RAU QUẢ

Nhật Bản tiêu hủy 2 lô sầu riêng và ớt Việt Nam

Cập nhật ngày: 04 | 12 | 2023

Nguồn: Vnexpress.net

Hai lô sầu riêng và ớt của Việt Nam qua tới Nhật bị buộc tiêu hủy trong tháng 10 do tồn dư hóa chất vượt tiêu chuẩn cho phép.

Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản cho biết mới đây, 2 lô hàng sầu riêng và ớt nhập từ Việt Nam bị cơ quan kiểm dịch Nhật lấy mẫu phân tích và phát hiện tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật.

Theo đó, lô hàng sầu riêng khoảng 1,4 tấn được nhập khẩu qua một doanh nghiệp lớn tại Việt Nam từ ngày 5/10. Khi hàng đến Nhật Bản, cơ quan kiểm dịch nước này đã lấy mẫu xét nghiệm và phát hiện tồn dư hoạt chất procymidone với hàm lượng 0,03 ppm, trong khi tiêu chuẩn cho phép của Nhật là 0,01 ppm. Đây là hoạt chất có trong thuốc trừ sâu có tác dụng diệt nấm mốc.

Còn lô hàng ớt có tổng trọng lượng hơn 4 tấn, cơ quan kiểm dịch Nhật Bản lấy mẫu xét nghiệm với 4 hoạt chất, phát hiện có 2 hoạt chất tồn dư vượt ngưỡng cho phép gồm tricyclazole 0,2 ppm và hexaconazole 0,03 ppm, trong khi tiêu chuẩn cho phép là 0,01 ppm.

Trước vi phạm trên, cả 2 lô hàng đều bị cơ quan kiểm dịch Nhật Bản yêu cầu tiêu hủy.

PGS. TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế cộng đồng, Đại học Y Dược TP HCM, cho biết các chất này mới chỉ có nghiên cứu trên động vật và mỗi loại động vật có thể có tác dụng bất lợi khác nhau. Ví dụ như chuột nhắt khi dùng liều cao lâu ngày thì gây khối u gan. Tuy nhiên, cả ba loại hóa chất này đều là hóa chất bảo vệ thực vật được cho phép sử dụng nên việc phát hiện các hóa chất này có trong sầu riêng và ớt xuất sang Nhật Bản là điều hoàn toàn bình thường. Việc dư lượng hóa chất vượt quá quy định của Nhật không có nghĩa là nó có hại cho sức khỏe người dân Việt Nam nếu ăn các thực phẩm này.

Ngoài ra theo ông Dũng, mỗi quốc gia có mức độ chặt chẽ khác nhau. Ví dụ như ở Nhật, lượng procymidon trong tỏi cho phép là 0,1 mg/kg nhưng ở Australia lên đến 5 mg/kg.

Sầu riêng được thu mua và chuẩn bị đóng kho xuất khẩu ở Cai Lậy (Tiền Giang). Ảnh: Linh Đan

Sầu riêng được thu mua và chuẩn bị đóng kho xuất khẩu ở Cai Lậy (Tiền Giang). Ảnh: Linh Đan

Nói với VnExpress, ông Tạ Đức Minh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, cho hay đã báo cáo thông tin cho các cơ quan chức năng của Việt Nam để khuyến cáo tình trạng hàng hóa vi phạm quy định tại nước nhập khẩu.

Theo ông Minh, việc vi phạm tương tự trên không chỉ Việt Nam mắc phải mà nhiều lô hàng trái cây từ các nước tiên tiến khác cũng thường xuyên vi phạm. Tuy nhiên, Nhật Bản là thị trường khó tính, muốn xuất khẩu ổn định, các doanh nghiệp phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm, giá bán và sản lượng cung ứng.

Ông khuyến cáo, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi kinh doanh với Nhật Bản cần biết và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của nước bạn để tránh bị ảnh hưởng chung đến các doanh nghiệp làm ăn uy tín và thương hiệu Việt.

Theo Tổng cục Hải quan,10 tháng vừa qua, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của nông, lâm, thủy sản Việt Nam, chiếm 7,4% tổng giá trị xuất khẩu. Trong đó, rau quả có giá trị xuất sang Nhật đạt hơn 150 triệu USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Riêng sầu riêng, 10 tháng đầu năm, Việt Nam xuất gần 1,3 triệu USD sầu riêng tươi sang Nhật, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn sầu riêng đông lạnh sang Nhật Bản đạt gần 1,2 triệu USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ 2022. Doanh nghiệp nhập khẩu sầu riêng tại Nhật đa phần là có quy mô nhỏ. Hàng được bán chủ yếu ở các siêu thị có số đông người Việt mua sắm.

