, đồng thời nhiều hộ dân bơm tưới đồng loạt, nên hồ đã cạn kiệt nước. Nhiều chủ vườn đành chấp nhận hút nước bùn để cứu diện tích cà phê.

Theo các hộ dân có rẫy tại khu vực hồ chứa nước 40, nhiều diện tích cà phê đã vàng lá, khô cành. Họ chỉ biết trông chờ ngành chức năng, địa phương hỗ trợ bơm nước trung chuyển từ hồ Tây, thị trấn Đắk Mil sang để có thêm nguồn nước phục vụ sản xuất.

Thiếu nước tưới khiến cho hơn 8.000 ha cây trồng tại Đắk Nông bị ảnh hưởng. Ảnh: Quang Yên.

Thiếu nước tưới khiến cho hơn 8.000 ha cây trồng tại Đắk Nông bị ảnh hưởng. Ảnh: Quang Yên.

 

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Đắk Mil cho biết, một số xã của huyện có mưa. Tuy nhiên, những địa phương đang hạn hán như Đắk Lao, Thuận An… không có mưa, tiếp tục nắng nóng.

“Cơn mưa chiều ngày 28/3 giúp cho người dân những khu vực trên đỡ một đợt tưới. Tuy nhiên trong thời gian tới nếu trời không có mưa thì hơn 1.600 ha cây trồng của người dân sẽ chịu thiệt hại. Hiện nay nhiều diện tích cà phê đã bắt đầu vàng lá”, ông Tuấn nói.

Hồ đập trơ đáy

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Đắk Nông, hiện trên địa bàn tỉnh có 307 công trình thủy lợi. Tổng dung tích thiết kế cho 255 công trình hồ chứa khoảng 172 triệu m3 nước. Đến nay, tổng dung tích nước tại các hồ, đập còn 80,67 triệu/m3, ước đạt khoảng 50,96% dung tích thiết kế. Đến thời điểm hiện tại, có 27 công trình thủy lợi đã hết nước hoặc sắp cạn kiệt nguồn nước.

Trong đó, huyện Đắk Mil có 12 công trình; huyện Krông Nô 4 công trình; huyện Đắk Song 2 công trình; huyện Đắk R’lấp 3 công trình và huyện Tuy Đức 5 công trình.

Người dân tại Đắk Mil tranh thủ hút những vũng nước cuối cùng để tưới cho cây trồng. Ảnh: Quang Yên.

Người dân tại Đắk Mil tranh thủ hút những vũng nước cuối cùng để tưới cho cây trồng. Ảnh: Quang Yên.

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đắk Nông, từ nay đến nửa đầu tháng 5/2024, mực nước trên các sông, suối tại địa phương này tiếp tục dao động theo xu thế giảm; tình trạng cạn kiệt, thiếu hụt nguồn nước cục bộ trên một số sông, suối nhỏ tiếp tục diễn ra.

Trong thời gian tới nếu thời tiết không thuận lợi, tiếp tục nắng nóng kéo dài, không xuất hiện mưa nhiều, Đắk Nông sẽ xảy ra hạn hán, thiếu nước cục bộ tại một số khu vực, đặc biệt tại khu vực phía Bắc (các huyện Đắk Mil, Cư Jút và Krông Nô).

Theo đó, huyện Đắk Mil có khoảng 1.670ha cây trồng các loại có khả năng thiếu nước; huyện Krông Nô có khoảng 4.510ha diện tích cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, tiêu và cây ăn quả có nguy cơ thiếu nguồn nước tưới và huyện Cư Jút có khoảng 2.000 ha cây trồng có nguy cơ thiếu nguồn nước tưới.

Để ứng phó với hạn hán, Sở NN-PTNT đề nghị các địa phương tuyên truyền đến người dân về tình hình, diễn biến thời tiết, có nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất, chủ động cùng thực hiện các biện pháp tiết kiệm nước; đồng thời hướng dẫn nhân dân sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt và sản xuất, nâng cao nhận thức và thực hiện nghiêm túc phương án chống hạn.

Các hồ tại Đắk Nông trơ đấy. Ảnh: Quang Yên.

Các hồ tại Đắk Nông trơ đấy. Ảnh: Quang Yên.

