RAU QUẢ

Chiếm 30% thị phần tại Trung Quốc, sầu riêng hướng đến kim ngạch xuất khẩu tỷ đô

Cập nhật ngày: 10 | 05 | 2023

Mặc dù mới được cấp phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc từ tháng 9 năm ngoái nhưng đến nay sầu riêng Việt Nam đã nắm giữ 30% thị phần tại thị trường này. Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định nhu cầu từ thị trường Trung Quốc có thể giúp sầu riêng mang về 1 tỷ USD trong năm nay

Nguồn: Vietnambiz.vn

Sầu riêng Việt Nam chiếm 30% thị phần tại Trung Quốc

Nhu cầu tiêu thụ sầu riêng của Trung Quốc đang cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ trong những tháng đầu năm nay kể từ khi nước này mở cửa trở lại sau gần 3 năm đóng cửa chống dịch COVID-19.

Số liệu của Hải quan Trung Quốc cho thấy, nước này đã nhập khẩu 91.360 tấn sầu riêng trong quý I với kim ngạch lên đến 506,8 triệu USD, tăng 2,5 lần về lượng và 2,2 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ số liệu từ Hải quan Trung Quốc   

Mặc dù chỉ mới được cấp phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc trong thời gian gần đây nhưng đến nay sầu riêng của Việt Nam hiện đang chiếm thị phần không hề nhỏ tại thị trường 1,4 tỷ dân này.

Cụ thể, trong quý I năm nay Trung Quốc đã nhập khẩu 27.374 tấn sầu riêng từ Việt Nam với kim ngạch 133,4 triệu USD, chiếm 30% về lượng và 26,3% về kim ngạch trong tổng nhập khẩu sầu riêng của nước này.

Trong khi đó, Thái Lan vẫn là nguồn cung sầu riêng lớn nhất cho Trung Quốc trong quý đầu năm nay với khối lượng đạt 63.987 tấn, kim ngạch 373,3 triệu USD, tăng 78% về lượng và tăng 65,51% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ số liệu từ Hải quan Trung Quốc 

Về giá xuất khẩu, hiện giá xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng khoảng 10% so với thời điểm mới được cấp phép vào thị trường này.

Tuy nhiên, giá sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc vẫn đang khá cạnh tranh với bình quân 4.849 USD/tấn trong quý I so với 5.555 USD/tấn của Thái Lan.  

  Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ số liệu từ Hải quan Trung Quốc   

Những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ sầu riêng của Trung Quốc là rất lớn, năm 2022 mặc dù bị ảnh hưởng bởi chính sách “Zero COVID” nhưng Trung Quốc vẫn nhập khẩu 824.888 tấn sầu riêng với trị giá lên đến hơn 4 tỷ USD, tăng 0,4% về lượng nhưng giảm 4,1% về trị giá so với năm 2021.

Trước đây, Thái Lan là nguồn cung sầu riêng duy nhất cho thị trường Trung Quốc. Nhưng kể từ tháng 9/2022, Việt Nam là nước thứ hai được cấp phép xuất khẩu sầu riêng chính ngạch vào thị trường này.

Ngoài Thái Lan và Việt Nam, một số thủ phủ sầu riêng khác như Malaysia, Philippines, Campuchia,… đang đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu vào Trung Quốc.

Hướng đến kim ngạch xuất khẩu tỷ đô

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) cho biết với sự lên ngôi của trái sầu riêng, 2023 được dự báo là năm lạc quan với xuất khẩu ngành hàng rau quả của Việt Nam.

"Nếu năm nay, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đạt 1 tỷ USD thì chắc chắn góp phần mang lại tổng kim ngạch xuất khẩu cho ngành hàng rau quả Việt Nam vào khoảng 4 tỷ USD. Đây là những dự đoán tương đối có khả năng chúng ta sẽ đạt được", ông Nguyên nhận định.

Phân tích về nhận định này, đại diện Vinafruit cho biết sầu riêng Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh khi vào thị trường Trung Quốc.

