RAU QUẢ

Chuyên gia SPS đưa ra '3 bước lưu ý' khi xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

Cập nhật ngày: 11 | 09 | 2023

Hiện tượng tranh mua, tranh bán, loạn giá, bẻ cọc, bỏ hợp đồng, phá vỡ chuỗi liên kết… đang diễn ra tại các vùng trồng sầu riêng, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên.

Nguồn: Nongnghiep.vn

 

Sầu riêng được dự báo có thể đạt kim ngạch xuất hơn 2 tỉ USD trong năm 2023.

Sầu riêng được dự báo có thể đạt kim ngạch xuất hơn 2 tỉ USD trong năm 2023.

Ba bước lưu ý

Tổng cục Hải quan cho biết, lũy kế xuất khẩu sầu riêng 7 tháng đầu năm 2023 vượt 1 tỉ USD. Trong đó, riêng thị trường Trung Quốc đạt hơn 950 triệu USD. Dự báo, ngành hàng này có thể đạt từ 2-2,5 tỉ USD trong năm nay.

Để hoạt động xuất khẩu sầu riêng, nhất là sang thị trường Trung Quốc, được bền vững, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho rằng nhà sản xuất cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật và truy xuất nguồn gốc. Trong đó, đặc biệt lưu ý 3 giai đoạn.

Thứ nhất là khâu chăm sóc sầu riêng từ khi ra hoa đến khi thu hoạch. Đây là lúc cần tuân thủ nghiêm ngặt Nghị định thư về kiểm dịch sản phẩm trái sầu riêng tươi đã ký với Trung Quốc như yêu cầu về hồ sơ, sổ sách ghi chép, danh mục thuốc BVTV, cách kiểm soát 6 loài sinh vật gây hại.

“Nghị định thư chỉ quy định những nội dung chung, tổng quát. Ngoài ra, bà con nông dân, HTX, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và thực hiện các biện pháp vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định”, ông Nam chia sẻ.

Ngoài ra, do Trung Quốc và Việt Nam cùng là thành viên WTO, cùng tham gia Hiệp định RCEP, nên nhà sản xuất cũng cần tuân thủ những nội dung liên quan.

Giai đoạn thứ hai được ông Nam đưa ra, là từ khi thu hoạch đến lúc đưa về cơ sở đóng gói. Trong đó, lãnh đạo Văn phòng SPS Việt Nam đặc biệt chú trọng vào việc thu hoạch sầu riêng đúng độ tuổi (thường là khoảng 7,5 tuổi). “Đây là chỉ tiêu rất quan trọng đối với trái sầu riêng, bởi chỉ có như vậy nông sản này mới đảm bảo được chất lượng”, ông nhấn mạnh.

Trong bước này, cơ sở đóng gói cần kiểm soát chặt chẽ việc phân loại trái sầu riêng. Theo ông Nam, những trái sầu riêng bị sâu, hỏng, phần cơm không đạt chất lượng, số hộc quá ít… thì cần loại bỏ. Từ đó, phân loại sầu riêng theo đúng yêu cầu của đối tác.

Khi xịt nước, làm sạch bề mặt trái sầu riêng, cơ sở đóng gói cần đảm bảo nguồn nước vệ sinh, không bị lẫn đất, vỏ cây hay các tác nhân khác. Đặc biệt, tránh tác động vật lý vào phần vỏ và gai sầu riêng.

“Chúng ta phải kiểm soát đảm bảo 100% trái sầu riêng khi được đưa vào dán tem, đóng thùng thì không tồn tại bất cứ sinh vật gây hại nào. Trong công đoạn này, doanh nghiệp cần tuân thủ chặt chẽ việc ghi chép hồ sơ, sổ sách, đảm bảo vệ sinh cho người lao động bởi liên quan đến vấn đề truy xuất nguồn gốc sau này”, ông Nam khuyến cáo.

Giai đoạn cuối cùng là từ cơ sở đóng gói lên đến cửa khẩu. Do các vùng trồng sầu riêng chính của Việt Nam nằm tại Tây Nguyên và miền Tây Nam bộ, cách Trung Quốc khoảng nửa tuần vận chuyển, nên việc bảo quản sầu riêng sau sơ chế ở nhiệt độ như thế nào sẽ quyết định tới độ tươi, ngon khi sang đến nước bạn. Theo các chuyên gia, sầu riêng cần được giữ lạnh ở nhiệt độ từ 12-15 độ C, trước khi vận chuyển.

“Chúng ta phải lựa chọn những xe container đảm bảo được vệ sinh, khử khuẩn trước khi xếp hàng lên xe, đồng thời lắp đặt các hệ thống điều hòa nhiệt độ, máy lạnh để sầu riêng không bị thối, hư hỏng”, Phó Giám đốc Ngô Xuân Nam bày tỏ.