Năm nay, sầu riêng là loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu cao kỷ lục, dẫn đầu trong nhóm rau quả Việt Nam và chiếm tỷ trọng 51%. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng, 94% là hàng tươi được xuất đi 8 nước trên thế giới, 6% còn lại là hàng đông lạnh và hàng sấy. Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sầu riêng Việt cao nhất với thị phần chiếm 97%, đạt gần 1,9 tỷ USD.

TIN TỨC KHÁC

Diện tích sầu riêng khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên tăng nhanh

27-11-2023

Tại khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên cây sầu riêng nhanh chóng mở rộng diện tích sau khi loại trái cây này được Trung Quốc duyệt đưa vào danh sách nhập khẩu chính ngạch.

Đến năm 2030, xuất khẩu rau sẽ vượt 1 tỷ USD

22-11-2023

Đến năm 2030, sản lượng rau cả nước đạt từ 23 - 24 triệu tấn; trong đó, sản lượng rau phục vụ chế biến khoảng 1 - 1,3 triệu tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu rau đạt khoảng 1 - 1,5 tỷ USD.

Đài Loan sẽ tăng cường kiểm tra súp lơ xanh nhập khẩu từ Việt Nam

17-11-2023

Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) mới đây có văn bản gửi các Hiệp hội/ doanh nghiệp nhập khẩu Đài Loan về việc sẽ tăng cường kiểm tra súp lơ xanh (bông cải xanh) nhập khẩu từ Việt Nam.

Xuất khẩu rau quả về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch

13-11-2023

Hết tháng 10 năm nay, xuất khẩu rau quả của nước ta đạt hơn 4,9 tỷ USD, có cơ hội về đích sớm hơn 2 năm so với mục tiêu đã đề ra.

SẦU RIÊNG LẠI LÊN CƠN SỐT GIÁ, DOANH NGHIỆP CÓ LÚC KHÔNG MUA ĐƯỢC TRÁI NÀO

6-11-2023

(NLĐO) – Cả nước chỉ còn một vài vùng trồng có sầu riêng thu hoạch, sản lượng ít nên giá tăng hàng ngày. Nhà vườn bán xô sầu riêng Ri 6 với giá lên tới 120.000 đồng/kg

Xuất khẩu rau quả sẽ lập kỷ lục mới

1-11-2023

Theo tính toán của Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) và nhiều doanh nghiệp, trong những tháng cuối năm, nếu xuất khẩu rau quả vẫn giữ ổn định, ngành hàng này sẽ lập kỷ lục mới với kim ngạch 5,7 - 5,8 tỷ USD.

'Đích gần' 1 tỷ đô sắp đưa dừa vào nhóm ngành xuất khẩu mũi nhọn

30-10-2023

Mục tiêu lớn nhất của Hiệp hội Dừa Việt Nam là đưa ngành dừa trở thành ngành sản xuất, xuất khẩu mũi nhọn; khai thác tối đa hiệu quả, nâng cao giá trị kinh tế cho các sản phẩm từ cây dừa. Kim ngạch xuất khẩu năm 2024 dự kiến sẽ cán mốc 1 tỷ USD.

Indonesia sẽ giảm 40% nhập khẩu tỏi vào năm tới

23-10-2023

Trong một nỗ lực nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước, Bộ Nông nghiệp Indonesia cho biết đang có kế hoạch giảm 40% lượng tỏi nhập khẩu vào năm tới.

LOẠI TRÁI CÂY GIÚP NGÀNH RAU QUẢ MANG VỀ 5 TỈ USD TỪ XUẤT KHẨU

23-10-2023

Sầu riêng là mặt hàng có đóng góp lớn nhất cho kỳ tích xuất khẩu ngày rau quả, với giá trị ước tính khoảng 2 tỉ USD.

Xuất khẩu rau quả phá kỷ lục lịch sử

16-10-2023

Rau quả luôn là nhóm hàng ghi nhận sự tăng trưởng xuất khẩu cao nhất của toàn ngành nông nghiệp. Giá trị xuất khẩu ngành hàng này nay đã vượt kỷ lục lịch sử kim ngạch 3,81 tỷ USD của năm 2018.

Sầu riêng loạn giá, Đắk Lắk kêu gọi cộng đồng trách nhiệm xây dựng ngành hàng

9-10-2023

Tại tỉnh Đắk Lắk, thời gian qua sầu riêng loạn giá, có lúc lên tới 90.000 đồng/kg, nay lại giảm chỉ còn một nửa, khiến nhiều thương lái bỏ cọc, bẻ cọc, nông dân xót xa vì vườn cây chín rụng. Trước tình trạng này, Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk đã có văn bản gửi các thành viên kêu gọi cộng đồng trách nhiệm xây dựng ngành hàng sầu riêng phát triển bền vững.