Thứ nhất là khoảng cách vận chuyển gần. Tại Việt Nam, sau khi thu hái, sầu riêng được vận chuyển lên cửa khẩu phía bắc và ra đến chợ Trung Quốc chỉ mất 1 ngày rưỡi (sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại hoàn toàn, gỡ bỏ chính sách Zero Covid). Trong khi đó, sầu riêng từ Thái Lan phải mất ít nhất phải 7 - 10 ngày.  

Thứ hai, về khẩu vị, người tiêu dùng Trung Quốc thích ăn trái sầu riêng chín mềm. Đây lại là thế mạnh với trái sầu riêng ở Việt Nam bởi từ lúc ra bông cho đến trái chín là 120 ngày và để xuất khẩu sang Trung Quốc thì chỉ cần đến ngày thứ 110 là nông dân có thể thu hái, vận chuyển nhanh đến tay người mua khi trái vừa chín tới.

Còn với sầu riêng Thái Lan, nếu thu hoạch thời điểm này cộng thêm thời gian vận chuyển đường bộ 7 - 10 ngày, khi đến được Trung Quốc thì sầu riêng đã quá ngày, dễ hư hỏng, không còn đảm bảo chất lượng.

Do đó, người trồng sầu riêng ở Thái Lan phải thu hoạch sớm hơn Việt Nam từ 10 - 15 ngày, tức khoảng ngày thứ 90 - 95 là đã cắt trái. Điều này khiến sầu riêng Thái Lan khi đến Trung Quốc vẫn còn cứng sượng, trong khi sầu riêng của Việt Nam có độ chín vừa hơn. 

Cũng theo ông Nguyên, việc quãng đường xa hơn so với Việt Nam đã khiến chi phí vận chuyển, logistics của sầu riêng Thái Lan cao hơn, kéo giá thành mặt hàng này cũng cao hơn. Do đó, có thể thấy các lợi thế này giúp giá bán sầu riêng của Việt Nam tốt hơn so với hàng Thái Lan.  

Trước những lý do này, tổng thư ký hiêp hội rau quả Việt Nam cho rằng nếu so sánh về mặt logistics, xuất khẩu sầu riêng Việt Nam sang Trung Quốc đang có nhiều lợi thế hơn. Vì vậy, Thái Lan đã xem sầu riêng Việt Nam là đối thủ nặng ký nhất tại thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất trên toàn cầu là Trung Quốc.

Trong khi đó, theo số liệu từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (VITIC), kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta trong quý I năm nay đã tăng tới hơn 8,3 lần (733,2%) so với cùng kỳ năm ngoái lên 153,5 triệu USD. Trong đó, Trung Quốc chiếm đến 87% thị phần với 133,6 triệu USD.

Với kết quả này, sầu riêng hiện đã vươn lên vị trí thứ hai trong danh sách các loại trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chỉ sau Thanh Long (163,3 triệu USD). Tỷ trọng của sầu riêng trong tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam theo đó đã tăng lên mức 23,1% so với chỉ 3,1% của cùng kỳ.  

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay cùng với sự sụt giảm của trái thanh long, sầu riêng được cho là có thể sẽ sớm vượt qua thanh long để trở thành trái cây xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong thời gian tới.

 Hoàng Hiệp tổng hợp số liệu từ VITIC

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có hơn 100.000 ha sầu riêng, cho sản lượng hơn 1,3 triệu tấn/năm. Trong tổng diện tích này, hai địa phương có diện tích đạt tiêu chuẩn xuất khẩu lớn nhất cả nước là Tiền Giang và Đắk Lắk.

Đồng thời, Việt Nam hiện có 246 mã số vùng trồng và 97 mã số cơ sở đóng gói đáp ứng đầy đủ yêu cầu của phía Trung Quốc.

TIN TỨC KHÁC

SẦU RIÊNG RI6 ĐÃ CÓ MẶT TẠI THỊ TRƯỜNG ANH

8-5-2023

Thương vụ Việt Nam tại Anh cho biết, trái sầu riêng Ri6 - đặc sản của Việt Nam lần đầu tiên đã có mặt tại thị trường Anh.