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa chỉ đạo UBND cấp huyện tuyên truyền để mọi người dân và tổ chức, cá nhân có hoạt động mua bán sầu riêng trên địa bàn biết về các quy định của pháp luật thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh sầu riêng, từ đó chấp hành nghiêm túc việc kê khai, nộp thuế theo quy định. Đồng thời, yêu cầu ngành thuế xử lý nghiêm những trường hợp cố tình lập bảng kê mua trực tiếp của người nông dân để hợp thức hóa sầu riêng mua của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh khác, gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

 

Sầu riêng đang vào mùa thu hoạch tại khu vực Tây Nguyên.

Sầu riêng đang vào mùa thu hoạch tại khu vực Tây Nguyên.

Tính toán kỹ lưỡng thời điểm thu hoạch

Đây là năm thứ hai, sầu riêng Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Từ đầu năm, thị trường tỉ dân liên tục tăng cường nhập khẩu nên cơn sốt về loại quả này ngày càng tăng, nhất là khi vụ thu hoạch chính tại Tây Nguyên đến gần vào tháng 9 này.

Nhu cầu tăng cao kéo theo giá sầu riêng tăng phi mã. Trước vụ thu hoạch cả tháng đã có thương lái đến xin chốt giá, cọc tiền. Một số nơi, còn xuất hiện cả “cò sầu riêng”, với phương thức hoạt động gần như các “cò đất”, “cò bất động sản”. Họ sẵn sàng trả giá cao, lên tới sát 100.000 đồng/kg.

Tâm lý chung của chủ vườn là ưu tiên bán non bởi cái lợi là cầm được tiền cọc nên yên tâm. Hệ quả, sau khi thương lái chốt cọc xong, chủ vườn sẽ tăng cường phân, thuốc để sầu riêng đạt năng suất cao. Điều này có thể dẫn đến việc giảm chất lượng sầu riêng thành phẩm và tuổi thọ cây.

Một yếu tố nữa không thể không kể đến, đó là câu chuyện thời vụ. Chẳng hạn, khi có đơn hàng lớn, các thương lái và cò sầu riêng sẽ tiến hành đi thu gom, với ưu tiên số một là làm sao cho đủ số lượng. Vô hình trung, hoạt động ấy sẽ tác động đến tác động đến thời điểm thu hoạch.

Thu hoạch sầu riêng vào lúc nào là một nghệ thuật. Tại các thủ phủ sầu riêng như Tiền Giang, Đắk Lắk, Lâm Đồng, có một nghề là đi “gõ sầu riêng”. Người thợ sẽ dùng tay gõ vào vỏ ngoài, để xác định độ chín. Cộng thêm thời gian vận chuyển, họ sẽ tính toán để khi đến tay người tiêu dùng, nông sản này sẽ đạt chất lượng tốt nhất.

Là loại quả nhạy cảm với thời tiết, sầu riêng còn có thể bị “sượng cơm” nếu gặp mưa. Đây là hiện tượng rối loạn sinh lý làm cho phần cơm bị cứng, có màu nâu, không có màu vàng tươi hoặc màu sắc không đồng đều. Nếu gặp vấn đề này, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam khuyến cáo người dân cần để thời gian thu hoạch chậm lại vài ngày để quả sinh trưởng trở lại bình thường.

“Sầu riêng sát đến ngày thu hoạch, có thể nói là người dân phải túc trực liên tục ngoài vườn. Họ phải khống chế và giám sát chặt chẽ thời gian của các công đoạn như thu hoạch, vận chuyển về cơ sở đóng gói, sơ chế, đóng gói và giao hàng lên cửa khẩu. Chỉ một mắt xích bị yếu, cả chuỗi sẽ bị ảnh hưởng”, ông Nam phân tích.

Sầu riêng cho giá trị kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi sự đầu tư tương xứng. Theo tính toán sơ bộ, mỗi hecta sầu riêng trồng thuần được khoảng 200 cây. Trong chu kỳ 5 năm, người nông dân phải đầu tư từ 300 - 600 triệu đồng cho cây giống, công chăm sóc, phân bón, nước tưới, các loại thuốc phòng chống bệnh, kích thích sinh trưởng… Hiện một số nơi, người dân chọn cách trồng ghép sầu riêng để cho thu hoạch sớm hơn từ 2-3 năm so với gieo bằng hạt nhưng vẫn giữ được những ưu điểm về giống.

Lượng sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc mới chiếm khoảng 20% tổng sản lượng của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tượng tăng trưởng nóng sầu riêng vẫn diễn ra ở nhiều nơi.

Một số tỉnh, như Phú Yên, đang nghiên cứu, thử nghiệm sầu riêng nghịch vụ. Tại huyện miền núi Sông Hinh, địa phương đã trồng 400ha để cho thu hoạch vào tháng 10, sau thời điểm chín của sầu riêng tại Nam bộ và Tây Nguyên. Giá sầu riêng nghịch vụ được dự báo là cao hơn so với chính vụ, đồng thời mở ra một phân khúc mới cho ngành hàng.

Trong các chỉ đạo gần đây, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã nhiều lần phát đi thông điệp, kêu gọi bà con nông dân xuất theo tín hiệu thị trường. Với một ngành cho giá trị cao như sầu riêng, điều này càng trở nên cấp thiết.