Tổ chức kiểm tra hiện trạng các công trình thuỷ lợi, triển khai sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế máy móc và các thiết bị hư hỏng, nạo vét khơi thông dòng chảy kênh mương, khắc phục kịp thời các vị trí hư hỏng kênh, công trình trên kênh đảm bảo không để thất thoát, lãng phí nguồn nước.

Chủ động lắp đặt các trạm bơm dã chiến, bơm tận dụng dung tích nước chết tại các hồ chứa, tiến hành bơm truyền nước từ các hồ có dung tích lớn điều tiết nước về các hồ chứa có dung tích nhỏ không đảm bảo nguồn nước.

Minh Quý

TIN TỨC KHÁC

Khảo sát: Kinh tế càng khó khăn, người Việt càng đi cà phê nhiều hơn

28-3-2024

Đây là kết quả của khảo sảt xu hướng tiêu dùng trong ngành F&B do iPos.vn phối hợp Virac thực hiện với gần 4.000 ứng viên tại 63 tỉnh, thành phố.

Vì sao thị trường Trung Quốc bùng nổ nhu cầu tiêu thụ cà phê?

27-3-2024

Trung Quốc đang là một trong những thị trường cà phê phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới khi người tiêu dùng cà phê ở quốc gia này tiếp tục tăng.

Mừng - lo khi giá cà phê tăng nóng

25-3-2024

Giá cà phê liên tục tăng phi mã là tín hiệu tốt cho người nông dân, song doanh nghiệp xuất khẩu lại phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Xuất khẩu cà phê sang Indonesia tăng kỷ lục

22-3-2024

Xuất khẩu cà phê sang Indonesia tăng 215% về lượng và 235% về trị giá trong hai tháng đầu năm.

Giá tăng mạnh, xuất khẩu cà phê 2 tháng cán mốc 1,38 tỷ USD

19-3-2024

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 438.000 tấn, trị giá 1,38 tỷ USD, tăng 27,9% về lượng và tăng 85% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023

Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm cà phê Việt Nam tại Algeria

7-3-2024

Ngày 02/03/2024, Thương vụ và Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria đã phối hợp với Trung tâm Thương mại Bab Ezzouar tại thủ đô Algiers tổ chức sự kiện giới thiệu các sản phẩm cà phê Việt Nam. Bab Ezzouar là trung tâm thương mại lớn nhất Algeria gồm 45.000 m2 diện tích cửa hàng, 20.000 m2 văn phòng và 01 đại siêu thị 7.200m2.

Cà phê Brazil tìm đường thâm nhập thị trường Trung Quốc

5-3-2024

Trong tháng 1/2024, doanh số bán cà phê Brazil sang Trung Quốc cũng tăng vọt về khối lượng, ở mức 153,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá cà phê xuất khẩu đạt gần 3.100 USD/tấn, tăng tới 43%

29-2-2024

Lượng cà phê xuất khẩu chỉ tăng 16,7% nhưng kim ngạch tăng tới 66,8%. Theo đó, giá cà phê xuất khẩu đạt gần 3.100 USD/tấn, tăng gần 43% so với cùng kỳ.

Số liệu xuất khẩu tích cực từ Brazil tạo sức ép lên giá cà phê xuất khẩu

22-2-2024

Số liệu xuất khẩu tích cực từ Brazil - quốc gia cung ứng cà phê lớn nhất thế giới, kết hợp với sự hồi phục của dữ liệu tồn kho tạo áp lực kép lên giá cà phê.

ICO: Giá cà phê robusta tăng lên mức cao nhất 30 năm

19-2-2024

Báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy, giá cà phê robusta thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong 30 năm do lo ngại nguồn cung thắt chặt tại Việt Nam, nước xuất khẩu robusta lớn nhất thế giới. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê toàn cầu tiếp tục tăng sau khi Brazil liên tục đẩy mạnh bán ra.

Gián đoạn chuỗi cung ứng, giá xuất khẩu cà phê tiếp tục đi lên mức cao nhất

24-1-2024

Gián đoạn chuỗi cung ứng do căng thẳng ở biển Đỏ leo thang đã đẩy giá xuất khẩu cà phê Robusta tăng 2,94%, giá Arabica tăng mạnh 3,83%, lên mức cao nhất.

Giá cà phê lên cao nhất trong lịch sử

22-1-2024

Những ngày đầu tháng 1, giá cà phê nhân xô ở Tây Nguyên liên tục tăng và đang ở mức cao nhất từ trước tới nay.