TRUNG QUỐC Ồ ẠT THU MUA RAU QUẢ, NHIỀU MẶT HÀNG CÓ CƠ HỘI ĐẠT TỶ USD

24-4-2023

Trong khi hầu hết mặt hàng chủ lực của Việt Nam đều có dấu hiệu suy giảm mạnh, xuất khẩu rau quả đang có sự đảo chiều ngoạn mục. Các doanh nghiệp đầy ắp đơn hàng phải tăng ca, làm không hết việc. Còn các cửa khẩu phải tăng thời gian hoạt động đến 22 giờ mỗi ngày để tiếp nhận các xe hàng xuất khẩu sang Trung Quốc.

SẦU RIÊNG SANG NHẬT HƠN 400.000 ĐỒNG/KG VẪN BÁN RẤT CHẠY

17-4-2023

Giá sầu riêng tươi từ Việt Nam sang Nhật hiện đã tăng gần gấp 2 lần so với cùng kì năm ngoái.

XUẤT KHẨU "TRÁI CÂY VUA" SANG TRUNG QUỐC TĂNG NÓNG GẦN 300% CHỈ TRONG 2 THÁNG ĐẦU NĂM, NGƯỜI THÁI LO SỢ MẤT NGÔI "QUÁN QUÂN" VÀO TAY VIỆT NAM

13-4-2023

Theo đánh giá, sầu riêng Việt Nam có nhiều lợi thế hơn hẳn các nước láng giềng khác trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan hay Malaysia.

THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CHIẾM HƠN 80% GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG

10-4-2023

Thống kê cho thấy, sầu riêng đang là loại trái cây có giá trị xuất khẩu tăng mạnh nhất, tuy vậy chủ yếu được xuất sang thị trường Trung Quốc, chiếm 83% tổng giá trị xuất khẩu của loại trái cây này.

MẢNG MÀU SÁNG VỀ XUẤT KHẨU RAU QUẢ

10-4-2023

Dù hoạt động xuất nhập khẩu chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc trong 2 tháng đầu năm ở hầu hết các ngành hàng, nhưng trong tổng thế ấy, ngành hàng rau quả lại nổi lên với kết quả tăng trưởng mạnh tháng 2/2023 đạt khoảng 324 triệu USD, tăng 53,1% so với tháng 2/2022, 2 tháng đầu năm 2023, trị giá xuất khẩu hàng rau quả đạt khoảng 565 triệu USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2022. Phóng viên Tạp chí Hải quan đã phỏng vấn ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam về dư địa của ngành hàng này năm 2023.

10.000 TẤN KHOAI LANG VĨNH LONG ĐỦ TIÊU CHUẨN XUẤT CHÍNH NGẠCH

7-4-2023

Nông dân và các doanh nghiệp ở vựa khoai lang tỉnh Vĩnh Long đang khấp khởi chờ những lô khoai lang đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

XUẤT KHẨU RAU QUẢ 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 TĂNG TRƯỞNG TỐT

3-4-2023

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hàng rau quả đạt 564,95 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2022.

TRUNG QUỐC CẢNH CÁO 5 DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NƯỚC ÉP TRÁI CÂY VIỆT NAM VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

28-3-2023

Tổng cục Hải quan Trung Quốc yêu cầu Bộ NN&PTNT kiểm tra theo hình thức trực tuyến 5 doanh nghiệp chế biến nước ép trái cây đông lạnh của Việt Nam có lô hàng vi phạm quy định an toàn thực phẩm.

Xuất khẩu rau quả: Tiềm năng từ thị trường tỷ dân

20-3-2023

Kể từ khi mở cửa từ đầu năm nay, Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường tỷ dân đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam.

TIẾN TỚI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG

13-3-2023

Ngày 10/3, Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2023-2028.

Đắk Lắk sắp có nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu công suất 70.000 tấn/năm

13-3-2023

Nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk có công suất 70.000 tấn nguyên liệu/năm với tổng số vốn đầu tư hơn 476 tỷ đồng vừa được khởi công xây dựng