“Cái chúng ta tạo ra là sản phẩm, cái đến được thị trường là thương phẩm. Muốn được thương phẩm thì phải đạt được những yêu cầu về thị trường. SPS chính là cửa ngõ, thông qua đó để doanh nghiệp, bà con nông dân biết được thương phẩm muốn đến được với châu Âu, Hoa Kỳ, hay Trung Quốc… thì đạt được những chỉ tiêu nào. Đó cũng là cách để tập cho chúng ta quen với thị trường", Bộ trưởng chia sẻ.

TIN TỨC KHÁC

TRUNG QUỐC ĐẨY MẠNH NHẬP TRÁI CÂY TỪ ASEAN QUA TỈNH QUẢNG TÂY

30-8-2023

Trung Quốc xây dựng trung tâm thương mại trái cây từ ASEAN ở 3 thành phố lớn của tỉnh Quảng Tây, gồm Sùng Tả, Nam Ninh và Khâm Châu.

Xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc tăng kỷ lục

28-8-2023

Sầu riêng là mặt hàng có đóng góp mạnh nhất trong kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam 8 tháng qua.

Giá thanh long chính vụ cao gần gấp đôi năm ngoái

22-8-2023

Giá thanh long ruột đỏ được thương lái mua tại vựa với giá từ 6.000-11.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng có giá từ 10.000-12.000 đồng/kg.

Lần đầu tiên Việt Nam có hệ thống truy xuất “dấu chân” trái thanh long

18-8-2023

Từ nay trở đi, người dân ở châu Âu ăn một quả thanh long hay con tôm từ Việt Nam xuất khẩu đến, sẽ biết quá trình sản xuất và vận chuyển sản phẩm đó đã thải ra môi trường lượng khí carbon bao nhiêu và ở những công đoạn nào…

‘MỎ VÀNG’ MỚI NỔI TẠI ĐÔNG NAM Á: LÀ MẶT HÀNG VIỆT NAM XUẤT KHẨU TĂNG 18 LẦN, TRUNG QUỐC CỰC 'NGHIỆN' KHIẾN NHIỀU QUỐC GIA MỜI GỌI ĐẦU TƯ

14-8-2023

Trung Quốc cũng đang ôm mộng nội địa hóa mặt hàng trên nhưng với kết quả ban đầu đầy thất vọng, Malaysia, Thái Lan hay Việt Nam có lẽ không cần quá lo lắng trước đối thủ này.

Doanh nghiệp Việt Nam có thể bắt đầu xuất khẩu dừa sang Mỹ 'ngay lập tức'

10-8-2023

Cục Kiểm dịch động thực vật (APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ thông tin tới Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) về việc cho phép Việt Nam xuất khẩu dừa sang thị trường này.

Giá sầu riêng đầu vụ tăng cao, nhộn nhịp "cọc, chốt"

7-8-2023

Nông dân tỉnh Đắk Lắk đang vào vụ thu hoạch sầu riêng năm 2023, kéo dài từ cuối tháng 7 đến tháng 10. Năm nay, giá sầu riêng đầu vụ tăng cao, năng suất dự đoán tăng, nông dân Đắk Lắk phấn khởi.

XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG LẬP KỶ LỤC, TIẾN SÁT MỤC TIÊU 1 TỶ USD CHỈ SAU 6 THÁNG

28-7-2023

6 tháng đầu năm, xuất khẩu quả sầu riêng đạt 876 triệu USD, gấp 20 lần cùng kỳ năm trước, hoàn thành 88% mục tiêu 1 tỷ USD trong năm 2023 mà Hiệp hội Rau quả Việt Nam đặt ra ở vào đầu năm.

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ SẢN PHẨM TỎI ĐEN THEO CÔNG NGHỆ NHẬT BẢN

25-7-2023

Tỏi tía huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La là một trong những loại nông sản có giá trị kinh tế, được nhiều du khách biết đến. Bởi, tỏi có mùi thơm, cay, nhiều tinh dầu và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

KHÁNH THÀNH NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẦU RIÊNG CÔNG SUẤT 40 NGHÌN TẤN/NĂM

20-7-2023

Nhà máy được đầu tư hơn 100 tỷ đồng, chuyên chế biến trái sầu riêng tươi và bóc múi với dây chuyền hiện đại nhất Việt Nam hiện nay để xuất khẩu.

RAU QUẢ CHƯA THOÁT CẢNH ĐƯỢC MÙA RỚT GIÁ

19-7-2023

Tình trạng rộ mùa rớt giá vẫn tiếp diễn dù ngành rau quả liên tục lập kỷ lục về xuất khẩu.

Vải thiều Việt 'hút' khách hàng Thái Lan, bán với giá 173.000 đồng/kg

17-7-2023

Theo Tổng giám đốc Central Retail Việt Nam, vải thiều Việt Nam được đánh giá là loại vải ngon nhất trên thị trường Thái Lan, được bán với giá 259 Bath/hộp, tương đương 173.000 đồng/kg.